Tồn tại trong khâu qui hoạch, khảo sát thiết kế, lập dự án khả

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở việt nam (Trang 45 - 47)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.2.1.1. Tồn tại trong khâu qui hoạch, khảo sát thiết kế, lập dự án khả

thi thp:

- Một số dự án không có qui hoạch hoặc qui hoạch chất lượng thấp, khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình lớn, trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Ở đây còn chưa nói đến việc quy hoạch vĩ mô chậm trễ hơn so với

đà phát triển của cả nước hoặc quy hoạch vĩ mô bị sai hướng không phù hợp hoặc thay đổi liên tục.

- Những sai sót này trong qui hoạch là do không có một cơ quan nào, kể

cả Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) không đưa ra một kế hoạch tổng thể, đa ngành. Bộ Công nghiệp không có tiếng nói lớn đối với quy hoạch các khu công nghiệp địa phương vì nó lại thuộc Bộ KHĐT. Sự không thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương trong qui hoạch và lập kế hoạch cơ bản là do có một vòng khép kín bao quanh. Những dự án hạn chế hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát từ khâu qui hoạch đến khâu kế thừa bố trí thuộc một Bộ, ngành đến khi có dự án và phân cấp theo chính phủ thì Bộ trưởng được quyền quyết định những dự án kể cả nhóm A, nhóm B, nhóm C từ lập dự án đến thẩm định dự án, tư vấn thiết kế kỹ thuật, tổng mức đầu tư dự án, tư vấn giám sát công trình đều ở Bộđó.

- Khâu thiết kế hiện nay có điểm yếu là tính chuyên nghiệp không cao, trình độ nhân viên thấp từ đó dẫn đến các giải pháp kỹ thuật thiết kế không

đúng, không hợp lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình, những giải pháp cho tổng công trình thiếu cụ thể, thiết kế sơ sài, không sát với thực tế nên giá thành công trình nhiều khi không kiểm soát được và rất cao. Đây là tiền đề cho đơn vị thi công ăn vào khối lượng, chất lượng công trình sau này dẫn tới thất thoát không kiểm soát được. Nhiều cơ quan tư vấn

thiết kế không có nhân lực chuyên môn, chuyên ngành chưa nói đến các chuyên gia có kiến thức và trình độ cao nhưng vẫn được nhận và thực hiện thiết kế các công trình, lĩnh vực đó. Một vài công trình không đạt chất lượng và hư hỏng ngay sau khi thi công xong, thậm chí chưa kịp đưa vào sử dụng như cầu Văn Thánh(TPHCM) sụt lún. Thực tế nếu rà soát kỹ thì rất nhiều công trình như vậy nhưng trách nhiệm của thiết kế không nói đến mà chỉ đổ

lỗi cho thi công. Nên nhớ giải pháp thiết kế sai thì thi công thực hiện đúng sơ đồ thiết kế, không còn bớt xén vật tư thì công trình vẫn bị hư hại như thường, trách nhiệm của thiết kế hầu như được xem rất nhẹ hoặc không có. Có dự án lập thiết kế kỹ thuật và thi công công trình trên đất đã được qui hoạch, bố trí dự án khác. Ví dụ như dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 51 (đoạn km 0 - km 5) và đoạn km 5 - km 73 + 600 trong quá trình thi công phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần các hạng mục công trình do không tính toán, đánh giá đầy đủ

yêu cầu, khả năng phát triển của khu vực, tăng chi phí 41,7 tỷ đồng. Những công trình nút giao thông Tây Phú Lương, cầu Thanh Trì do phạm lỗi ở khâu tư vấn thiết kế nên khi thi công phát sinh khối lượng rất lớn, chất lượng không

đảm bảo.

- Đáng lẽ dự án khả thi phải được xem xét với nhiều phương án khác nhau, phân tích kỹ lưỡng cái lợi cái hại và tìm ra phương án tối ưu có hiệu quả kinh tế cao về tổng thể, nhưng thực tế, nhiều dự án khả thi được lập lên cho gọi là có và đầy đủ thủ tục, mặt khác dự án khả thi chỉ được lập lên hợp thức hoá ý đồ của chủ đầu tư. Do đó, ý nghĩa của dự án khả thi thực tế khôn còn cho nên nhiều dự án khả thi chỉ nêu lên 1 phương án cho gọi là có và hết sức sơ sài không có phân tích so sánh gì.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở việt nam (Trang 45 - 47)