Phân tích hoạt động cho vay đối với các DN tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 1 Quy trình nghiệp vụ cho vay các doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP TẠI NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (Trang 34 - 43)

- Lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh

3.3. Phân tích hoạt động cho vay đối với các DN tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 1 Quy trình nghiệp vụ cho vay các doanh nghiệp:

3.3.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay các doanh nghiệp:

Đối với quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Oceanbank sẽ được quan sát tổng quan hơn thông qua việc tóm lược trong 8 bước:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu KH và kiểm tra hồ sơ KH Giai đoạn 1: Lập kế hoạch và tiếp thị Khách hàng

Phòng Kinh doanh lập kế hoạch phát triển Khách hàng mục tiêu, xác định phương pháp tiếp cận Khách hàng và phân chia chỉ tiêu phát triển kinh doanh cho mỗi CBKD.

- Định hướng Khách hàng

mục tiêu.

- Tìm hiểu thông tin về nhóm

Khách hàng.

- Xác định phương pháp tiếp

cận Khách hàng, phân công người phụ trách.

- Lập báo cáo tổng hợp về các

cuộc gặp đã thực hiện.

Giai đoạn 2: Tiếp nhận nhu cầu của Khách hàng, hướng dẫn Khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.

 Khi Khách hàng có nhu cầu về tín dụng, CBKD chịu trách nhiệm hướng dẫn Khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn;

 Chi tiết các tài liệu, văn bản về hồ sơ thực hiện theo mẫu biểu tín dụng và phụ lục hướng dẫn kèm theo quy trình này;

- Kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ:

 CBKD Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn;  Báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo;

 CBKD phải lập danh mục hồ sơ và ký nhận, bàn giao hồ sơ của Khách hàng.  Bước 2: Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay vốn của khách hàng, định giá tài sản

đảm bảo, khảo sát nội dung thẩm định tại ĐVCTD:

Thời gian dự kiến thẩm định cho vay: trình cho lãnh đạo xét duyệt trong vòng 3 ngày (cho vay ngắn hạn) và dưới 15 ngày (cho vay trung và dài hạn). Với các cấp thẩm quyền xác nhận trong vòng 2 ngày (cho vay ngắn hạn) và 5 ngày (cho vay trung và dài hạn)

Giai đoạn 3: Thẩm định hồ sơ và các thông tin vay vốn

- Nội dung thẩm định (CBKD chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định những nội dung sau):  Thẩm định về năng lực pháp lý của Khách hàng;

 Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực hoạt động và uy tín của Khách hàng;

 Thẩm định năng lực tài chính của Khách hàng;  Thẩm định về phương án vay vốn;

 Thẩm định dự án đầu tư;

 Thẩm định nhu cầu vay ngoại tệ;

 cThẩm định về tài sản đảm bảo và các biện pháp đảm bảo tiền vay. - Trách nhiệm chính trong quá trình thẩm định:

Trách nhiệm của CBKD:

 CBKD chịu trách nhiệm thẩm định Khách hàng và lập tờ trình thẩm định. Tờ trình phải nêu và đánh giá được các nội dung thẩm định;

 CBKD phải nêu rõ ý kiến của mình có đồng ý cho vay hay không đồng ý cho vay, lý do và chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của mình;

 Sau khi lập xong tờ trình, CBKD tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng.  Trách nhiệm của Trưởng Phòng kinh doanh:

 Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung CBKD đã nêu trong tờ trình;

 Bổ sung thêm những thông tin về Khách hàng và dự án (nếu có), có ý kiến độc lập đề xuất cho vay, không cho vay....;

 Ý kiến của Trưởng Phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và phải chịu trách nhiệm về những thông tin, ý kiến đánh giá và đề xuất.

- Tờ trình thẩm định hợp lệ phải có đủ ít nhất 2 chữ ký của CBKD và Trưởng/phó Phòng kinh doanh.

- Chuyển hồ sơ và tờ trình thẩm định đến phòng thẩm định.

- Sau khi có ý kiến của Trưởng Phòng, CBKD có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, bàn giao hồ sơ và tờ trình lên Phòng thẩm định (có biên bản bàn giao).

Bước 3: Tái thẩm định tín dụng và thẩm định độc lập:

Giai đoạn 4: Tái thẩm định tờ trình thẩm định của Phòng kinh doanh và Khách hàng (nếu thấy cần thiết).

- CBTĐ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tờ trình thẩm định của Phòng kinh doanh (có biên bản giao nhận hồ sơ).

- CBTĐ chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, logic của các thông tin tại tờ trình thẩm định của Phòng kinh doanh, yêu cầu Phòng kinh doanh làm rõ các thông tin liên quan.

Các nội dung tái thẩm định: CBTĐ có trách nhiệm tái thẩm định toàn diện tất cả các nội dung của Hồ sơ, Khách hàng.

Giai đoạn 5: Thẩm định tính hiệu quả của phương án, dự án vay vốn & khả năng trả nợ.

- CBTĐ độc lập tính toán hiệu quả của phương án vay vốn, lập bảng dòng tiền. - CBTĐ độc lập đánh giá khả năng trả nợ của Khách hàng.

Dựa theo thông báo về việc triển khai chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ 941/2010 / TB – TGĐ ngày 7/6/2010 và chỉ thị 933/2011/ CT-TGĐ 18/04/2011

Bảng 3: Xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Oceanbank

Điểm Kí hiệu

Từ 91 đến 100 điểm AAA Đủ tiêu chuẩn Từ 81 đến 91 điểm AA Đủ tiêu chuẩn

Từ 75 đến 81 điểm A Đủ tiêu chuẩn

Từ 70 đến 75 điểm BBB Cần chú ý

Từ 60 đến 70 điểm BB Cần chú ý

Từ 56 đến 60 điểm B Dưới tiêu chuẩn

Từ 53 đến 56 điểm CCC Dưới tiêu chuẩn

Từ 45 đến 53 điểm CC Nghi ngờ

Từ 20 đến 45 điểm C Có khả năng mất vốn  Đối với doanh nghiệp xếp loại dựa vào định tính và định lượng:

Các tỷ số tài chính:  Chỉ tiêu thanh toán  Chỉ tiêu hoạt động  Chỉ tiêu cân nợ  Chỉ tiêu thu nhập

Các tỷ số phi tài chính:  Quan hệ với các TCTD

 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN  Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành

 Trình độ quản lý và môi trường nội bộ  Khả năng trả nợ của DN

Đánh giá tổng quan sơ bộ đối với những thành phần doanh nghiệp trong nền kinh tế, ngân hàng phải dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu rủi ro và tình hình kinh doanh để kiểm tra như sau:

- Đối với doanh nghiệp mới thành lập: lý lịch tư pháp của lãnh đạo, các sự kiện bất thường: thiên tai, dịch bệnh,...và nhóm các chỉ tiêu tình hình kinh doanh khởi điểm, cách thức thâm nhập thị trường và phân biệt các cơ cấu hoạt động.

- Đối với doanh nghiệp mới giai đoạn đầu đầu tư dự án: Tính pháp lý của dự án đầu tư và dự án hoặc phương án kinh doanh

Giai đoạn 6: Định giá tài sản bảo đảm tiền vay

- CBTĐ có trách nhiệm độc

lập thẩm định tính pháp lý của TSBĐTV, xác định giá trị TSĐBTV làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa.

- Tính toán khả năng thanh lý

tài sản trong tương lai (nếu không may xảy ra rủi ro).

- Lập báo cáo thẩm định

Trách nhiệm của CBTĐ:

 Sau khi tiến hành thẩm định CBTĐ chịu trách nhiệm lập báo cáo thẩm định. Trong đó, phải nêu rõ ý kiến của mình đối với các nội dung thẩm định của Phòng kinh doanh và những nội dung thẩm định độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng về quyết định của mình;  CBTĐ tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng Phòng thẩm định.

Trách nhiệm của Trưởng Phòng thẩm định:

 Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ vay vốn, những nội dung CBTĐ đã nêu trong báo cáo thẩm định;

 Bổ sung thêm những thông tin về Khách hàng và dự án (nếu có), có ý kiến độc lập đề xuất cho vay, không cho vay... ;

 Ý kiến của Trưởng phòng phải ghi trực tiếp vào tờ trình và phải chịu trách nhiệm về những thông tin, ý kiến đánh giá và đề xuất;

 Phòng thẩm định có trách nhiệm trình lãnh đạo hồ sơ, tờ trình thẩm định của Phòng kinh doanh và Báo cáo thẩm định của Phòng mình lên lãnh đạo cấp trên để xét duyệt.

Một Báo cáo thẩm định hợp lệ phải có ít nhất 2 chữ ký: Chữ ký của CBTD và Trưởng/phó Phòng thẩm định.

 Thẩm định độc lập:

Bước 4: Phê duyệt tín dụng, xét duyệt cho vay Giai đoạn 7: Xét duyệt cho vay:

- Lãnh đạo căn cứ vào Báo

cáo của Phòng thẩm định để xem xét, quyết định:  Phê duyệt hoặc Không phê duyệt;

Trình Hội đồng tín dụng (nếu vượt mức phán quyết).

- Quyết định của Lãnh đạo

phải thể hiện rõ các ý kiến sau:

Chấp thuận cho vay hoặc không chấp thuận, các điều kiện đề nghị Khách hàng phải thực hiện trước khi ký hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân (nếu có);

Hoặc đề nghị phòng thẩm định, Phòng kinh doanh giải trình thêm các vướng mắc;

Từ chối, không chấp thuận cấp tín dụng: phải đưa ra lý do từ chối.

- Nếu khoản vay thuộc thẩm

quyền của Hội đồng tín dụng, Lãnh đạo phải có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý đồng thời chịu trách nhiệm về các ý kiến của mình và trình Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng quyết định khoản vay theo quy chế tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị quy định.

Bước 5: Ký Hợp đồng tín dụng và hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay Giai đoạn 8: Ký hợp đồng tín dụng

(Sau khi có ý kiến của lãnh đạo, nếu được phê duyệt)

- CBTĐ kiểm tra lại toàn bộ

hồ sơ.

- CBTĐ tiến hành soạn thảo

hợp đồng tín dụng theo Mẫu hợp đồng tín dụng, và các nội dung áp dụng đối với hợp đồng cụ thể đó.

- Trưởng Phòng thẩm định

kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng theo đúng các nội dung đã được duyệt:  Nếu chưa phù hợp, chỉnh sửa lại;

Nếu đúng, ký nháy trình Lãnh đạo.

- Lãnh đạo cùng Khách hàng

ký hợp đồng tín dụng

- Hợp đồng tín dụng được lập

thành 03 bản chính:

Khách hàng vay vốn giữ 01 bản;

Ngân hàng giữ 02 bản và được giữ ở bộ phận kế toán, Phòng quản lý tín dụng để giải ngân và thu nợ.

Giai đoạn 9: Ký hợp đồng đảm bảo tiền vay

- CBTĐ kiểm tra hồ sơ về tài

sản đảm bảo tiền vay và kết quả định giá TSĐBTV đã được thẩm định theo quy định.

- Soạn thảo hợp đồng bảo

- Trình toàn bộ hồ sơ, hợp đồng đảm bảo tiền vay lên Trưởng phòng thẩm định (Trưởng phòng thẩm định có trách

nhiệm):

 Kiểm tra, chỉnh sửa hợp đồng đảm bảo tiền vay; + Nếu đúng: ký nháy trình Lãnh đạo; + Nếu chưa phù hợp, chỉnh sửa lại,

 Ký hợp đồng bảo đảm tiền vay: Lãnh đạo cùng Khách hàngtiến hành ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay;

Hợp đồng đảm bảo tiền vay được lập thành 05 bản: + Khách hàng vay vốn giữ 01 bản;

+ Công chứng giữ 01 bản;

+ Đăng ký giao dịch đảm bảo giữ 01 bản;

+ Ngân hàng giữ 02 bản (01 bản Phòng kế toán, 01 bản Phòng quản lý tín dụng).

Giai đoạn 10:Thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo

- CBPLCT tiếp nhận hồ sơ của TSĐB và thực hiện việc đăng ký giao địch đảm bảo.

- Việc đăng ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, thực hiện theo thoả thuận giữa Ngân hàng và Khách hàng; trường hợp pháp luật quy định phải có đăng ký, chứng nhận hoặc chứng thực thì phải thực hiện theo quy định đó.

Giai đoạn 11:Bảo quản, lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay của KH:

- CBPLCT cùng KHvà bộ

phận kho quỹ tiến hành giao nhận tài sản, giấy tờ gốc về quyền sở hữu, sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay để bảo quản theo quy định.

- Việc bàn giao hồ sơ tài sản

bảo đảm tiền vay cho Phòng Kho quỹ lưu giữ, bảo quản phải lập thành biên bản và phải được gửi tới:

 Khách hàng vay vốn;

 Phòng Kế toán kho quỹ;

 Phòng Thẩm định;

 Phòng Quản lý Khách hàng.

- Thực hiện các hình thức bảo

đảm tiền vay khác:

Bước 6: Thực hiện cấp Tín dụng – giải ngân: Giai đoạn 12:Kiểm tra và trình duyệt giải ngân:

- CBKD chịu trách nhiệm tiếp

nhận các chứng từ giải ngân của Khách hàng, kiểm tra các căn cứ phát tiền vay;

- Lấy ý kiến của Phòng Thanh

Toán quốc tế, Trung Tâm kinh doanh Nguồn vốn, Kinh doanh tiền tệ (trường hợp có liên quan);

- CBKD tổng hợp hồ sơ giải

ngân chuyển Phòng Thẩm định;

- CBTĐ tiếp nhận hồ sơ và

thẩm định hồ sơ giải ngân của Phòng Kinh doanh trình TPTĐ kiểm soát, nếu chấp thuận giải ngân thì ghi rõ ý kiến, chuyển Phòng Quản lý tín dụng kiểm soát đầu mục hồ sơ trước khi ký duyệt giải ngân.

Giai đoạn 13:Phê duyệt giải ngân

- Trên cơ sở hồ sơ và đề nghị

 Đồng ý: Lãnh đạo ký duyệt giải ngân;  Chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại;  Không đồng ý: ghi rõ lý do.

- Sau khi có phê duyệt của

Lãnh đạo:

 Trường hợp không đồng ý phát tiền vay chuyển CBKD thông báo lại cho Khách hàng;

 Nếu đồng ý giải ngân, CBPLCT chuyển hồ sơ giải ngân đã được Lãnh đạo duyệt cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho Khách hàng. Đồng thời bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Phòng Quản lý tín dụng.

- Hình thức giải ngân vốn vay theo HD 1932/2012/HD – TGĐ ngày 1/6/2012 phải căn cứ vào số tiền vay và mục đích sử dụng tiền vay đã được xác định trong HĐTD

- Các trường hợp ĐVCTD xem xét, quyết định sử dụng hình thức giải ngân:  Thanh toán cho bên thụ hư ởng số tiền dưới 100.000.000 VNĐ/lần giải ngân

 Thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền dưới 100.000.000 VNĐ/lần giải ngân

 Thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

 Để bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư, phương án kinh doanh

 Để khách hàng trả lương cho người lao động

 Chuyển tiền vay vào tài khoản thanh toán của Khách hàng để khách hàng thanh toán cho các mục đích mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tiền gửi thanh toán của Khách hàng

Bước 7: Kiểm tra, giám sát và xử lí các phát sinh sau cấp Tín dụng. Theo dõi các hoạt

động của KHDN

Giai đoạn 14: Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của Khách hàng.

- Phòng Kinh doanh có trách

nhiệm tiếp nhận các Báo cáo định kỳ của Khách hàng và chuyển Phòng Quản lý tín dụng.

- Phòng Quản lý tín dụng có

trách nhiệm tiếp nhận các báo cáo định kỳ về quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của Khách hàng từ Phòng Kinh doanh. Hoặc độc lập kiểm tra khi nghi ngờ các khoản vay có vấn đề.

- Phòng Quản lý tín dụng chịu

trách nhiệm định kỳ kiểm tra việc sử dụng số vốn đã giải ngân, đối chiếu tài sản vay với tài sản được đầu tư; kiểm tra khối lượng thực hiện, tài sản đã mua sắm, đối chiếu với mục đích đầu tư theo dự án, dự toán được duyệt và hợp đồng tín dụng đã ký kết. Lập biên bản, báo cáo kiểm tra và có đề xuất Lãnh đạo (nếu cần thiết) để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

- Phòng Quản lý tín dụng xem

xét từng trường hợp cụ thể để đề xuất các biện pháp xử lý: ngừng cho vay, thu nợ trước hạn, phát mại tài sản thế chấp để thu nợ, yêu cầu đơn vị bảo lãnh (nếu có) trả nợ thay hoặc khởi kiện trước pháp luật.

Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay: CBQLTD theo dõi và đôn đốc Khách hàng tiến hành lập Phụ lục hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay theo tiến độ hình thành tài sản các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP TẠI NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w