3 Phân tích sự kiện là phương pháp thể hiện đạc thù của thểloại điều tra.

Một phần của tài liệu Thể loại điều tra trên báo chí Việt Nam đương đại (Trang 59)

V 2 Tính hệ thống và tính lôgíc trong lập luận và trình bày chứng cứ

J 3 Phân tích sự kiện là phương pháp thể hiện đạc thù của thểloại điều tra.

đích và có định hưóng rõ ràng. Viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào là những điều nhà báo cần chú ỷ khi tiến hành cồng việc. Để giải quyết những vấn để vừa nêu, mỗi thể loại tác phẩm báo chí thực hiện theo cách riêng của mình: Các thể loại thông tấn định hướng bằng cách phản ánh hiện lliực khách quan; thể loại ký định hướng trên cơ sở tái tạo hiện thực bằng bút pháp văn học kết hợp sự thẩm định của nhà báo bằng bút pháp chính luận... Điều tra lại định hướng bằng cách trình bày chứng cứ theo phương pháp chính luận báo chí để làm sáng rõ sự thật, v iệc sử dụng chứng cứ trong bài điều tra không chỉ dừng lại ở sự phản ánh sự kiện, hiện tượng hay quá trình mà phải chỉ ra được các mối quan hệ bên trong giữa các sự kiện, qua đó giúp độc giả thấy được bản chất của vấn đề và chiều hướng vận đỏng của cuộc sống.

Trong bài điều tra có thể có sự đan xen nhiều “dấu hiệu” của các thể loại khác như ghi nhanh (trong quá trình thu thập tư liệu), phỏng vấn (để chứng minh sự kiện), tường thuật và phóng sự (mô tải đầy đủ và tỷ mỉ sự việc), hoặc bình luận (đánh giá, nhận xét)... Còn các yếu tố của tiểu phẩm (châm biếm, hài hước, mỉa mai...) hầu như không có mật trong bài điều tra.

J 3. Phân tích sự kiện là phương pháp thể hiện đạc thù của thể loại điều tra. điều tra.

Phân tích là đặc điểm chung của tất cả các thể loại báo chí. Có thể loại cđn sử dụng phương pháp phân tích ở mức độ cao như chuyên luận hay bình luẠrr có thể loại lại cần phân tích mức độ thấp hơn, ngắn gọn hom như các thể loại tin tức. Có lẽ vì thế mà trong cuốn giíio trình “Lỷ thuyết va thực hành báo chí Xô viết” các thề loại được coi là quan trọng nhất và cơ bản

nhất mà chúng ta gọi là các thể loại chính luận báo chí thì giáo trình nói tiên gọi là các thẽ loại phân tích” l. Điều tra là thể loại sử dụng phương pháp phân tích ở mức độ rất cao và có những đặc điểm riêng so với các thể loai khác. Theo nhà báo Hữu Thọ thì công chúng rất thích đọc điều tra, nhưng không phải bài điều tra nào họ cũng thích. Kết quả của điều tra dư luận cho thấy rằng bạn đọc thường thích những bài điều tra đạt được những tiêu chuẩn như: để cập đúng những vấn đề mà người đọc quan tâm, nêu đúng những câu hỏi mà nhiểu người đang băn khoăn, phản ánh chính xác sự thật cuộc sống và những vấn đề đang cần giải quyết. Thái độ của tác giả phải rõ ràng, dứt khoát. Nội đung tác phẩm phải mới mẻ, hấp dẫn. Nhà báo cẩn cung cấp cho công chúng những con số và sự kiện chính xác. Tác phẩm đến với công chứng như cùng bàn luận, trong đó phải chứa đựng cả những số liệu điều tra, thống kê và cả ý kiến của người viết.

Một trong những phương pháp thể hiện quan trọng của bài điểu tra là trình bày và phân tích sự kiện. Việc trình bày sự kiện trong điều tra khác với sự miêu tả trong các thể loại chính luận — n g h ệ thuật. Trong tác phẩm điều tra, trình bày là để phân tích. Vì thế, việc trình bày đây càn ngốn gọn, cô đúc, có sự lựa chọn kỹ càng, nhằm nêu bạt được những vấn đề cfin thiết; đổng thời tạo điều kiện cho quá trình phân tích để tìm câu trả lời. Sự kiện và hiện tượng thường là xuất phát điểm cho một bài điều tra. Một bức thư ngắn của một công dân tỏ lời cám ơn một cá nhân hay một lập thể nào đó, hoặc ngược lại là sự tố cáo hay kêu oan, đều có thể là lý đo để nhà báo bắt đầu thực hiện một bài điều tra. Như vậy, sự kiện là cái có thật, là cái người viết phải trình bày trước, sau đó mới bắt đầu sự phân tích dể tìm ra bản chất của sự kiện và các mối quan hệ nhân - quả của sự kiện đó và các sự việc riêng lẻ có liên quan. Trên cơ sở đó sẽ tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc mà cồng chúng đang chờ đợi sự trả lời. Hãy nêu một ví dụ: Chỉ sau vài năm đổi mới đất nước, ỏng chủ hãng nước hoa Thanh Hươníi -

Nguyên Văn Mười Hai đã trở thành tỷ phú, sao giàu nhanh vậy? Đay là người cổ biệt tài trong sản xuất - kinh doanh hay là một kẻ gian thương còn chưa bị tố giác? Từ một hiộn tượng được coi là “hoàn cảnh có vấn đề” đó, các phổng viên báo chí và các cơ quan chức nãng đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và hoàng loạt bài điều tra xuất hiộn trên báo chí để trả lời cho công chúng biết rằng ông chủ hãng nước hoa Thanh Hương chỉ là một kẻ gian thương, đã dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của nhà nước và của công dân. Để có được những câu trả lời chính xác, có sức thuyết phục, các phống viên đã nêu lên và phân tích hàng loạt sự kiộn. Như vây, trong bài điẻu tra thì việc trình bày sự kiện và phân tích sự kiện luôn được tiẽn hành đổng thời với nhiểu phương pháp thể hiện khác nhau. Việc phíln tích bắt đáu từ sự lựa chọn sự kiện và tình bày sự kiện. Ông Hữu Thọ cho rằng “một bài điều tra tốt, có tính thiết thực, là phần lập luận ngắn thỏi mà lẩn vào ngay phẩn trình bày qua k ể hoặc miều tả. Do đó trình bày sự kiện cũng ì à m ột nghệ thuật, khi dùng cách k ể lợi một báo cáo, một cuộc trao đổi ỷ kim , khi miêu tả sự quan sát trực tiếp, khi dùng phóng vấn, khi ghi lại một cuộc đối thoại, làm cho sự kiện được trình bày sông động, thuyết phục người đọc' \

Tóm lại, khi tiến hành xây đựng một tác phẩm điều tra, tác giả cần chú ý mấy vấn đề sau: Hiểu khái niệm điều tra từ hai góc độ là thao tác nghiệp vụ của phóng viên và th ể loại báo chí. Hoạt động điều tra của phóng viên có thể mang đến kết quả là tin, bài thuộc bất cứ thể loại nào. Khi đã viết bài thuộc thể loại điều tra thì những thao tác nghiệp vụ điều tra là điều bắt buộc nhưng khi trình bày tác phẩm thì phải chú ý đến những đặc điểm đã nêu ở trên.

- Phản ánh thực tế khách quan, không có yếu tố hư cấu và không có những suy luận chủ quan.

- Đổng thừi với thông tin thời sự về người thật, việc thật, tác phẩm cần phản ánh đầy đủ quá trình liên kết sự kiện theo quan hệ nhân quả và rút ra được những kết luận xác dáng, hướng người đọc đến cách suy nghĩ phù hợp với ý đồ tác giả.

- Người viết điều tra có thể bình luận, lý giải, biện bạch cho ý kiên của mình nhưng phải tôn trọng sự thạt khách quan, vì vậy phần “ bình” chỉ là thứ yêu.

- Cũng như các thể loại chính luận báo chí khác, thái độ của tác giả phải iõ làng, công khai, không nên có những ý kiến lập lờ để tạo cho ngirời đọc có nhiều cách hiểu khác nhau.

- Bài điểu tra chỉ xuất hiện trong "hoàn cảnh có vấn đề".

- Sự kiện là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng tác phẩm, bút pháp chính luận được sử dụng để phân tích, lý giải, chỉ ra mối quan hệ nhân quà của các sự kiện nhằm làm rõ sự thật. Đó là sự thật trần trụi, trinh nguyên như nó vốn có trong đời sống xã hội. yêu cầu này đảm bảo cho tác phẩm thực hiện tốt tính khách quan, tránh được khuynh hướng "tô hồng" khi viết bài biểu dương và khuynh hướng "bôi đen" khi viết bài phê bình. Tuy nhiên, tác giả cần tính đến trách nhiệm xã hội của mình để khi tác phẩm được công bố không tạo ra hiệu quả phi chức nftng.

Một phần của tài liệu Thể loại điều tra trên báo chí Việt Nam đương đại (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)