C. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay DN
3.3.2.2. Nguyên nhân:
Từ phía ngân hàng:
Quy trình tín dụng đang từng bước hoàn thiện nên còn một số hạn chế ảnh hưởng đến việc tiếp cận của KHDN. Thời gian từ khi tiếp nhận hồ sơ vay đến khi giải ngân còn dài từ 10 -15 ngày đối với khoản cho vay trung và dài hạn, các thủ tục vay vốn nhiều làm doanh nghiệp lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, thời gian tiến hành dự án. Quy trình cho vay của NH tuân thủ đầy đủ các quy định cho vay của NHNN. Tuy nhiên, KH lại mong muốn được vay vốn nhanh chóng với thủ tục đơn giản nhất, thủ tục càng nhiều càng gây tâm lý ái ngại.
CBTD chưa chủ động cùng DN xây dựng phương án kinh doanh khả thi, có hiệu quả, sự tham gia của ngân hàng trong vai trò tư vấn chưa được coi trọng. Viêc lập phương án kinh doanh nặng tính điều kiện hợp lý hóa trong hồ sơ xin vay.
Điều kiện vay vốn của ngân hàng quá chặt chẽ, phương thức cho vay còn hạn chế chủ yếu là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức. Ngân hàng đưa ra nhiều thủ tục về tài sản đảm bảo , mỗi lần vay khách hàng còn làm nhiều thủ tục, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp, cầm cố nên không thể tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng.
Tiếp xúc khách hàng đến khâu giải ngân trải qua nhiều thủ tục, điều kiện, giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian có thể làm bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, kế hoạch thực thi dự án của doanh nghiệp, việc thông báo ra quyết định cho vay hay không cũng nên giải quyết và trả lời thẳng thắn và nhanh chóng để doanh nghiệp còn có thể chủ động tìm nguồn khách cho kịp thời vụ cũng như tiến độ thực hiện phương án.
Hệ thống thông tin về khách hàng còn hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ, đôi khi ngân hàng còn chưa chủ động tìm kiếm thu thập thông tin về khách hàng, các thông tin mà khách hàng có được chỉ mang tính chất một chiều, chủ yếu do khách hàng cung cấp: BCTC, phương án SXKD,....
Mặc khác, thông tin trao đổi 2 chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng còn hạn chế. Do số lượng các doanh nghiệp mở tài khoản của Ngân hàng và vay vốn tại Ngân hàng nhiều mà doanh nghiệp lại có địa điểm ở cách xa ngân hàng hoặc các doanh nghiệp có nhiều cơ sở hoạt động sản xuất nên gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác thu thập và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp về việc sử dụng món vay đúng mục đích.
• Từ phía doanh nghiệp:
Năng lực tài chính một số doanh nghiệp thường thấp, khả năng quản trị vốn vay chưa hiệu quả, kĩ năng lập dự án và trình bày phương án kinh doanh chưa khả thi nên ngân hàng thường ít cho vay với số lượng lớn vì không đảm bảo khả năng trả nợ.
Việc cung cấp thông tin cho ngân hàng từ báo cáo tài chính còn thiếu minh bạch, chính xác. Để có được số vốn vay từ ngân hàng, doanh nghiệp thường ghi tăng, hiệu quả hóa các số liệu dẫn đến mắc sai lầm trong công tác thẩm định, hệ thống sổ sách, báo cáo ghi chép thiếu nên dẫn đến việc thu thập tổng hợp thông tin cho ngân hàng quyết định cho vay còn gặp nhiều khó khăn.
Các dự án kinh doanh không khả thi: DN không có đủ vốn tự có để tham gia thực hiện dự án theo quy định, đặc biệt với những dự án đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Nhiều DN lại phục thuộc quá nhiều vào vốn vay của ngân hàng, chưa thật sự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn tự có như cổ phần hóa, liên doanh liên kết,....
• Nguyên nhân khác:
Năm 2010, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, kinh doanh ngân hàng gặp không ít khó khăn do biến động tỷ giá, lãi suất, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, sự khó lường của giá vàng và áp lực tăng vốn. Nền kinh tế trên đà hồi phục dần với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước, đã kích thích tín dụng tăng mạnh vào quý IV/2010, cùng lúc đó lạm phát có dấu hiệu tăng, do đó Chính phủ đã can thiệp vào chính sách tiền tệ, thắt chặt cung tiền và tín dụng để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế, đã tiếp tục đẩy các DN lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
Bước sang năm 2011, khi mà nội lực nền kinh tế vẫn còn thấp, những yếu kém tích tụ từ nhiều năm chưa khắc phục thì bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục xu hướng tăng cao cùng với việc điều chỉnh tỷ giá tăng và điều chỉnh một số mặt hàng thiết yếu theo lộ trình giá thị trường xăng, dầu, điện đã đẩy lạm phát tăng vọt lên mức cao (18,13%), nhập siêu và lãi suất tăng vẫn ở mức cao ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh trong nước, nợ xấu được công bố với con số lớn, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, bất động sản đóng băng và có nguy cơ sụp đổ. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài giảm. Cho đến khi Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP thì lạm phát mới giảm. Cùng lúc đó NHNN ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN về việc hạn chế mức tiền gửi tối đa ở mức 14%. Thật sự việc áp dụng trần lãi suất trong điều kiện lạm phát kỳ vọng trong thời gian tới vẫn cao (khoảng 15% trở lên) như thế mức trần lãi suất 14% không tạo động lực gửi tiền vì khách hàng mong muốn lãi suất tiền gửi lớn hơn lạm phát kỳ vọng. Điều này dẫn đến ngân hàng thiếu vốn và lãi suất cho vay lại tăng, kết quả là DN cũng không dễ dàng tiếp cận được vốn.
Các quy định tiến bộ về giao dịch bảo đảm, Bộ Luật Dân Sự 2005 và nghị định 163/2006/NĐ- CP đã phần nào đáp ứng nguyện vọng của các TCTD. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về văn bản trong quá trình đảm bảo tiền vay như công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo, xử lý tài sản xoay quanh việc chưa có văn bản thay thế cũng như tình hình hiệu lực cũng như tính rõ ràng, đầy đủ để triển khai, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả trong mô hình kinh doanh tín dụng.
Về căn cứ giao dịch bảo đảm: mỗi tài sản bảo đảm thì thủ tục đăng kí khác nhau ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh, khiến cho nhiều doanh nghiệp và ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khác nhau. Đi liền với sự phục hồi và tăng trưởng của phía ngân hàng đó là sự chưa ổn định đối với các doanh nghiệp nằm trong hoạt động của Ngân hàng.
Từ sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đã thực sự trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới nổi lên hai vấn đề đó là sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ công Châu Âu không chỉ tác động tiêu cực và lan cả sang các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, tình hình kinh tế VN chịu nhiều biến động: lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, cùng với sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối và lãi suất trên thị trường tiền gửi.
Sự cạnh tranh về thị phần cho vay khách hàng DN diễn ra rất gay gắt giữa các NHTM trong những năm gần đây. Ngân hàng thường phải chủ động tiếp cận nhu cầu của khách hàng thay vì khách hàng tự tìm đến ngân hàng để xin vay. Vì số lượng các NHTM hiện nay là khá nhiều nên sự lựa chọn một ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng. Khách hàng sẽ cân nhắc để chọn một ngân hàng mà thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình.