4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.2.2.2. Nguyên nhân về trình độ quản lý
- Năng lực của các tổ chức, các cán bộ lập quy hoạch, quản lý quy hoạch còn yếu nhất là ở các Cục chuyên ngành và các địa phương.
- Năng lực tư vấn còn yếu nhất là khả năng phân tích thị trường (dự báo nhu cầu vận tải, phân tích tài chính, kinh tế của dự án, phân tích tác động môi trường...) Năng lực của tư vấn giám sát rất yếu, chưa có tổ chức tư vấn giám sát riêng.
- Năng lực của các Cục quản lý chuyên ngành về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải rất yếu kém vì vậy gặp khó khăn khi đứng ra chịu trách nhiệm quản lý các dự án lớn của ngành mình.
- Năng lực của một số ban điều hành dự án trong việc quản lý mặt phân giới giữa các tổ chức tham gia dự án còn hạn chế. Một Ban quản lý đồng thời nhiều dự án thậm chí một đơn vị của ban quản lý dự án phải quan lý nhiều gói thàu của các dự án khác nhau, chưa thể hiện được vai trò điều hành dự án là quản lý, điều phối các bộ phận khác nhau của dự án để đảm bảo dự án đạt các mục tiêu và thỏa mãn các giới hạn về thời gian, chi phí; trực tiếp kiểm tra, kiếm soát việc thực hiện dự án về tiến độ, thời gian, chất lượng… mà chỉ như
một cơ quản kiểm tra giám sát các nhà thầu.
- Năng lực của nhà thầu yếu về tài chính, thiết bị, phòng thí nghiệm hiện trường. Tình trạng thi công các công trình ngoài ngành không có kế hoạch vốn, đặc biệt là những công trình do địa phương làm chủ đầu tư dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài, doanh nghiệp bi thua lỗ và trong nhiều trường hợp là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đển tiến độ, chất lượng thi công.