Giọng điệu

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 57 - 61)

Giọng kể là cảm nhận đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng, dư vị cuối cùng của người đọc truyện. Câu chuyện có hấp dẫn hay không, có đi vào lòng người hay không thì yếu tố giọng điệu cũng có một vai trò quan trọng. Có khi giọng điệu đồng nhất vói phong cách, hình tượng tác giả... Diễn ngôn kế chuyện là minh họa cho những cuộc đối thoại, là giọng đối thoại song song giữa người kể chuyện và người nghe. Giọng văn cho phép lựa chọn nhịp điệu tiến triển của tình tiết câu chuyện. Giọng văn là chỗ giao lun gặp gỡ giữa người kể và người đọc, sự cảm nhận là tự nhiên, giọng kể cũng là tự nhiên theo văn phong của mỗi tác giả. Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng điệu nhưng luôn phải có một giọng chủ âm. Giọng điệu là mối giao lưu cảm nhận giữa người đọc và tác giả, thiếu một giọng đặc trưng, tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt. Giọng điệu người kể chuyện chính là thái độ, tình cảm, lối biểu đạt tư tưởng của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lối văn nghệ thuật, nó góp phần tạo nên bản sắc riêng của tác giả. Đối với Kawabata, giọng điệu mang tính đa âm sắc. Nhân vật chính trong các tác phẩm của ông rất phong phú nên nhiều giọng là điều rất dễ hiểu. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Kawabata thường nhìn sự vật, hiện tượng bằng con mắt của nhân vật chính, tựa vào điếm nhìn của nhân vật để kể. Giọng điệu trong sáng tác của

Kawabata mang giọng hoài nghi do dự, giọng trầm tư triết lý và giọng tiếc nuối hoài niệm. Giọng kế của Kawabata mang một cái nhìn của con người đã qua nhiều trải nghiệm trước con người và cuộc đời. Có thế thấy ngay rằng chất trầm tư triết lý luôn gắn vói sự từng trải bởi triết lý chính là những gì đã đúc kết qua năm tháng. Ta ít thấy chất trầm tư triết lý trong các tác phẩm của một nhà văn trẻ tuổi, mà chủ yếu là thấy ở các tác giả đã chịu nhiều thử thách của thời gian.Yoshimoto Banana là tác giả trẻ, viết về thế giói nội tâm, các nhân vật của cô là những người trẻ tuổi, họ không mang vác gánh nặng của lý tưởng, tham vọng nào to lớn mà chỉ cư ngụ trong không gian nhỏ hẹp của cuộc sống riêng tư và đời thường cá nhân. Người kể chuyện trong các tác phấm của Yoshimoto Banana thường nhìn nhận bằng con mắt nhân vật. Tất thảy đều xưng “tôi”, đều có một điểm chung là hoang mang, đon độc, u ám và cô đon. Giọng điệu này thường lặp đi lặp lại trong tất cả những đoạn độc thoại nội tâm về đời sống, về ngày hôm qua, về tình yêu, về sự chết: “Mồ/ quan hệ của

chủng tôi đã phôi thai từ hoàn cảnh đầy bấp bênh, và chỉ riêng hôn nhân thôi không thế nào làm dịu mọi khó khăn... Tôi linh cảm rằng mình sẽ mang sự chịu đụng đó tới bao giờ nôi mệt mỏi hay thứ giống như khối u ấn mình trong tình yêu của chúng tôi một ngày nào đó biến mất”. “Neu tôi đế cảm xúc chỉ phối và đê một mình rơi phải trạng thải hoang tưởng, tôi sẽ không thế tin chính bản thân nữa, và không còn tin anh hay bất kì ai nữa” [1, Giấc mơ kim chi, 2006: 87], Giọng kế trong truyện của Banana phần lớn là giọng kể của

những cô gái trẻ phải mang trong lòng nỗi buồn về gia đình, tình yêu. Tuy buồn nhưng với một chất giọng nhẹ nhàng, suy tu1, cùng những câu văn tươi tắn, nỗi buồn sẽ được vơi đi. Bằng những chất giọng nhỏ nhẹ có chất thơ, tiết độ và gọt giũa, các nhân vật trẻ trong truyện của Banana đưa ta đến vói họ bằng một thứ tình cảm chân thành nhất. Điểm nổi bật trong các sáng tác của Banana chính là đối thoại. Các nhân vật đối thoại vói nhau hay đối thoại một mình đều thay mặt tác giả đế kể và làm những bè đệm cho câu chuyện. Nhân vật tự sự trong truyện Banana thường xuyên độc thoại nội tâm đế nói lên ý nghĩ thầm kín, là lòi tự nhủ thầm, là tiếng nói của chính bản thân mình trong thâm tâm sâu thắm. Đồng thời qua lời độc thoại nội tâm của các nhân vật trong truyện còn bộc lộ đòi sống tinh thần của họ. Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật

làm hiện rõ “cơ« người bên trong” của Banana. Những câu chuyện của Banana tưởng chừng đon giản và đon tuyến, nhưng lại khiến người ta cảm động, chính là nhờ chất giọng trừ tình với một văn phong tươi sáng. Hãy nghe cuộc trò chuyện ngắn của nhân vật y sĩ và cô gái có biệt hiệu Thằn Lằn trong truyện ngắn cùng tên:

“...Tôi muốn nói với cỏ nhŨTig điều như thế, nói tất cả những gì đã không nói ra lời. Chỉ cần mình còn song thì ngày mai sẽ nói ra được.

Khi tôi nghĩ như thế, Thằn Lằn nói, giọng nói càng nhỏ hon nữa. “Anh ngủ ngon

Đã tưởng là cô ngủ rồi nên tôi hơi ngạc nhiên, mở mắt nhìn cô. Thấy cô nhắm mắt trông như sắp ngủ say. Tôi nói nhỏ: - “Em ngủ ngon Thằn Lằn vân nhắm mắt, thì thầm:

“Em chết, chắc là xuống địa ngục “Em không sao đâu Tôi nói.

- “Nhưng mà củng chang sao Thằn Lằn nói: - “Địa ngục thì có nhiều bệnh nhãn đế em giúp. ” [1; 2006: 58]

Bằng chất giọng đối thoại tưởng như hết sức bình thường, nhưng nếu ta hiếu được những ý nghĩa ấn chứa trong mỗi dòng chừ thì ta sẽ thấy sáng tác của Banana gợi cảm biết nhường nào. Đây là một trong những đoạn đối thoại tiêu biểu, sâu lắng trong truyện của Banana.

Các tác phẩm chính của Banana, cả tiểu thuyết lẫn mảng truyện ngắn thường có cốt truyện hết sức đou giản, thậm chí có thể gọi là đon tuyến vói ít nhân vật, vắng bóng những pha hành động, các chi tiết gay cấn hay các xung đột. Chính vì vậy nhịp điệu kể diễn ra chậm rãi, đi sâu vào nội tâm chứ không ly kì như trong truyện trinh thám. Truyện của Banana có một chất giọng hoài nghi, nhưng không phải là sự tự hoài nghi do dự của nhân vật với cuộc đòi, vói người xung quanh, với bản thân mình như Kawabata, đon giản chỉ là đặt ra câu hỏi nhỏ trong thâm tâm một cách nhẹ nhàng. Cô gái Satsuki trong “Bóng

trăng”, tự nghi van trong lòng mình: “Thật ra thì cô ẩy là ai? Cô ấy từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Và cô ấy đã nhìn thấy ai vao lúc nãy?...” [2; 2006: 239],

“Ta sinh ra đế làm gỉ?

Chỉ đế làm như thế này ở đây thôi sao?

Mọi chuyện với Otohỉko vậy là đã kết thúc rồi.

Đã kết thúc. Sau biết bao ngày đằng đăng.” [3; 2007: 199]

Câu hỏi như xoáy sâu vào tâm hồn người con gái trẻ đầy chất chứa nồi niềm. Giọng điệu băn khoăn chất chứa nỗi suy tư, trăn trở của người con gái trẻ được đặt ra để tự suy nghĩ về bản thân mình.

Giọng điệu trong truyện còn được thể hiện qua tính cách nhân vật. Chẳng hạn Tugumi trong “Vĩnh biệt Tugumi” là một cô bé tinh nghịch, xinh đẹp nhưng hay tức giận, lời nói, giọng điệu nhiều khi chua chát, thô tục. Một cô gái xinh đẹp chang ai ngờ rằng lại luôn cáu gắt vói mọi ngưòi: “Nói cho các ngươi biết, toi nay tao chết ngay cho mà xem, sau đó thì mùi vị sẽ khủng khiếp lam đó...Đừng cỏ khóc’’ [4; 2007: 12]. Tugumi thường xuyên

đối đáp với mọi người trong gia đình bằng cái giọng ngang ngược, thái độ bất cần. Có lúc Tugumi còn nói “ Tao định sẽ chết ở biển hoặc ở núi”. Giọng điệu thô tục, dừ dằn đầy cá tính, song lại là điểm hấp dẫn đối vói người đọc. Đôi khi Tugumi có những hành động nhẹ nhàng, lời nói thân thiện, dễ gần, hãy nghe đoạn đối thoại của Tugumi với Kyoichi - cậu bạn mà sau này trở thành người yêu của Tugumi và có một mối tình đẹp.

Này, tên là gì thế?

Tớ là Kyoỉchi. Còn bọn cậu?

Tớ là Tugumi. Đây là Maria. Này, cậu ở đâu thế?

- Nhà tớ không phải ở thị tran này, ở đằng kia. — Cậu chỉ về phía núi.

— Cải khách sạn.

- Cải khách sạn sắp xong đẳng kia sẽ là nhà tớ đẩy.

- Cái gì, cậu là con trai bà giúp việc à? - Tugumi cười.” [4; 2007: 91] .

Banana chuyên viết về thế giói nội tâm vói một chất giọng đặc sắc. Những tâm tư tình cảm của các nhân vật được tác giả nói ra một cách đon giản đầy ý nghĩa. Các nhân vật tự sự trong truyện kể về mình, về mọi người xung quanh với

là thế giới chỉ có trong truyện hay các nhân vật chính là một trong số chúng ta.

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 57 - 61)