Nhận xét:

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản trị tại sacombank (Trang 67 - 76)

Dựa vào mô hình swot ta thây rõ các điểm mạnh, yếu cơ hội cũng như thách thức mà ngân hàng Sacombank gặp phải

Về điểm mạnh

Với quy mô vốn chủ sở hữu lớn là một ưu điểm rất lớn cho ngân hàng, giúp ngân hàng có sự bảo đảm lớn trong các hình thức tín dụng, đầu tư tạo nguồn thu nhập và phát triển mang tính chất bền vững cho ngân hàng, đây cũng là cơ sở niềm tin gắn kết khách

hàng với Ngân Hàng. Nói cách khác có thể đánh giá Sacombank là một trong những ngân hàng lớn mà thương hiệu của nó đã được khẳng định trong thời gian dài. Thực vậy vốn chủ sở hữu đạt 14.782.268 tỷ đồng. Sacombank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, xếp thứ ba sau ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( VCSH là 21.215.970 tỷ đồng ) và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( VCSH là 17.460.721 ). Với điều kiện khá tốt về nguồn vốn chủ sở hữu như trên thì Sacombank luôn luôn đảm bảo tính an toàn cho khách hàng, thể hiện tính ưu việt của các chức năng bảo vệ, hoạt động và điều chỉnh của nguồn vốn chủ sở hữu tại ngân hàng.

Bên cạnh đó một điểm mạnh mà chúng ta có thể nhận thấy rõ khi các sản phẩm của ngân hàng được đánh giá trên trường quốc tế, thúc đẩy thị trường phát triển của ngân hàng vượt xa sự bó hẹp trong nước. Mở rộng sự, phát triển ra nước ngoài, tạo uy tín thương hiệu lợi nhuận từ các hoạt động nước ngoài càng khẳng định rõ sự làm việc có hiệu quả của bản thân ngân hàng với hướng phát triển rõ rang. Các sản phẩm có thể kể đến như :

- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.

- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).

- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Sacombank MasterCard, thẻ Sacombank Visa, thẻ nội địa Sacombank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;

- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.

- với đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, dày dặn kinh nghiệm về nghiệp vụ, Sacombank luôn là một trong những đơn vị đi tiên phong về vấn đề đổi mới và cải tiến chất lượng dịch vụ của mình, hơn thế nữa, hàng năm Sacombank còn kĩ lưỡng tuyển dụng và đào tạo các tân sinh viên, đây là nguồn cung cấp nhân lực trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết cho ngân hàng. Hàng năm Sacombank đều nhận được các giải thưởng nổi bật trong ngành ngân hàng.

(v) Cổ đông lớn: là các tổ chức ngân hàng quốc tế có tên tuổi như Sumitomo Mitsui (15.13%), VOF, VCB giúp Sacombank trong các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ, tìm kiếm thị trường và kỹ năng quản lý điều hành.

(vi) Mạng lưới quốc tế: Có lợi thế về quan hệ với hệ thống các công ty kiều hối lớn và uy tín (Sacombank có mạng lưới gần 720 ngân hàng đại lý ở tất cả các quốc gia có người Việt đang sinh sống và làm việc), cùng với nhiều chính sách thông thoáng hơn của Nhà nước về quản lý ngoại hối và ưu đãi cho Việt kiều, hoạt động kiều hối (chuyển tiền kiều hối, chi trả kiều hối) tại Sacombank ngày càng phát triển.

Điểm yếu:

Ngoài các điểm yếu trên thì Sacombank còn bộc lộ một số tồn tại sau:

(i) Sản phẩm dịch vụ: kém đa dạng khi so sánh với một số ngân hàng lớn. Cụ thể, khi so sánh với ACB về các sản phẩm dịch vụ:

Đối với khách hàng cá nhân:

Sacombank ACB

Cho vay • Cho vay bất động sản

o Sản phẩm “An cư lạc nghiệp”

o Sản phẩm “An gia hạnh phúc”

• Cho vay sản xuất kinh doanh

• Cho vay hỗ trợ tiểu thương • Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá

• Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán

CHO VAY CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Vay mua nhà – đất

Vay xây dựng, sửa chữa nhà Vay mua căn hộ các dự án bất động sản thế chấp bằng căn hộ mua

Vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học Vay mua xe ôtô

Vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thế chấp bất động sản

• Cho vay chứng khoán ngày T

• Cho vay du học • Cho vay mua xe ôtô

• Cho vay CB/ NV không tài sản đảm bảo

• Cấp hạn mức thấu chi

phương thức thấu chi thế chấp bất động sản

Vay đầu tư tài sản cố định Vay bổ sung vốn lưu động

Vay cầm cố Thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá, Vàng, Ngoại tệ mặt

Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán thế chấp bằng bất động sản

Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán thế chấp bằng chứng khoán

Ứng tiền ngày T (Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán thế chấp bằng tiền bán chứng khoán ngày T)

Đặt mua chứng khoán đảm bảo bằng thẻ tiết kiệm ACB

Vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa).

Vay phát triển kinh tế nông nghiệp

Phát hành thư bảo lãnh trong nước

Quyền chọn Không có Quyền chọn mua bán ngoại tệ (currency options)

Quyền chọn mua bán vàng (gold options)

Sản phẩm liên kết

Không có Chăm sóc y tế và tai nạn cá nhân

Bảo hiểm an phúc trọn đời

Trong đó, có thể thấy một số các sản phẩm cho vay đối với KHCN mà Sacombank chưa có như: Vay mua căn hộ các dự án bất động sản thế chấp bằng căn hộ mua , Vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp bất động sản , Đặt mua chứng khoán đảm bảo bằng thẻ tiết kiệm ACB , Vay phát triển kinh tế nông nghiệp , Phát hành thư bảo lãnh trong nước…

Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Sacombank ACB

Tín dụng – Bảo lãnh

• Cho vay tài trợ vốn lưu động • Cho vay thấu chi

• Cho vay đầu tư

• Cho vay trả góp dành cho DN nhỏ và vừa

• Bao Thanh Toán

• Cho vay khác: đồng tài trợ, ủy thác…

Chương trình “Hỗ trợ tài chính cho nhà phân phối”

Chương trình cho vay đối với doanh nghiệp có bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

TÀI TRỢ VỐN LƯU ĐỘNG Cho vay sản xuất kinh doanh trong nước

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp

Thấu chi tài khoản

Chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các nhà phân phối của công ty TNHH Nestlé Việt Nam TÀI TRỢ XUẤT KHẨU

Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T) Tài trợ thu mua dự trữ

Tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng

Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, D/A, D/P

Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C TÀI TRỢ NHẬP KHẨU Tài trợ nhập khẩu Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập TÀI TRỢ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - DỰ ÁN Tài trợ tài sản cố định/ dự án Cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua

Các chương trình tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEDF | SMEFP | SMESC | SMEHG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH Bảo lãnh trong nước Bảo lãnh ngoài nước CHO VAY ĐẦU TƯ Cho vay ứng tiền ngày T Thanh toán

quốc tế

• Bao thanh toán xuất – nhập khẩu

• Thanh toán xuất khẩu • Thanh toán nhập khẩu

• Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói

Chuyển tiền đi bằng điện (T/T) Chuyển tiền đi bằng điện ghi có trong ngày

Nhận tiền chuyển đến Nhờ thu nhập khẩu Nhờ thu xuất khẩu

Thư tín dụng (L/C) nhập khẩu Thư tín dụng (L/C) xuất khẩu Chuyển tiền CAD nhập khẩu Chuyển tiền CAD xuất khẩu Thanh toán biên mậu

Cho thuê tài chính

Không có Cho thuê tài chính xe cơ giới

Cho thuê tài chính thiết bị, máy móc,...

(ii) Chính sách chăm sóc khách hàng còn yếu: so sánh với ACB, Sacombank chưa có các chính sách như:

- Tặng bảo hiểm cho chủ thẻ: Bảo hiểm tai nạn du lịch toàn cầu: mức bồi thường lên đến 500.000 USD, Bảo hiểm việc hoãn chuyến bay: mức bồi thường 100 USD/8 giờ trễ chuyến, tối đa 1.000 USD., Bảo hiểm rút tiền ATM , Bảo hiểm tư trang trong chuyến đi, Bảo hiểm giao dịch thẻ, Bảo hiểm thất lạc ví, Bảo hiểm gia sản khi vắng nhà…

- Trung tâm dịch vụ khách hàng 247

(iii) Mạng lưới hoạt động: tuy đã có chi nhánh và phòng giao dịch phủ khắp các tỉnh thành nhưng tổng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch chỉ với số lượng còn khá khiên tốn là 183 (tính đến 31/12/2010). Điều này hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng huy động vốn, tăng trưởng dư nợ và đẩy mạnh phát triển ngân hàng. Thêm vào đó các chi nhánh/PGD lại tập trung chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội, đây là khu vực nhiều tiềm năng song cũng là nơi tập trung nhiều NHTM trong và ngoài nước, vì vậy, sự cạnh tranh là rất gay gắt.

(iv) Cơ cấu thu nhập: nguồn thu nhập chủ yếu là tín dụng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các ngân hàng khác, do đó dễ dẫn đến nhiều rủi ro khi lãi suất biến động.

Tính đến cuối năm 2010, trong tổng thu nhập của Sacombank, thu nhập lãi chiếm 78,6% cao hơn so với ACB (76%), tăng mạnh lên 85,3% tính đến cuối QI/2011.

(v) Tổng tài sản năm 2011 tăng gần gấp đôi so với năm 2010 nhưng kết cấu thiếu tính bền vững, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao:

- Khoản tiền và các tài sản tương đương tiền chiếm đến 25%. Hệ số CAR năm 2010 của Sacombank là 17,79%, cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 9% của NHNN. Điều này một mặt cho thấy mức độ an toàn vốn cao của Sacombank, mặt khác phản ánh việc sử

dụng vốn chưa thực sự hiệu quả của NH, thể hiện qua tỷ lệ ROE còn thấp (13,51%) so với các NHTM khác.

-Chứng khoán kinh doanh và đầu tư chiếm 12% tạo nên rủi ro lớn đặc biệt trong tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Đầu tư tài chính tăng mạnh nhưng hiệu quả đầu tư chưa đạt được như kỳ vọng. Tổng giá trị đầu tư tài chính (đã trừ dự phòng giảm giá) là 21.990 tỷ đồng, tăng 140% so với 2010. Trong đó, đầu tư góp vốn mua cổ phần là 1.328 tỷ đồng, tăng 32,5% so với 2010; đầu tư mua trái phiếu 20.662 tỷ đồng, tăng 153% so với năm trước, tuy nhiên tỷ lệ tăng này chủ yếu là do đóng góp của việc tăng mua trái phiếu của các TCTD (12.501 tỷ đồng), trong khi trái phiếu CP giảm 552 tỷ đồng. Hiệu quả hoạt động đầu tư trong năm 2011 không khả quan do bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và sự suy giảm của thị trường chứng khoán. Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn mua cổ phần giảm mạnh 54% trong khi hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đều đem lại lợi nhuận âm trong năm 2011

Thách thức

Bước sang năm 2012, không riêng Sacombank mà các ngân hàng trong nước cũng đối mặt với các thách thức sau đây:

(i) Cạnh tranh mang tính toàn cầu:

Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với hệ thống các ngân hàng trong nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện hoạt động tại Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới như HSBC, Citibank, ANZ… Trong khi nhiều NHTM Việt Nam có mức vốn điều lệ chưa tới 3.000 tỷ đồng thì ngân hàng con 100% vốn nước ngoài HSBC đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 5/01/2009 với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Các ngân hàng nước ngoài liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tại TP. Hồ Chí Minh, ngoài trụ sở chính và Sở giao dịch tại tòa nhà Metropolitan, HSBC còn có 3 phòng giao dịch. Tại Hà Nội, HSBC cũng có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch. Cũng giống như HSBC, ANZ cũng đang mở rộng mạng lưới giao dịch tại Việt Nam với 01 Sở giao dịch tại Hà Nội, 01 chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và 6 phòng giao dịch.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới và các NHTM Việt Nam cũng chịu sự tác động không nhỏ. Số lượng các ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản với các NHTM Việt Nam sẽ giảm xuống. Nếu các NHTM Việt Nam không tỉnh táo, quan hệ với các ngân hàng có tình hình tài chính suy yếu thì sẽ gặp rủi ro và đánh mất uy tín của mình.

Khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo kim ngạch XNK của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giảm mạnh. Kim ngạch XNK giảm, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tổng kim ngạch XNK trong 6 tháng đầu năm 2009 của Việt Nam giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu và tình hình kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút từ cuối 2010 đến nay hiện cũng đang là mối đe dọa lớn đến nền tài chính toàn cầu. Các NH Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng.

(iii) Tỷ giá hối đoái biến động mạnh:

Do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những diễn biến bất thường nên tỷ giá của VND và các đồng tiền khác liên tục thay đổi. Thị trường ngoại tệ tiền mặt Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ cho bộ phận nhập khẩu lậu qua đường biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ tiền mặt của dân chúng nên thị trường này rất sôi động. Tỷ giá ở thị trường này luôn cao hơn ngân hàng. Ngoài ra, chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ của các ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi có thu ngoại tệ không muốn bán cho các ngân hàng mà bán qua thị trường chợ đen. Nguồn thu ngoại tệ của các ngân hàng vì thế cũng khan hiếm theo. Khi không có nguồn thu ngoại tệ đảm bảo thì rất khó khăn cho các NHTM trong việc thanh toán hàng nhập khẩu cho các nhà nhập khẩu.

(iv) Cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn đơn giản:

Hội nhập kinh tế, quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng,

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản trị tại sacombank (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w