Nhóm sử dụng phương pháp phân tích tỷ số tài chính và so sánh giữa các ngân hàng với nhau để có cái nhìn tổng quát về tình hình quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Sacombank.
Các chỉ số phân tích tỷ số tài chính được sử dụng: Chỉ số trạng thái tiền mặt =
Chỉ số chứng khoán kinh doanh =
Chỉ số năng lực cho vay =
Chỉ số tiền gửi thường xuyên =
Chỉ số cấu trúc tiền gửi =
Chỉ số tín dụng so với tiền gửi =
Chỉ số tiền vay trên tổng tài sản =
Chỉ số cam kết tín dụng trên tổng tài sản =
Bảng tổng hợp tình hình quản trị rủi ro thanh khoản tại Sacombank, Vietcombank và ACB trong 2 năm 2010 và 2011
Khoản mục Sacombank Vietcombank ACB
2010 2011 2010 2011 2010 2011
Tiền mặt 6.838.617 6.429.464 4.478.718 5.232.420 6.757.528 10.884.748 Tiền gửi tại các tổ
chức tín dụng khác 6.777.637 32.060.121 46.296.998 77.412.496 36.555.288 34.083.784 Chứng khoán chính phủ 2.929.823 2.277.461 13.420.652 10.567.375 13.653.321 9.650.085 Dư nợ tín dụng 38.003.086 61.717.617 136.002.570 170.004.336 61.520.231 85.933.860 Dư nợ cho thuê
Tiền gửi không kỳ hạn 6.411.518 6.731.968 47.834.007 48.996.808 10.468.859 10.518.884 Tiền gửi có kỳ hạn 30.807.768 50.610.414 117.620.048 151.590.107 8.666.969 8.684.756 Tiền vay 8.794.195 22.843.784 7.203.638 8.296.985 26.082.588 36.034.151 Cam kết tín dụng 4.118.448 5.161.832 45.359.075 51.271.798 3.010.531 4.062.887 Tổng tài sản 65.448.356 131.105.060 255.067.701 307.068.831 167.724.211 202453569 Chỉ số trạng thái tiền mặt 0,208 0,294 0,199 0,269 0,258 0,222 Chỉ số chứng
khoán kinh doanh 0,045 0,017 0,053 0,034 0,081 0,048 Chỉ số năng lực cho vay 0,581 0,471 0,533 0,554 0,367 0,424 Chỉ số tiền nóng 1,524 1,293 0,374 0,322 1,950 1,952 Chỉ số tiền gửi thường xuyên 0,098 0,051 0,188 0,160 0,062 0,052 Chỉ số cấu trúc tiền gửi 0,208 0,133 0,407 0,323 1,208 1,211 Chỉ số tín dụng so
với tiền gửi 1,021 1,076 0,822 0,848 3,215 4,475 Chỉ số tiền vay
trên tổng tài sản 0,134 0,174 0,028 0,027 0,156 0,178 Chỉ số cam kết tín
dụng/ tổng tài sản 0,063 0,039 0,178 0,167 0,018 0,020
Nhìn vào bảng trên ta thấy Sacombank đã xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản một cách hợp lý. Mặt dù chỉ số chứng khoán thanh khoản năm 2011 có sự giảm sút đáng kể so với năm 2010 do năm 2011 Sacombank không đầu tư vào trái phiếu chính phủ sẵn sàng để bán mà đầu tư hoàn toàn vào trái phiếu chính phủ giữ đến ngày đáo hạn, điều này không ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Ngân hàng mà nó đã được cải thiện thông qua chỉ số trạng thái tiền mặt năm 2011 tăng 8.6% so với năm 2010. Tuy nhiên vấn đề của Sacombank trong quản trị rủi ro thanh khoản là chỉ số năng lực cho vay năm 2011 giảm 11% so với năm 2010, điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng
chưa được khai thác tối đa, trong khi lượng vốn huy động của ngân hàng năm 2011 tăng trên 50% so với năm 2010.
Ngân hàng cần chú ý đến điều này để có chính sách quản trị tài sản có hiệu quả, làm tăng năng lực cho vay của Ngân hàng cũng như năng lực quản trị vốn của nhà quản trị Ngân hàng.
Các chỉ số còn lại nhìn chung đều được giữ ở mức hợp lý đặc biệt là chỉ số cấu trúc tiền gửi của Sacombank thấp hơn đáng kể so với Vietcombank và ACB, chứng tỏ nguồn tiền huy động của Sacombank chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, điều này tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc cấp tín dụng cũng như đầu tư vào các tài sản trung và dài hạn, có tính sinh lời cao.
Ngoài ra chỉ số tiền nóng và chỉ số tín dụng trên tiền gửi cũng được NH giữ ở tỷ lệ khá tốt. Điều này giúp cho Ngân hàng có thể thực hiện những nghĩa vụ trả nợ cho những khoản công nợ tài chính khi các khoản công nợ này phát sinh hoặc đến hạn trong những điều kiện bình thường cũng như khó khăn của nền kinh tế.