4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở Việt Nam.
Để nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở Việt Nam, trước tiên, cần đảm bảo Quy hoạch đầu tư. Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư... đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư
và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Quy hoạch cũng cần xác định rõ kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn Nhà nước (trong
đó có vốn ngân sách và các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hưởng các nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khuông khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tư.
Ngoài ra cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư
như sau:
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn
đầu tư cả trong và ngoài ngân sách nhà nước, thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ thuật và quy trình quản lý vốn, quản lý dự án, quản lý ngân sách.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư phát triển công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Xây dựng tiêu chí phân bổ
vốn đầu tư xây dựng cơ bản; phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tư phù hợp; thực hiện tốt công tác đánh giá đâu tư (Đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động).
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình; xây dựng điều chỉnh, bổ sung đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về đầu tư từ ngân sách nhà nước. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư
nhưng chưa được bố trí vốn. Đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án như: Chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy
động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn. thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang...
- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.
Sau đây tôi sẽ trình bày các giải pháp một cách chi tiết, cụ thể hơn như sau: