Tình hình quản trị tài sản Nợ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản trị tại sacombank (Trang 33 - 48)

2.3.2.1. Thực trạng các nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm.

Nhìn chung việc huy động vốn của Sacombank tăng lên qua các năm. đặc biệt trong năm 2011 NH có tốc độ tăng vượt bậc so với năm 2010 về số lượng vốn huy động trong tất cả các loại tiền huy động cũng như theo đối tượng khách hàng. Điều này được thể hiện cụ thể trong bảng và biểu đồ dưới đây:

Bảng: Vốn huy động của Sacombank theo từng loại tiền gửi của khách hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Tuyệt đối Tương đối

Tiền, vàng gửi không kỳ

hạn 6,411,518 6,731,968 320,450 5.00%

Tiền gửi không kỳ hạn bằng

VND 5,006,949 4,675,426 (331,523) -6.62%

Tiền gửi không kỳ hạn bằng

vàng, ngoại tệ 1,231,195 1,925,966 694,771 56.43%

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ

hạn bằng VND 91,854 71,369 (20,485) -22.30%

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ

hạn bằng vàng, ngoại tệ 81,520 59,207 (22,313) -27.37% Tiền, vàng gửi có kỳ hạn 30,807,768 50,610,414 19,802,646 64.28% Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND 6,473,443 19,285,350 12,811,907 197.91% Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ 3,015,166 1,419,249 (1,595,917) -52.93%

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

bằng VND 12,725,513 19,082,710 6,357,197 49.96%

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

bằng vàng, ngoại tệ 8,593,646 10,823,105 2,229,459 25.94%

Tiền ký quỹ bằng VND 1,133,745 430,128 (703,617) -62.06% Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ 382,280 357,080 (25,200) -6.59%

Tiền gửi vốn chuyên dùng 31,154 21,108 (10,046) -32.25%

Tiền gửi vốn chuyên dùng

bằng VND 20,920 15,874 (5,046) -24.12%

Tiền gửi vốn chuyên dùng

bằng ngoại tệ 10,234 5,234 (5,000) -48.86%

Tiền gửi của các TCTD

khác 1,956,487 31,380,593 29,424,106 1503.93%

Tiền gửi không kỳ hạn 54,907 161,795 106,888 194.67%

Tiền gửi có kỳ hạn 1,901,580 31,218,798 29,317,218 1541.73% Vay các TCTD khác 571,167 1,989,000 1,417,833 248.23% Phát hành giấy tờ có giá 8,223,028 20,854,784 12,631,756 153.61% Chứng chỉ tiền gửi 8,217,049 12,552,998 4,335,949 52.77% Kỳ phiếu 5,979 8,301,786 8,295,807 138749.07% TỔNG CỘNG 49,517,147 112,375,075 62,857,928 126.94%

Qua bảng và biểu đồ ta nhận thấy nguồn vốn huy động của NH tăng qua các năm tuy nhiên vấn đề ở đây là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu rất hạn chế (Vốn chủ sở hữu qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 12,844,077 (tr,đ), 13,353,319(tr,đ), 13,505,922(tr,đ)), Điều này cho thấy NH đang tận dụng đòn bẩy tài chính cao quá mức, Cụ thể năm 2010 tỷ lệ nợ phải trả chỉ chiếm hơn 70% trên tổng tài sản, nhưng qua đến năm 2011 tỷ lệ này lên đến trên 85%, làm cho rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH tăng, NH cần chú ý đến điều này để có biện pháp tăng trưởng vốn điều lệ thích hợp kết hợp với việc sử dụng tài sản Nợ một cách hiệu quả,

Tuy đã đạt được sự tăng trưởng trong nghiệp vụ huy động vốn năm 2011 nhưng so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng thì con số vốn huy động từ tiền gửi khách hàng là 58,150 (tỷ đồng) khá thấp so với 204,726 (tỷ đồng ) của VCB, 106,937 (tỷ đồng) của ACB, 77,734(tỷ đồng) của STB, Chính vì vậy, Sacombank cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình trong công tác huy động vốn bên cạnh đó cũng nâng cao tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tăng trưởng vốn chủ sở hữu một cách hợp lý,

2.3.2.2. Chi phí và rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động,

i. Chi phí cho nguồn tiền gửi và phi tiền gửi,

Trong phần này nhóm sẽ sử dụng phương pháp chi phí quá khứ bình quân để tính chi phí vốn cho vay thực tế của NH qua các năm, Công thức nhóm sử dụng:

Bảng: Tính chi phí huy động vốn thực tế tại Ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011

Chi phí lãi 2,368,869 4,661,833

Nguồn vốn huy động 49,517,147 112,375,075

Chi phí cho nhân viên 458,506 542,811

Chi phí hoạt động 252,272 225,037

Chi phí bảo hiểm tiền gửi 21,843 26,489

Chi phí dự phòng RRTD 136,888 265,142

Tiền gửi tại NHNN 2,115,265 1,540,756

Lợi nhuận sau thuế 1,132,463 1,809,821

Vốn chủ sở hữu 13,353,319 13,505,922

Tài sản sinh lời của NH 47,273,891 83,769,907

Lãi suất huy động bình quân 4.78% 4.15%

Tỷ suất sinh lợi tối thiểu để

bù đắp chi phí huy động vốn 11.32% 8.67%

Tỷ suất lợi nhuận bình quân tối thiểu

để duy trì vốn chủ sở hữu 3.19% 2.88%

Tỷ suất sinh lời tối thiểu cần thiết trên

vốn vay và vốn chủ sở hữu 14.52% 11.55%

Qua bảng tính toán ta thấy chi phí huy động vốn của Sacombank tính theo phương pháp chi phí quá khứ bình quân năm 2011 thấp hơn năm 2010là 4.32% nguyên nhân là do tổng mức đầu tư và cho vay vào tài sản sinh lời năm 2010 thấp hơn 61,678,869 (tr.đ) so với năm 2011 dẫn tới tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí huy động vốn thấp. Mặt khác chi phí lãi năm 2010 chiếm 0.048% nguồn vốn huy động thì năm 2011 giảm còn 0.041% nguồn vốn huy động. Tuy nhiên năm có thể nói một trong những nguyên nhân chính làm cho chi phí vốn năm 2011 thấp hơn 2010 là chi phí phi lãi. Tuy lượng vốn huy động năm 2011 tăng gần 2.3 lần so với năm 2010 nhưng chi phí phi lãi năm 2010 lại cao hơn 384,539 so với năm 2011. Điều này chứng tỏ NH đã có chính sách tiết kiệm chi phí đặc biệt là chi phí quản lý gián tiếp hiệu quả để đảm bảo cắt giảm chi phí nhưng vẫn nâng cao lượng vốn huy động.

ii. Quản lý rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động.

Rủi ro lãi suất: Sacombank thực hiện quản lý rủi ro lãi suất thông qua hệ thống phân tích. đo lường. đánh giá và báo cáo nhằm phát hiện và xử lý kịp thời nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận được. bao gồm: Phân tích. theo dõi diễn biến lãi suất thị trường hàng ngày và thực hiện so sánh mức lãi suất của

Sacombank với các ngân hàng khác. dự báo xu hướng biến động. mô phỏng các khả năng tác động đến lợi nhuận của lãi suất. giám sát. báo cáo chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra nhằm đảm bảo mức an toàn lãi suất kỳ vọng.

Rủi ro thanh khoản: Sacombank đảm bảo thanh khoản trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc đảm bảo tuân thủ các quy định chung về thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN. Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Thông tư 19/2010/TT-NHNN và Thông tư 22/2010/TT-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của Sacombank được thực hiện cụ thể thông qua việc triển khai hệ thống phân tích và báo cáo rủi ro thanh khoản thông qua bảng phân tích tài sản Có và tài sản Nợ theo thời gian đáo hạn thực tế. các tỷ lệ đảm bảo an toàn thanh khoản. Bên cạnh đó hoàn thiện các quy định về quản lý khả năng chi trả. thanh khoản; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các biện pháp xử lý. hệ thống báo cáo và chế độ báo cáo về khả năng chi trả. Kết hợp với việc quản lý chặt chẽ dòng tiền ra. vào của cả hệ thống trên cơ sở hoàn thiện việc quản lý nguồn vốn tập trung nhằm quản lý tốt thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng vốn. tối đa hóa lợi nhuận NH.

Rủi ro vốn chủ sở hữu: như phân tích ở trên Sacombank đang gặp tình trạng vốn huy động nhiều so với vốn chủ sở hữu. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của NH. tạo tâm lý không an tâm cho nhà đầu tư. Vì vậy NH cần tăng cường hơn nữa khả năng tự bảo vệ của mình bằng cách tăng vốn chủ sở hữu hoặc tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động để đầu tư vào các tài sản Có sinh lời nhằm đem lại lợi nhuận tương xứng với rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu.

2.3.2.3. Các chính sách và biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank.

Cũng giống như các ngân hàng khác Sacombank cũng thực hiện đồng bộ các biện pháp kinh tế. kỹ thuật. tâm lý trong quá trình quản lý tài sản Nợ của Ngân hàng. Cụ thể:

a. Biện pháp kinh tế.

So với năm 2008 việc huy động vốn có nhiều thuận lợi hơn. nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. GDP tăng trưởng dương. chỉ số VN Index tăng hơn 50%...Tuy nhiên. tình hình biến động giá vàng. tỷ giá ngoại tệ và tâm lý lo ngại về tái lạm phát. hiện tượng găm giữ ngoại tê… đã tạo ra sự khan vốn giả tạo trên thị trường đã làm cho tình hình huy động của các ngân hàng nói chung vào thời điểm cuối năm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy trong năm

2009 Sacombank luôn theo sát diễn biến thị trường để xây dựng chính sách lãi suất huy động cạnh tranh và linh hoạt.

Bước sang năm 2010 thực trạng diễn biến thị trường trong năm đã đặt ra không ít thử thách cho hoạt động huy động vốn của các NHTM. lạm phát tăng lên mức 2 con số. sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng hết sức căng thẳng. giá vàng. ngoại tệ biến động mạnh…Trong bối cảnh đó. Sacombank một mặt tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của NHNN. mặt khác theo sát diễn biến thị trường. kịp thời đưa ra những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh. phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Nhìn chung biện pháp kinh tế Sacombank sử dụng là chính sách lãi suất linh hoạt. cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời cho phép chi nhánh điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp theo từng đối tượng khách hàng để giữ khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới.

b. Biện pháp kỹ thuật.

Trong năm 2009 hệ thống công nghệ thông tin của NH đã có những bước phát triển đáng kể. Hệ thống ngân hàng lõi đáp ứng các tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại. xử lý tự động và quản lý tập trung đã giúp cho Sacombank ngày một nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ. và tạo điều kiện cho Sacombank phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại. Lợi thế có được từ hệ thống này còn được phát huy hơn nữa khi Sacombank triển khai mở thêm 4 chi nhánh và 25 phòng giao dịch trong năm. Mặt khác Sacombank đã tranh thủ các hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông chiến lược nước ngoài SMBC đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quản lý rủi ro. phát triển ngân hàng bán lẻ và đang từng bước xây dựng những quy chế. quy định để đưa những hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng vào thực tế. Bên cạnh đó. trong năm 2009. NH đã cải tiến nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tối ưu của khách hàng như: “Tiết kiệm gửi góp” với 6 dòng sản phẩm đa dạng kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm. đáp ứng nhu cầu tích lũy cho tương lai của khách hàng. “Tiết kiệm 50+” dành nhiều ưu đãi cho đối tượng khách hàng từ 50 tuổi trở lên và “Tiết kiệm Lộc trường an” Sacombank kết hợp công ty bảo hiểm ACE tặng bảo hiểm cho khách hàng gửi tiền. Đồng thời đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp như: Tiền gửi năng động. lãi suất linh hoạt. Tiền gửi thanh toán lãi suất hàng ngày. Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang. Tiền gửi kỳ hạn tự chọn.

Năm 2010 Sacombank tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin với 2 mục tiêu chính: gia tăng các dịch vụ tiện ích thanh toán trực tuyến cho khu vực bán lẻ và đảm bảo hệ thống thông tin vận hành ổn định. nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng một cách liên tục trong bối cảnh quy mô NH đang tăng trưởng nhanh.Tính đến cuối năm 2010

NH đã đưa vào thêm 43 điểm giao dịch mới nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống Sacombank đến cuối năm là 183 điểm giao dịch. Mạng lưới giao dịch của Sacombank đã hiện diện tại 19 tỉnh thành trên toàn quốc. Bên cạnh đó. Eximbank đã nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như “Tiền gửi bậc thang không kỳ hạn VNĐ”. “Tiết kiện chọn kỳ lãnh lãi”. cải tiến sản phẩm “Tiết kiệm gửi góp” và triển khai nhiều tiện ích khác như chuyển gốc và lãi tự động từ tài khoản có kỳ hạng sang tài khoản không kỳ hạn…

c. Biện pháp tâm lý.

Sacombank triển khai nhiều chương trình khuyến mại như trong năm 2009 NH đã triển khai 12 chương trình khuyến mại dành cho khách hàng cá nhân. cùng với các chương trình khuyễn mãi nhằm thu hút thêm khách hàng mới đồng thời tri ân các khách hàng doanh nghiệp cũ nhân dịp Sacombank tròn 20 tuổi như: Chương trình “Sinh nhật lớn. Khuyến mãi lớn”; Chương trình “Thay lời cảm ơn khách hàng”…Bên cạnh đó. chú trọng cải tiến chất lượng dịch vụ. tác phong phục vụ khách hàng. quy trình phục vụ khách hàng tiện lợi và nhanh chóng. cải tiến trung tâm chăm soc khách hàng Call center. hộp thư khách hàng tại Website của NH..

Một nhân tố quan trọng trong biện pháp tâm lý của NH là hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh bằng sản phẩm. dịch vụ chỉ là một mặt của vấn đề. Vấn đề quan trọng. cốt lõi của hoạt động cạnh tranh có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động ngân hàng là cạnh tranh con người. cạnh tranh bằng trí tuệ. Do đó. hoạt động đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi mà Sacombank phải quan tâm. Hoạt động đào tạo của Sacombank nhằm mục đích bồi dưỡng. nâng cao trình độ kỹ năng - nghiệp vụ của cán bộ nhân viên. cập nhật những kiến thức mới về ngân hàng hiện đại. những kinh nghiệm về quản trị điều hành của quốc tế thông qua các hoạt động như: khuyến khích và động viên cán bộ nhân viên tự đào tạo. cử cán bộ nhân viên tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn. dài hạn trong và ngoài nước; Hỗ trợ học phí và tạo điều kiện về mặt thời gian cho cán bộ nhân viên tham gia các khóa đào tạo sau đại học. văn bằng 2 liên quan đến chuyên môn…Chú trọng điều này sẽ làm cho hình ảnh của Ngân hàng trở nên đẹp hơn trong lòng khách hàng gửi tiền cả về chất lượng dịch vụ lẫn tính chuyên nghiệp. uy tín của Ngân hàng.

Tóm lại. có thể nói việc quản lý tài sản Nợ được Sacombank đặc biệt chú trọng trong công tác điều hành của mình. Ngân hàng đã chủ trương xây dựng kế hoạch nguồn

vốn gồm: Số lượng. cơ cấu. tốc độ tăng trưởng nguồn vốn so với năm trước. chính sách lãi suất. công cụ thích hợp với biến động chung của thị trường. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng thực hiện hiệu quả các chính sách và biện pháp đồng bộ để nâng cao khả năng huy động vốn. kết hợp với công tác quản lý rủi ro thực hiện trên nguyên tắc cẩn trọng. tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước và của Sacombank để mang lại tính an toàn và lợi nhuận xứng đáng với nguồn tiền huy động từ khách hàng.

2.3.3. Tình hình quản trị tài sản Có

2.3.3.1. Ngân quỹ

Khối lượng ngân quỹ 31/12/2011 đạt 10,030,358 triệu đồng (chiếm 30.53% tổng Tài sản Có năm 2011) tăng 151% so với đầu năm (15,929,991 triệu đồng). Ngân hàng dự trữ một lượng tiền mặt lớn tại quỹ. chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng cao. Tuy nhiên đó có phải là mức dự trữ vừa an toàn vừa hiệu quả không ? Ta xét thêm cơ cấu thành phần. Trong đó:

Tiền mặt tại quỹ ngày 31/12/2011 là 6,429,464 triệu đồng (chiếm 4.9% tổng tài sản Có). Theo như quy định của NHNN thì mức dự trữ tiền mặt này là hợp lý: Ngân hàng vừa đảm bảo tốt khả năng thanh khoản với khách hàng. vừa tránh chi phí quản lý tiền mặt cao. đồng thời có cơ hội để đem tiền đi đầu tư sinh lợi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản trị tại sacombank (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w