Phân tích dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP TẠI NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

3.3. Phân tích hoạt động cho vay đối với các DN tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 1. Quy trình nghiệp vụ cho vay các doanh nghiệp

3.3.2. Thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng Oceanbank

3.3.2.1 Phân tích dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay phân theo kì hạn:

Bảng 3.5 : Dư nợ cho vay phân theo kì hạn Đơn vị: ( tỷ đồng)

Dư nợ cho vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngắn hạn 9.717 8.283 12.086

Trung, dài hạn 7.914 10.905 14.154

Tổng dư nợ cho vay 17.631 19.187 26.240

Nguồn: Bảng báo cáo thường niên ngân hàng Oceanbank 2010, 2011, 2012

Biểu đồ 3.5: Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn

Xét về tỷ trọng trong tổng dư nợ KHDN, có sự chuyển biến đáng kể giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ cho vay trung, dài hạn. Các khoản vay ngắn hạn có kì hạn ban đầu dưới 1 năm, các khoản vay trung hạn có kì hạn ban đầu từ 1-5 năm, và dài hạn có kì hạn ban đầu lớn hơn 5 năm. Ngân hàng chú trọng đến cho vay trung, dài hạn đối với các DN cho thấy ngân hàng sẽ lựa chọn những dự án, phương án kinh doanh khả thi, có đủ khả năng về tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có đủ vốn để mua sắm, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế, phù hợp với giai đoạn các doanh nghiệp phát triển nhanh, hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả, quy mô ngày càng mở rộng.

Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng OceanBank đạt 17.631 tỷ đồng đạt 118% kế hoạch năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 9.717 tỷ đồng chiếm 55% tổng dư nợ và dư nợ trung,

dài hạn đạt 7.914 tỷ đồng, chiếm 45% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng tại ngân hàng tiếp tục tăng, dư nợ tăng tuyệt đối là 2.631 tỷ đồng.

Năm 2011, dư nợ ngắn hạn giảm nhẹ xuống còn 8.283 thấp hơn so với năm 2010, nguyên nhân là do ảnh hưởng của lạm phát, nhập siêu ở mức cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Hoạt động huy động vốn ngân hàng trở nên khó khăn vào thời điểm kinh tế khủng hoảng này

Năm 2012, Oceanbank duy trì chiến lược tập trung, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ vốn cho khách hàng truyền thống, khách hàng vay vốn để sản xuất, lưu thông hàng hóa, kinh doanh và ngoại trừ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản là các lĩnh vực nhạy cảm của thị trường (trong đó dư nợ ngắn hạn:12.086 tỷ đồng đạt 97% kế hoạch, tăng 3.804 tỷ đồng so với năm 2011; dư nợ trung và dài hạn chiếm 14.154 tỷ đồng đạt 141% kế hoạch, tăng 3.249 tỷ đồng so với năm 2011 - trích từ Báo cáo thường niên năm 2012 của OceanBank)

Phải nhìn nhận một điều rằng, để có thể giữ vững dư nợ ngân hàng đạt mức cao và tăng trưởng nhanh như vậy, Oceanbank cũng đã chủ trương đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với huy động vốn như tăng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn qua từng năm nhằm đảm bảo an toàn hoàn vốn tín dụng và tính thanh khoản cao cho toàn hệ thống.

Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng:

Bảng 3.6: Số liệu dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Đại Dương năm 2010 - 2012

Biểu đồ 3.6.1: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng

Khách hàng là doanh nghiệp luôn là khách hàng chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay đối với KHDN luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng qua từng năm từ 2010 – 2012. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm và thị phần hoạt động của ngân hàng.

Qua cả năm 2010 – 2012, hầu như không có xê dịch giữa tỷ trọng trong tín dụng của KHCN và KHDN. Tỷ trọng cho vay của KHDN luôn dao động trong khoảng cao từ 87,3 -90,4%. Mặc dù dư nợ KHDN cao và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng không thể không kể đến mức độ rủi ro tập trung khi cho vay DN cao hơn rất nhiều so với cho vay KHCN khi tình trạng các doanh nghiệp hiện nay đang nổi cộm vấn đề “trung thực và hợp lý” của các báo cáo tài chính DN. Tuy nhiên trên thực tế trước đây tín dụng DN với các hợp đồng cho vay SXKD luôn là ưu tiên của ngân hàng vì số lượng DN tư nhân ngày càng tăng, nhu cầu vay và mức vay cũng cao hơn so với KHCN. Thế nhưng, với thực trạng hiện nay thì nguyên lý đó hoàn toàn thay đổi, khi Oceanbank ngày càng đẩy mạnh thị trường bán lẻ, cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro trên một đối tượng khách hàng cá nhân đa

Đối tượng khách hàng 2010 2011 2012 Cho vay tổ chức kinh tế 15.391 17.155 23.758

- DNNN 36,9 2.382 2.937

- DN trong nước khác 15.343 14.598 20.569 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 11,9 176 252 Cho vay cá nhân và hộ kinh doanh 2.240 2.032 2.482

Dư nợ cho vay 17.631 19.187 26.240

dạng và rủi ro có thể chấp nhận được trong thị trường cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Biểu đồ 3.6.2: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng của Oceanbank

Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng trong suốt 3 năm qua là doanh nghiệp, điều đó chứng tỏ thông qua dư nợ cho vay đối với khách hàng DN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và tăng trưởng hàng năm.

Qua số liệu ngân hàng cấp, cho thấy cả 3 năm, tình hình cho vay đối với doanh nghiệp trong nước (ngoài DN nhà nước) luôn có những chuyển biến đáng kể và chiếm tỷ trọng cao trong cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Do đó việc mở rộng đối tượng là doanh nghiệp nhà nước thường gặp khó khăn do các DNNN thường vay vốn tại các ngân hàng quốc doanh.

Xét về tỷ trọng trong tổng dư nợ KHDN: tỷ trọng DNNN có xu hướng giảm là do một số doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa nên mặc dù vẫn có dư nợ tại ngân hàng nhưng được xếp vào các công ty ngoài quốc doanh.

Xét tình hình kinh tế hiện nay, sự biến động khôn lường của nền kinh tế, sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu xuất hiện, giá nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh, xuất khẩu giảm giá về kim ngạch lẫn khối lượng. Nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ, giảm công suất, thu nhập của người lao động càng khó khăn hơn. Tác động của khủng hoảng đến chậm nhưng kết thúc cũng chậm và nặng nề hơn: một số DNVVN có nguy cơ phá sản, số các DNVVN và siêu nhỏ gặp khó khăn, một số ngành trở nên đặc biệt khó khăn như thép, bất động sản, du lịch,...một tỷ lệ khá lớn DN quy mô nhỏ không có khả năng trả nợ, nợ xấu và nợ quá hạn tăng trưởng nóng. Nhưng nó vẫn giữ vai trò tiềm năng trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp khó khăn trong việc tăng cường cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ và tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm giúp DN nhỏ có khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh, nhanh chóng vượt qua khó khăn như hiện nay

Cho vay theo loại hình doanh nghiệp:

Năm 2010, cùng với sự tăng trưởng về quy mô ngân hàng, quy mô khách hàng DN cũng tăng trưởng nhanh chóng.

dư nợ khách hàng DN tại Oceanbank đạt 15.413 tỷ đồng, chiếm 87,42% trong tổng dư nợ. Dư nợ các DN vừa (6.946), nhỏ (1.094), siêu nhỏ (720) tổng đạt 8.760 tỷ đồng, chiếm 56,83% trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp.

Trong khi đó, với chiến lược hướng tới các DN lớn, các đối tác chiến lược, năm 2010 cho vay khách hàng DN lớn đạt dư nợ 6.653 tỷ đồng. Năm 2010, ngân hàng đã tăng cường thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các Tổng công ty, công ty và các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, PV Power, PVD, PV Gas, PVOIL, Vietsopetro, Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn.

Nhìn tổng quan quy mô khách hàng doanh nghiệp có sự tăng trưởng nhanh chóng đến năm 2010 đạt 4.163 khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch, trong đó có 545 khách hàng doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng với OceanBank, chiếm 14,51% trong tổng số khách hàng vay vốn. Trong đó số lượng khách hàng siêu nhỏ có quan hệ tín dụng với ngân hàng đạt 159 khách hàng, 227 doanh nghiệp nhỏ, 96 doanh nghiệp vừa, mở rộng quan hệ tín dụng với 63 khách hàng DN lớn. Chứng tỏ, OceanBank đang thực hiện đúng theo định hướng chiến lược tăng cường dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp cho mảng khách hàng DN lớn, duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống với các khách hàng vừa và nhỏ. Cho đến nay, Oceanbank vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh cho vay DNVVN, vì DNVVN có ưu thế mà các DN lớn khác không có, nổi trội nhất bởi tính năng động và linh hoạt. Do số vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh, việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất dễ dàng hơn.

DNVVN có tính năng động trước những thay đổi của thị trường, linh hoạt trong chuyển hướng kinh doanh và thay đổi mặt hàng nhanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh, cơ cấu sản xuất hay bộ máy quản lý khi có sự bất lợi từ môi trường, làm tăng khả năng thích nghi của DN với những biến động của thị trường. Mặc khác, ngân hàng áp dụng nhằm phân tán rủi ro một cách tối ưu hóa khả năng hoạt động, khai thác triệt để các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, tự do cạnh tranh trên thị trường mà không ngại rủi ro theo chỉ thị Nghị định số 56/2009/-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn kinh tế hiện nay.

Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề:

Năm 2010, hệ thống chi nhánh mở rộng khắp cả nước, hoạt động dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp của OceanBank phủ sóng đến hầu khắp các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, cuối năm 2010, dư nợ theo nhóm ngành đạt 15.413 tỷ (17631) đồng trong đó dẫn đầu là ngành xây dựng với dư nợ đạt 3.862 (3.940 theo BCTN – TMBCTC) tỷ đồng, các hoạt động khác chiếm đa số với dư nợ là 7.025 (tỷ đồng) theo BCTN – TMBCTC năm 2010.

Đến năm 2011, ngành nghề chủ đạo thay thế xây dựng chiếm lĩnh dư nợ cho vay lớn nhất là công nghiệp chế biến chế tạo với dư nợ đạt 4.735 tỷ đồng và tăng lên 5.523 tỷ đồng năm 2012.

Dư nợ cho vay phân theo đơn vị tiền tệ:

Bảng 3.7: Sô liệu cho vay phân theo đơn vị tiền tệ Đơn vị: (tỷ đồng)

2010 2011 2012

Cho vay bằng VNĐ 14.920 15.450 22.631

Cho vay bằng ngoại tệ 2.711 3.737 3.609

17.631 19.187 26.240

Lãi suất cho vay áp dụng tại ngày 31/12/2012 cho các khoản vay là từ 3,5-26%/năm đối với các khoản vay bằng VNĐ và 3,6-8%/năm đối với các khoản vay bằng USD.

Nguồn: Báo cáo thường niên của OceanBank năm 2010 – 2012

Biểu đồ 3.7: Dư nợ cho vay phân theo đơn vị tiền tệ của Oceanbank năm 2010 - 2012 Có thể nhận thấy, có sự mở rộng cho vay bằng đồng USD nhất là đối với đối tượng chính là KHDN. Cụ thể là tỷ trọng cho vay bằng USD đạt cao nhất vào năm 2011 đạt 3.737 USD. Trong thời điểm hội nhập quốc tế kể từ khi VN gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động thương mại quốc tế. Việt Nam nhập khẩu đến 90% tư liệu sản xuất, trong đó, có trên 60% nhập nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất trong nước. Các DN nhất là các DN trong ngành sản xuất, chế biến thường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là nguyên, vật liệu đầu vào cho sản xuất như linh kiện điện tử, phôi thép, bông, sợi, gỗ…hơn nữa việc tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là điều cấp thiết của các DN để nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn DN thành lập ngày càng nhiều. Do đó nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP TẠI NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w