Việc thiết kế vườn vải đòi hỏi hướng trồng của các hàng cây, khoảng
cách trồng, bố trí đường nước tưới tiêu, lên gốc, tránh gió lớn tạo sự hình thành vùng tiểu khí hậu trong vườn. Sơ bộ các bước tiến hành có thể tóm tắt như sau:
2.1. Chống gió
Gió lớn gây gãy cành làm giảm năng suất nghiêm trọng. Các biện pháp phịng chóng là hết sức cần thiết. Có thể dùng cột chống đỡ cành hoặc trồng các cây bảo vệ. Tuy nhiên hiện tượng gãy cành chưa phải là vấn đề thực sự đáng
quan tâm nhất ở các vùng tròng vải nước ta.
2.2. Hướng trồng
Trên các vùng đất có độ dốc tới 12o, tốt nhất nên trông cây vải theo các
đường đồng mức nghiêng 2-5o so với hướng dốc bề mặt trồng. Việc thiết kế như vậy sẽ hạn chế rất nhiều hiện tượng xói mịn đất. bên cạnh đó khi quyết định bố trí hàng vải vịn phải xem xét đến những khó khăn hay thuận lợi trong việc bố trí thiết kế hệ thống tưới tiêu. Trong tương lai khi việc sản xuất địi hỏi cơ giới hóa, các u cầu về thiết kế vườn vải trên đất đơc có địa hình phức tạp hơn cịn cần
có ý kiến tư vấn của các nhà khoa học.
2.3. Quản lý dòng chảy và thoát nước
Ở các vùng đồi như Lục Ngạn, việc phịng chống dịng chảy khi có mưa là
việc hết sức quan trọng nhằm hạn chế xói mịn và cây vải sẽ chết nếu bộ rễ bị ngập nước. Có thể trồng cỏ ở đỉnh đồi để lái dịng chảy về các hồ chứa nước
nhân tạo hoặc tự nhiên. Các dịng chảy có thể được lái theo hướng các rãnh giữa các luống trồng. Lưu ý không được trồng cây vải trên các đường thoát nước hay những vị trí tích nước khi mưa.
2.4. Lên ụ gốc
Cây vải phải được trồng trên các ụ đất hoặc ở cá vùng đồi thì các ụ theo
đường đồng mức dọc theo các hàng trồng. Kỹ thuật này vừa có tác dụng tăng độ
nơng. Độ cao, kích thước và hướng hàng các ụ gốc tùy thuộc vào độ dốc,
khoảng cách hàng và loại đất. Thông thường thì việc lên ụ gốc sẽ khó khăn cho việc tưới vải, đặc biệt trong điều kiện của nước thức ăn việc tưới bằng hệ thống
ống tưới còn đắt.
2.5. Khoảng cách trồng cây vải
Các giống vải khác nhau hay việc cơ giới hóa khác nhau sẽ yêu cầu khoảng cách trồng khác nhau. Một số giống yêu cầu khoảng cách trồng hàng cách hàng và cây cách cây là 12 m x 6m (140 cây/ha). Tuy nhiên, nhiều hộ đã
trồng với khoảng cách dày hơn như 8mx8m hay 9mx9m. Với những khoảng cách này, khi cây đã to cần phải tỉa cành hoặc đốn bỏ, khi đó chắc chắn sẽ ảnh
hưởng xấu đến năng suất.
2.6. Chuẩn bị đất trồng
Cần chuẩn bị đất cho vải từ 6 tháng đến mười hai tháng trước khi trồng. Các bước có thể sơ bộ tóm tắt như sau:
- Phát dọn khu vườn, không nên vứt bỏ cây phá gọn vào các rãnh hay các đường thoát nước.
- Lên sơ đồ đánh dấu vị trí hàng cây, các đường thốt nước, hoặc các
cây chóng gió nếu cần thiết. Nên hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm hoặc các tổ chức khuyến nông, các nhà khoa học.
- Tạo đường rãnh dọc hàng trồng, các đường thoát nước chữ V, lên ụ
gốc.
- Cần thuê phân tích đất. Từ đó, có chiến lược bón phân, bón vơi hay
khống chất thích hợp cho cả vườn ít nhất từ ba đến năm tháng trước khi trồng. - Cày xới hàng sẽ trồng vải thành các dải rộng 2 m, vừa có tác dụng hỗ trợ câu trong thời kỳ mới trồng vừa kết hợp bón phân.
- Bón lót phân xanh hay phân chng theo các dải đất cày xới. Có thể dùng các loại cây phân xanh sẵn có ở địa phương hoặc tận dụng rơm rạ hoặc
thâm lá băm vụn của một số cây họ hịa thảo. Phân chuồng có thể dùng phân gà hoặc lợn, bị ủ hoai hay bùn ao. Nên bón thúc như vậy ít nhất ba tháng trước khi trồng. Sau này, khi trồng cây được khoảng hai tuần có thể bón thúc phân đạm urê sẽ giúp cây vải phát triển tốt. Trước khi mùa mưa đến nên cày xới thêm,
nhưng phải hết sức chú ý phòng chống xói mịn rửa trơi chất dinh dưỡng. - Xác định khoảng cách trồng cây
- Lắp đặt hệ thống tưới tiêu. Ở các vùng đồi như Lục Ngạn, nên chú ý vị trí đặt bể chứa nước, chỗ đặt máy bơm. Khoảng cách bơm tưới sẽ quyết định
công suất máy và lượng ống cần mua.
2.7. Lựa chọn cây giống
Cây giống là cây ghép hoặc các cành chiết có thẻ mua từ các đại lý cây giống hoặc đặt hàng trực tiếp từ các nhà vườn. Đối với cây chiết, nên chọn các cành trồng trong các túi bầu sâu 30-40 cm. Nếu túi nông hơn thì bộ rễ kém phát triển, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây con khi trồng. Không nên chọn cây có chạc q hẹp. Đặc biệt khơng chọn những cây cằn cỗi, có bộ rễ kém phát triển, có lá vàng úa, hay sần sùi.
Nên có biện pháp xử lý triệt để nguồn bệnh nhện lông nhung trước khi
trồng. Sử dụng hoạt chất dimethoat nồng độ 1ml/lít. Nhúng tồn bộ cây trong ít nhất 10 giây. Nếu chưa trồng ngay, có thể nhúng định kỳ hai tuần một lần cho
đến khi trồng. Lưu ý an tồn khi xử lý hố chất, nên sử dụng găng tay, mặc áo
khốc ngồi và đi ủng cao su.
2.8. Trồng cây
Trồng vải tốt nhất vào mùa xuân âm, cuối mùa hạ hoặc trong mùa thu. Các bước chủ yếu trong quá trình trồng cây như sau:
- Đào hố nên rộng và sâu hpn bầu một chút
- Thao tác nhẹ nhàng tránh gãy rễ cây con. Rễ cây con gãy có thể chết cây.
- Đặt cây vào hố. Cẩn thận lấp đất vào hố, ấn nhẹ để cây tiếp xúc với
bầu rễ.
- Tưới nhẹ để loại bỏ các túi khơng khí và giúp đất tiếp xúc với rễ cây. - Lấp đất thêm lên phía trên bầu rễ. Ấn chặt từ từ nhẹ nhàng bằng hai
lịng bàn tay (khơng dùng chân).
- Phủ rơm rạ hay các vật liệu tương tự quanh gốc dày khoảng 10 cm, nhưng không nên sát vào thân cây con, thông thường nên cách thân khảng 10 cm.
- Cần thiết nên dựng rào bảo vệ quanh cây tránh gió lớn, chuột phá hại. Có thể dùng các vỏ bao phân bón qy vịng
quang các cọc bảo vệ. Thường nên cắm 3-4 cọc xung quanh diện tích 1m2 quanh cây con mới trồng. Chiều cao rào bảo vệ tốt nhất khoảng 1,5m.
- Chống cây và làm rào bảo vệ cây con trong 12 tháng đầu (Hình 1).
- Tưới cây con hai lần một tuần, đặc
biệt chú ý tưới trong tháng đầu sau trồng.
2.9. Chăm sóc cây sau trồng
Cây con sau trồng cần được chăm sóc thường xuyên. Muốn có được cây vải khỏe mạnh, cho trái tốt thì cần có những tác động kỹ thuật thích hợp về phân bón, tưới nước, tạo hình và phịng trừ sâu bệnh.
2.10. Bón phân
Trong ba năm đầu, phân bón có tác dụng tăng trưởng tối đa kích thước
cây vải. Thường thì cây vải cịn chưa cần bón thúc ngay sau trồng. Đến khi bắt
đầu phát triển chồi lá mới nên bón phân.
Bảng 4. Phương pháp bón phân cho cây vải
(Tính cho 1 cây)
Thời gian Loại phân Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Hàng tháng Urê 30g 40g 60g 80g