Tồn tại trong việc xác định chủ trương đầu tư :

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở việt nam (Trang 47 - 48)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.2.1.2. Tồn tại trong việc xác định chủ trương đầu tư :

- Định hướng đầu tư, xác định khả năng hiệu quả đầu tư, tính khả thi của dự án xây dựng. Đây là công đoạn ảnh hưởng lớn nhất. Chủ trương đầu tư sai chiếm tới 60-70% số thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có thể mất trắng toàn bộ vốn và gây hậu quả lâu dài cho khu vực và xã hội có thể

lớn hơn rất nhiều lần so với vốn trực tiếp đầu tư cho công trình ban đầu. Riêng phần này báo chí trước đây hầu nh− không đề cập tới, thời gian gần

đây mới có nói đến nhưng không nhiều và không đi vào gốc rễ vấn đề. Nếu tổng kết thì con số rất lớn. Là một nước không lớn nhưng đã có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố (một số cảng biển chỉ cách nhau 130 km); 80 cảng hàng không và sân bay chuyên dùng, chi phí đầu tư cho một sân bay lên đến hàng tỷ đô la Mỹ. Ví dụ: chi phí ước tính cho sân bay Long Thành (Đồng Nai) là 8 tỷ USD.

- Thất thoát và lãng phí trong khâu quyết định đầu tư thường bắt nguồn từ

việc xác định mục tiêu đầu tư dự án do không được chủđầu tư cân nhắc, tính toán trước khi xây dựng nên khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới nhận thấy công trình phát huy không hiệu quả. Cụ thể như sau:

+ Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào các công trình thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư của nghành), chủ yếu là các công trình thuỷ lợi phục vụ

cây lúa, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho các loại cây công nghiệp còn it, còn coi nhẹ đầu tư thuỷ lợi cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thuỷ sản. Vốn cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thời gian đầu chưa được quan tâm thoả đáng (những năm gần đây đã được điều chỉnh).

+ Do khả năng ngân sách còn hạn chế, nên bố trí đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chỉ đáp ứng được khoảng 55 - 60% yêu cầu phát triển của nghành, chưa tương xứng với vai trò và vị trí của khu vực nông nghiệp và nông thôn.

+ Trong công nghiệp và các nghành kinh tế, hầu hết các công trình đầu tư đã quá chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất mà chưa chú ý

đúng mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm được thị

trường chấp nhận đến mức nào; tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túng trong việc tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường, nên đã dẫn tới việc đầu tư quá mức trong một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu; chưa tập trung đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nên chất luợng sản phẩm chưa cao, giá thành chưa hạ; chưa đầu tư đúng mức cho công nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao để tăng cường khả năng chủđộng của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu. Một số dự án, chương trình đầu tư phát triển công nghiệp đã đề ra trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm chưa được triển khai hoặc triển khai chậm do chưa tính hết các yếu tố khách quan từ phía đối tác và cả yếu tố chủ quan, trong đó có yếu tố thiếu nguồn vốn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở việt nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)