Bệnh sương mai trên chùm hoa và quả

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng, bảo quản và chế biến quả vải (Trang 43 - 45)

- Biện pháp hoá học

6. Bệnh sương mai trên chùm hoa và quả

Bệnh do nấm Peronspora sp gây ra, chủ yếu trong thời gian cây ra hoa và kết quả, gây rụng hoa quả. Bệnh tiếp tục gây hại trỏng thời kỳ thu hoạch gây khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển.

6.1. Triệu chứng

Bệnh ban đầu là các vết đốm đen nhỏ, lan nhanh, bao quanh cả cuống hoa và quả, hậu quả là hoa và quả bị rụng. Trời nắng cuống hoa bị khơ, tóp lại, trời

ẩm cuống hoa bị thối, dễ gẫy. Nấm này thấy xuất hiện cùng thời gian với nấm

thán thư trong mùa ra hoa và đậu quả.

6.2. Tác nhân gây bệnh

Cành bào tử nang phân nhánh kiểu chạc đôi vài lần, cuối cùng cành nhỏ dần đến nhọn ở cuối. Bào tử nang hình trứng hoặc gần trịn, màu nhạt, kích

thước 22 - 30 x 15 - 23µm.

Bệnh gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đế khi thu hoạch, nhưng nguy

hiểm hơn cả là thời kỳ ra hoa kết quả. Trời âm u, ẩm độ cao, mưa phùn thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại.

6.4. Biện pháp phòng trừ

- Sau khi thu hoạch quả, tiến hành tỉa cành tạo tán, cắt bỏ cả cành ra hoa khơng có quả… rồi phun thuốc Boocđô 1%.

- Trước khi hoa ở và sau khi đã đậu quả phun thuốc Ridomil MZ 72WP nồng độ 0,15% (không nên phun vào thời gian hoa nở).

6.5. Một số bệnh đốm lá, khô đầu lá

- Bệnh khô đầu lá: Pestalozzia penciseta sacc - Bệnh đốm nâu: Macrophoma sp.

- Bệnh đốm tro: Phyllosticta algeriensis sacc.

Các loại bệnh này thường ít có ý nghĩa kinh tế, tuy nhiên sự hiện diện của bệnh làm cho người trồng vải lo lắng.

Bệnh gây hại nhiều ở vườn cây ít đốn tỉa, trong mùa nóng ẩm và bón phân khơng cân đối.

Biện pháp phòng trừ chủ yếu là vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành tạo tán sau mỗi vụ thu hoạch. Trường hợp thật cần thiết cũng chỉ nên dùng dung dịch thuốc Boocđô 1% phun vào tán lá.

Chương V

MỘT SỐ KỸ THUẬT XỬ LÝ TRƯỚC THU HOẠCH

Hiện tại có một địi hịi bức xúc của nơng dân trồng vải, đó là giảm tỷ lệ

quả rụng, quả nứt, làm chậm chín quả trên cây trong một thời gian nhất định để

rải vụ thu hoạch và do đó nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích trồng vải. Trong nhiều năm qua, trường Đại học nông nghiệp nghiệp I Hà Nội đã

nghiên cứu và sản xuất chế phẩm có tên thương mại là KIVIVA. Sự ra đời của KIVIVA đã một phân đáp ứng được các địi hỏi bức xúc nói trên của bà con

nơng dân.

Ngồi ra, có thể sử dụng một số chất điều hịa sinh trưởng khác, trong đó chủ yếu là các chất kháng ethylen như ReTain®, SmartFresh® v.v… để xử lý bằng cách phun trực tiếp lên cây vào thời điểm 2-3 tuần trước thời điểm thu

hoạch bình thường cũng có tác dụng rõ rệt trong việc kéo dài thời gian thu hoạch, tăng cường khả năng bảo quản sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng, bảo quản và chế biến quả vải (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)