4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Thúc đẩy quá trình phân cấp quản lý trong công tác lập quy
hoạch và quản lý dự án đầu tư
- Đối với công tác lập quy hoạch: Phân định rõ nhiệm vụ lập quy hoạch: Bộ giao thông vận tải chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải toàn quốc và vùng, các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm lập quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chuyên ngành phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, các địa phương lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải địa
phương, quy hoạch này phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên ngành. Bộ giao thông vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, ra soát quy hoạch của các chuyên ngành và địa phương để đảm bảo quy hoạch
đạt chất lượng và đảm bảo tính thống nhất giữa các quy hoạch.
- Đối với công tác quản lý:
Phân cấp các trách nhiệm và quyền lực quản lý nhà nước cho các cục chuyên ngành thuộc bộ. Xóa bỏ hoặc thu hẹp tối đa mô hình các Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ giao thông vận tải như hiện tại, chuyển trách nhiệm quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải cho các cục chuyên ngành.
Xác định rõ lại việc phân cấp quản lý cho các tỉnh huyện: Các tỉnh huyện sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các quy hoạch giao thông vận tải địa phương dựa trên những đường lối chỉđạo của Quốc gia và đệ trình các quy hoạch này lên Bộ. Quản lý trực tiếp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở địa phương bao gồm cả việc bảo trì cơ sở hạ tầng và quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng ở địa phương, quản lý vốn cho cơ sở hạ tầng theo các tiêu chuẩn rõ ràng, cần tăng cường vai trò kiểm tra của Bộ giao thông vận tải đối với các sở
giao thông vận tải đểđảm bảo tính thống nhất của các quy hoạch và đảm bảo các tiêu chuẩn của quy hoạch, chất lượng quy hoạch.
3.2.2.2. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam.