Tinh dầu nhựa thông ba lá thu được từ phương pháp CHHD được chưng cất để thu lấy α-pinen tinh khiết. Phân đoạn α-pinen được thu lấy tại khoảng nhiệt độ 155- 156 oC.
Kết quả chưng cất α-pinen từ tinh dầu nhựa thông:
Khối lượng tinh dầu: 50.00 g.
Khối lượng α-pinen: 27.51 g
77 Số lần lặp lại: 3
Hiệu suất chưng cất: 59.8 %
Phương pháp chưng cất thu lấy α-pinen từ tinh dầu cho hiệu suất không cao, độ tinh khiết còn thấp. Nguyên nhân do cột chưng cất thấp, số mâm lý thuyết còn ít nên khả năng tách các cấu tử trong hỗn hợp các hydrocarbon của tinh dầu kém. Do đó, chúng tôi áp dụng thêm phương pháp sắc ký với mong muốn cô lập được α-pinen với độ tinh khiết cao hơn.
2.6.2 Sắc ký
2.6.2.1 Sắc ký bản mỏng
Để xác định hệ dung môi giải ly và tỷ lệ hấp phụ thích hợp của ion Ag+ trong việc cô lập α-pinen từ tinh dầu nhựa thông, chúng tôi sử dụng phương pháp sắc ký bản mỏng.
Phương pháp chế hoá silica gel hấp phụ ion Ag+:
Bước 1: Pha dung dịch AgNO3 trong nước cất với các nồng độ từ 6.0-20.0 %.
Bước 2: Ngâm tẩm bản silica gel trong dung dịch AgNO3 vừa pha trong 1giờ.
Bước 3: Sấy khô bản mỏng ở nhiệt độ 110 oC trong 3 giờ.
Sau khi chế hoá xong bản mỏng, thực hiện việc sắc ký tinh dầu nhựa thông và chất chuẩn là α-pinen 98 % (Merck).
Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy nồng độ AgNO3 thích hợp cho việc cô lập α-pinen là 12.5 %. Nếu sử dụng dung dịch nitrat bạc có nồng độ cao hơn để hấp phụ lên bảng sắc ký thì hiệu quả sắc ký không tăng thêm, do đó, chúng tôi chọn nồng độ AgNO3 tối ưu là 12.5 %.
Hệ dung ly hexan-acetat etil tỷ lệ 99:1 (v/v) là hệ dung ly tách được các cấu phần trong tinh dầu với Rf (Rf = 0.45) thấp nhất. Do đó, chúng tôi sử dụng hệ dung ly này làm dung môi giải ly cho quá trình sắc ký cột
78
2.6.2.2 Sắc ký cột
Áp dụng kết quả khảo sát trên sắc ký bản mỏng vừa thu được để tiến hành quá trình sắc ký cột. Silica gel được chế hoá với dung dịch AgNO3 theo tỷ lệ , giải ly với hệ dung môi hexan-acetat etil 99:1.
Tiến hành sắc ký với tinh dầu nhựa thông không pha loãng, giải ly bằng hệ dung môi hexan-acetat etil 99:1. Khối lượng mẫu sắc ký là 0.1 g.
Sau quá trình sắc ký, thu được 40 phân đoạn. Sắc ký bản mỏng cho kết quả phân đoạn 9-13 chứa α-pinen.
Để thu được α-pinen tinh khiết từ sắc ký cột, chúng tôi tiến hành tinh chế lại các phân đoạn bằng cách rửa giải với dung dịch NH3 loãng, làm khan với Na2SO4 khan và phân tích kết quả bằng GC/FID.
Kết quả:
Độ tinh khiết của α-pinen: 97.85 %
Khối lượng α-pinen: 0.056 g
Hiệu suất cô lập: 63 %.
α-Pinen cô lập được có độ tinh khiết cao. Các tạp chất còn lại sau quá trình sắc ký bao gồm camphen, β-pinen và β-phelandren.
Kết quả thu được chứng tỏ phương pháp sắc ký cột với silica gel chế hoá có tác dụng tốt đối với việc cô lập α-pinen trong tinh dầu thông. Hiệu suất cô lập đạt khá cao, tuy nhiên cần có thêm các biện pháp khác để nâng cao hiệu suất, tránh sự thất thoát.
79
3.1 Nguyên liệu
Mẫu thông ba lá được thu hái tại lâm trường thuộc công ty Lâm nghiệp Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 9/2010 đến tháng 6/2011.
Nhựa thông: Thu hoạch từ cây thông 26 năm tuổi, sau khi thu hoạch được bảo quản kín, trong điều kiện nhiệt độ phòng.
Các bộ phận lá và cành sau khi thu hái được giữ trong điều kiện thoáng khí, nhiệt độ 20oC. Lá thông được tách khỏi cành.
3.2 Giải phẫu học tuyến tinh dầu
Việc xác định tên khoa học của thông ba lá được thực hiện tại Bộ môn Sinh thái và Sinh học tiến hoá, khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM.