Quản trị rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản trị tại sacombank (Trang 57 - 60)

Đơn vị: Triệu đồng

Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng 2010 2011 Tăng/ Giảm

Dư nợ quá hạn 935,079 1,126,346 20.45%

Tổng dư nợ cho vay 38,381,855 62,345,714 62.44%

Các khoản cho vay khách hàng 2010 2011 Tăng/ giảm

Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1) 37,446,776 61,219,368 63.48%

Nợ cần chú ý (Nhóm 2) 231,083 240,812 4.21%

Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) 54,808 295,304 438.80%

Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) 174,463 162,805 -6.68%

Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) 474,725 427,425 -9.96%

Tỷ lệ nợ quá hạn = dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay

2.44% 1.807% -25.84%

Tổng nợ xấu 703,996 885,534 25.79%

Tỷ trọng nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay

1.83% 1.420% -22.56%

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay/ tổng tài sản có *100

58.64% 47.55% -18.91%

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ cho vay

0.99% 1.01% 2.09%

Nợ có khả năng mất vốn / tổng nợ xấu

0.507684377 0.379479307 -25.25%

Như đã biết, rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Rủi ro tín dụng liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng và ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Do đó, công tác quản lý rủi ro tín dụng chiếm vị trí quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu của các cấp quản trị để tránh khả năng mất vốn (mà vốn này phần lớn là vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).

Giai đoạn 2010 – 2011, ngành ngân hàng liên tục có nhiều biến động, đặc biệt là chính sách về lãi suất và tín dụng theo hướng không có lợi cho hoạt động của các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất theo hướng thắt chặt nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, làm cho mức độ hấp dẫn của kênh đầu tư vào ngành ngân hàng giảm. Lãi suất giảm, khách hàng có xu hướng rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào những kênh đầu tư với lãi suất kỳ vọng cao hơn, do đó phần nào ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2009, lạm phát trong nước tăng cao, sản xuất kinh doanh trì

trệ, đời sống nhân dân khó khăn ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng trả nợ, cũng như khả năng thanh toán nợ đúng hạn của khách hàng, do đó làm tăng rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng.

Tuy nhiên, dựa vào bảng phân loại các khoản nợ và các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng, ta thấy so với năm 2010, năm 2011 nhìn chung hầu hết các loại nợ có khả năng tổn thất (loại 4 và loại 5) đều giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 đạt 1.807% giảm so với năm 2010 (2.44%). Hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng là 47.55%, hệ số này ở mức vừa phải, vừa an toàn và cũng vừa tạo khả năng sinh lợi cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1.42% dư nợ cho vay (thấp hơn nhiều so với mức cho phép 5%). Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

tuy có giảm so với năm 2010 (giảm 25.5%) nhưng vẫn chiếm khá cao trong tổng nợ xấu. Năm 2011, ngân hàng cũng tăng tỷ lệ dự phòng tín dụng lên 1.01% tăng 2.09% so với năm 2010. Trong tình hình kinh tế khó khăn và đầy biến động như năm 2010, 2011 việc tăng các khoản dự phòng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra là điều hợp lý đối với bất cứ một ngân hàng nào.

Với những số liệu trên cho thấy quyết tâm của ngân hàng trong kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa mức tổn thất có thể xảy ra. Công tác quản lý chất lượng tín dụng đã được ngân hàng chú trọng quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngân hàng cũng cần chú trọng đến công tác kiểm soát để không phát sinh thêm nợ xấu, nếu có thể thì ngân hàng nên tái cơ cấu, tái cấu trúc nợ chẳng hạn như cắt giảm hạn mức tín dụng tín chấp, giảm dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản,…Nâng cao trình độ, tay nghề của cán bộ nhân viên và chất lượng công tác thẩm định chất lượng trước khi cho vay cũng là một yêu cầu cấp bách.

Ngân hàng đã kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề và bằng cách giám sát các rủi ro theo những hạn mức đó.

Ngân hàng đã thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về mức độ tin cậy của khách hàng, bao gồm cả việc rà soát tài sản đảm bảo thường xuyên. Hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng được thiết lập thông qua việc sử

dụng hệ thống xếp hạn tín dụng, trong đó mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể được sửa đổi, cập nhật thường xuyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản trị tại sacombank (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w