2. Thiết kế vườn vả
2.16. Khoanh thân
Người thức ăn có thể dùng phương pháp khoanh thân, cành vải để điều khiển ra hoa, kết quả, có thể không ổn định và chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác dụng của việc khoanh thân cây vải. Kỹ thuật dân gian này có
Hình 7. Cắt tỉa lần 1
Hình 8. Cắt tỉa lần 2
thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm khoanh vỏ, sức khỏe cây vải, giai đoạn bật lộc và điều kiện thời tiết.
Có thể dùng lưỡi cưa gỗ kéo ngược quanh gốc cành vải tạo ra các vòng kín rộng và sâu khoảng 3mm sao cho phần vỏ rời ra khỏi thân. Nếu khoanh đúng thời điểm và kỹ thuật, có thể tạo ra sự ngủ nghỉ nhân tạo, kiểm soát sinh trưởng sinh dưỡng và kích thích ra hoa.
Nên chọn khoanh cây khỏe, ít nhất 6 tuần tuổi. Khoanh 2 năm một lần hoặc nếu muốn xử lý hàng năm thì nên khoanh một nửa số
cây trong vườn trong năm đầu, nửa còn lại sẽ khoanh vào năm kế tiếp (Hình 9).
Hình 9. Khoanh thân
Chương IV
MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY VẢI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Bọ xít
Tên khoa học: Tessaratoma papillosa Drury
1.1. Hình thái
Khi trưởng thành con cái dài 22 - 25mm, rộng 13 - 15mm; con đực dài 20 - 22mm, rộng 12 - 14mm, chúng đều có màu vàng nâu. Ở mặt bụng có phủ chất sáp màu trắng. Râu màu nâu đen, dạng hình sợ có 4 đốt. Mắt kép hình ô van ở
hai bên đầu. Gốc miệng có màu nâu, phần trên màu đen nhạt. Phiến lưng ngực sau ở giữa có mấu vươn lên phía trước tới mặt bụng ngực giữa và hợp lại với phiến bụng giữa. Chân có ba đốt, dài nhất là chân sau, chân giữa, chân trước ngắn nhất. Các chân có một đôi móc vuốt. Mặt lưng của bụng bằng phẳng, ở
phía mép các đốt có gai.