- Điểu kiện khung mang lính xã hội • N Ển lí n g lịc h flử và luật phdp.
2. SựIIÌN II THÀNII CẢC THỂLOẠI DẢO CHÍ
Mọi người đều biết lằng, hiộn nay báo chí Việt Nam đã thoả mãn được phần lớn nhu cầu thông tin của công chúng. Làm đượ điều đó là nhờ có công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có sự đổi mới báo chí. Đội ngũ những người làm báo có học vấn và được đào tạo nghiệp vụ tăng lên, Đảng và Nhà nước quan tâm đến báo chí nhiều hơn trước... Mặt khác, giới báo chí cũng khồng ngừng tìm tòi và sáng tạo những hình thức và phương tiện chuyển tải thông tinmột cách đa dạng hơn, phong phú hơn. v iệc sử dụng hợp lý các hình thức thông tin ngoài các thể loại báo chí như truyện ngán, bài báo khoa học, tranh, ảnh nghộ thuật và cả màu sắc trình bày... đã làm cho bộ m ặl báo chí trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng một điều dẻ nhận thấy là vãn chính luận vẫn giữ vị trí chủ yếu trong báo chí. Như vậy thì muốn tìm hiểu cơ sở của sự hình thành thể loại báo chí chắc chắn phải xem xét các
daú hiệu đặc trưng của phương pháp, phương tiện và hình thức sứ dụng tư liệu trên báo chí v iệ t Nam đương đại; mà các tư liệu đó được chuyển tải bằng phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ chính luận báo chí. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem những dấu hiệu chung nhất của từng nhóm thể loại qua sự giống và khác nhau của chúng trước khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm của tưng thể loại riêng biệt.
Điều dễ nhận thấy là, đa số các tác phẩm được đăng tải trên báo và tạp chí đẽu sử dụng văn chính luận. Bởi vậy, văn chính luận là công cụ quan trọng trong lao động báo chí. Tuỳ theo những tình huống, những trường hợp khác nhau mà nhà báo sử dụng những hình thức và phương pháp khác nhau của van chính luận để giải quyết vấn để. Trong một số trường hợp chl đòi hỏi thông báo về một sự kiện nào đó. Trong những trường hợp khác lại cán phổ biến những kinh nghiệm hoặc giải thích rõ ràng các quan ddiểm \ỷ luận hoặc phác hoạ chân dung con người với tình cảm, các tính... của người đó. Từ thực tiễn hoạt động báo chí như thế đã hình thành các nhóm tư liệu tương đối ổn định. Những đấu hiệu đực trưng trùng lặp ấy cho phép phân chia tác phẩm báo chí thành các thể loại.
Báo chí Việt Nam hiện nay đang sử đụng hầu hết các thể loại như tin, phỏng vấn, tường thuật, bài phản ánh, xẫ luận, tiểu luận, phê bình và giới thiộu tác phẩm, bình luận, điểu tra, điểm báo, thư của ban biên tập (với tư cách là thể loại báo chí), ký và các thể loại trào phúng. Có thể nói rằng, tin là thể loại xuất hiộn sớm nhất. Cùng với sự phát triển của báo chí định kỳ, phạm vi các vấn đề và các lĩnh vực mà tin đề cập đã hình thành nên hình thức văn chính luận. Tin đã từng có mặt trên các tò báo đầu tiên của châu Âu.
Lịch sử báo chí thế gới chỉ 1'a rằng, báo chí xuất hiện là do nhu cẩu thông tin kinh tế của con người. Vì vậy, thể loại đầu tiên của báo chí là tin, thường đăng các tin tức về tình hình thị trường, giá cả hàng hoá... Nhưng sự xuất hiện của báo tiếng v iệ t ở nước ta là do ngưòi Pháp tổ chức và gắiì liền với những tham vọng chính trị của thực dân Pháp, vì vây ngay trên những tờ báo đầu tiên đã đăng những tin tức chính trị để phục vụ cho chế độ "bảo hộ" của chúng.
m à tin, thường chỉ thông báo vắn tắt về biến cố của một sự kiện riêng lẻ không còn thoả mãn nhu cầu hiểu biết của công chúng, các phóng viên đà viết tỷ mỷ hơn vế một sự kiện hoặc một loạt sự kiện cùng dạng, phục vụ cho một chủ đề, chỉ ra nguyên nhân và quan hệ nhân - quả của chúng. Rồi đến tiểu luận có vai trò tổng kết sâu rộng các hiện tượng của đời sống xã hội, đưa ra những khái quát lớn trên các vấn đề chính trị - xã hôi.
Cho đến nay, báo chí vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện các thể loại, làm phong phú thêm bằng những nhân tố và phẩm chất mới để phục vụ tốt hơn chức năng của mình. Khi bàn về khả năng và nhiệm vụ của từng phóng viên trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, c. Mác đã viết rằng: Người phóng viên chỉ có thể coi mình là một bộ phận của cơ cấu phức tạp, irong đó anh ta tự đo lựa chọn chức năng xác định cho mình. Chẳng hạn, một người thì phản ánh ấn tượng trực tiếp khai thác được qua giao tiếp với nhân dân, từ cảnh sống nghèo khổ của họ, còn người khác - nhà sử học - thì nghiên cứu lịch sử đã qua; người giàu cảm xúc thì miêu tả chính sự bần cùng đó, hơn nữa việc giải quyết vấn đề duy nhất này lại được đưa ra từ nhiều hướng. Lúc thì trong phạm vi địa phương, lúc thì có quan hệ với cả quốc gia nói chung... Ý của c. Mác là muốn lưu ý rằng, các tác phẩm báo chí khác nhau nhờ một số dấu hiệu. Dĩ nhiên, không phải lúc nào các thể loại báo chí cũng tổn tại "trong một dạng thuần tuý"; trong mỏi thể loại có thể dẫ dàng tìm thấy ít nhiều dấu hiệu của những thể loại khác. Điều đó là bình thường, bởi vì báo chí tái tạo hiện thực xã hội với toàn bộ sự phức tạp và đa dạng của nó.