Cá nhân, nhân cách từng con người là trung tâm chú ý của các nhà tiểu thuyết. Mỗi nhân vật được nói đến trong tác pham Banana đều được khắc họa vói diện mạo, tính cách riêng biệt hết sức ấn tượng và độc đáo. Bên cạnh những nhân vật huyền ảo, Banana còn xây dựng hình tượng nhân vật tự sự. Những nhân vật này làm trung tâm điểm cho mọi tác phấm. Nhân vật tự sự trong truyện của Banana hiện lên mò' nhạt về hình dáng, không được Banana miêu tả chi tiết nhưng lại được khắc họa một cách đầy đủ về tính cách, quá trình diễn biến tâm lý. Phần lớn các nhân vật đều có đời sống nội tâm, vì vậy Banana rất thành công trong việc miêu tả đậm nét về đời sống của các nhân vật này. “ Với Tônxtôi, tiếu thuyết cỏ khả năng khám phả, tái
hiện thế giới nội tâm hết sức tinh vi, bí ấn và luôn biến chuyến của con người. Kỹ xảo thế hiện nội tâm con người là một trong những thước đo quan trọng của tiến bộ nghệ thuật.” [10; 2006: 101]. Tônxtôi còn đưa ra
nhận định: “Mục đích chủ yếu của nghệ thuật, nếu như cỏ nghệ thuật và
nghệ thuật cỏ mục đích, là thế hiện, diên tả sự thật về tâm hồn con người, diên tả nhũng bí ấn không thế nói ra bằng lời nói đơn giản. Vì thế mà có nghệ thuật. Nghệ thuật là kỉnh hiến vi mà nghệ sĩ soi vào những bí ấn của tâm hồn mình và trình bày nhũng bỉ ấn chung cho tat cả mọi người đó.”
[10; 2006: 102], Banana diễn tả đòi sống nội tâm tinh tế trong mọi hoàn cảnh, diễn biến tâm lý, tâm tư tình cảm của nhân vật. Chứng tỏ Banana đã đạt đến sự tiến bộ trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. Nhân vật trong truyện hầu hết là các cô gái trẻ nhưng lại phải trải qua rất nhiều điều phức tạp, bất trắc trong cuộc sống. Lời tự sự của nhân vật trong “Kitchen” là cô gái trẻ Mikage phải sống một cuộc sống cô độc trước sự ra đi lần lượt của những người thân. Bao khó khăn, trải nghiệm mà cô vượt qua giúp cô trưởng thành hon và vừng vàng trong cuộc sống. Mikage giới thiệu về bản thân hết sức đon giản: “Tôi tên là Sakurai Mikage, cha mẹ tôi đều chết lúc
học cấp hai. Và thế là hai bà cháu tôi cùng song với nhau cho tới tận bây giờ. Mẩy ngày trước, bà tôi mất. Tôi bàng hoàng” [2; 2006: 14]
Lòi kể đon giản, ngắn gọn nhưng thâu tóm được hoàn cảnh và cuộc sống hiện tại đầy đau thương của cô. Những lời khen ngợi về gia đình “kỳ lạ” - có
36
người cha cải giới thành mẹ và cậu con trai Yuichi kế từ khi cô về sống ở đó, cho thấy quãng thòi gian hạnh phúc mà cô có được. Câu chuyện như một thước phim kể về cuộc đời Mikage và Yuichi. Những đau khổ mà người con gái trẻ này trải qua như chuyến hành trình trải dài trong cô và chính cô tự thuật về cuộc đòi của chính mình có khi vui, khi buồn đan xen.
Trong “Vĩnh biệt Tugumi” nhân vật tự sự là cô gái trẻ tên Shirakawa Maria
- người đã từng chứng kiến hầu như tất cả các giai đoạn trưởng thành và quá trình thay đổi tâm lý của Tugumi - cô em họ tinh nghịch và ngỗ ngược. Câu chuyện được kể lại dưới một góc nhìn có phần tưoi mói hon trong “Kỉtchen Tính cách của Tugumi được Maria cảm nhận rất rõ ràng: Tugumi bề ngoài xinh đẹp nhưng đôi khi độc ác, hay nói những câu nói độc địa, ngay sau đó lại có những cử chỉ nhẹ nhàng. Tugumi là người giúp Maria cảm nhận được vẻ đẹp diệu kỳ của tình yêu và sự sống. Những hồi ức về mùa hè vùng quê ven biển của Maria giản dị nhưng lại đầm ấm, quen thuộc. Cảnh biến và con người ở đây được miêu tả dưới cảm nhận của Maria rất đẹp và trong sáng. “Vĩnh biệt
Tugumi” chính là vĩnh biệt tuổi thơ, với một cái nhìn sống động và tươi tắn về
tình yêu, tình thương mà những nhân vật trẻ vừa bước qua ngưỡng cửa thiếu niên mong manh, dữ dội. Tugumi và Maria có nhiều nét đối lập, song người để Tugumi trút bầu tâm sự nhiều nhất lại là Maria. Chính trong những ngày hè sôi nổi, vui tươi ấy, Maria cùng nhóm bạn đã có những trải nghiệm quý giá và những cảm xúc đẹp đẽ về cuộc sống, về tĩnh tại và đổi thay, về sức mạnh của tinh thần và những ranh giói mơ hồ của cảm giác...
Giống như những tác phẩm trước của Banana, ‘W.P” kể lại câu chuyện một nhân vật không cần là một cô gái hoàn hảo, cũng không phải là ngưòi nổi bật nhất, nhưng lại là chìa khóa của mọi vấn đề. Kazami là một cô gái như thế, cô lặng lẽ quan sát mọi thứ để rồi cảm nhận mọi thứ và sẵn sàng hành động khi có chuyện gì đó xảy ra. Kazami rất nhạy cảm vói sự sống, vói thế giói và sự việc diễn ra xung quanh mình. Giống như mẹ cô nói:
“Con ấy à, cái gì cũng hấp thụ cả vào mình. Cả bầu không khỉ xung quanh... Con không thích nhũng chuyện dữ dội, nhưng lại luôn cảm nhận
được
bầu không khỉ ẩy. Có thế nhờ vậy mà con đã trở nên mạnh mẽ hon.” [3; 2007: 154], Đoạn miêu tả cảm nhận của Kazami về sự biến đổi của tình yêu và cuộc sống hết sức tinh tế: “Khi người ta tùng yêu, rồi chia tay, rồi mất đi
người mình yêu và tuối đời môi lúc một chất dày thêm, người ta sẽ coi mọi thứ trước mắt mình đều rất mực giống nhau. Thiện ư, ác ư, ưu ư, nhược ư, chang sao mà đoán định được. Chỉ thay sợ hãi một điều rằng những kỉ niệm không đẹp cứ một ngày nhiều hon. Giả gì thòi gian đừng có trôi đi nữa, giá gì mùa hạ đừng bao giờ kết thúc, tôi chỉ nghĩ được nhũng điều như vậy. Và thấy mình trở nên yếu đuổiP [3;2007: 118]. Kazami cảm nhận về
cuộc sống thường ngày hối hả, nhộn nhịp với những tiếng còi xe, cả tiếng chó sủa, tiếng người nói... muôn vàn những âm thanh vang động đang hiện diện trong thế giói truyện hay đang diễn ra từng ngày trong cuộc sống.
“Song bên cạnh nhũng con người này, nhũng con người nhuốm màu của quả khứ, của cải thuở sức song còn căng tràn, tôi như đang ở trong một vưòn hoa nằm chệch ra ngoài hiện thực một cách khó nhận biết. Nhưng tôi nhận ra điều đó, một khoảng thòi gian đẹp đẽ. Và thật tuyệt. Nhung hữu hạn. Chứ không kẻo dài mãi mãi...” [3;2007:173]. Cái không khí dịu dàng
và tĩnh lặng ấy như chính con người Kazami vậy. Đó còn là một con người đã dồn nén quá nhiều những cảm xúc mà cô hấp thụ được, cùng với những nỗi đau dường như mơ hồ, thoáng qua. Kazami giống như thứ âm thanh, bản nhạc nền dịu dàng của “N.p”, xua tan đi không khí u ám trong tác phẩm. “N.P” cho ta cảm giác về một không gian tĩnh lặng, chuyển nhịp đều đều qua lòi kể của Kazami và vẻ đẹp của mùa hạ diệu ki.
Tập truyện “Tokage” - “Thằn lằn” là tuyển tập gồm sáu truyện có chủ đề liên hệ vói nhau khá chặt chẽ. Truyện “Thằn lằn” được kể qua lòi của một y sĩ về mối quan hệ vói cô gái tên Thằn Lằn. Hai người có cảnh ngộ tương đồng đến vói nhau, có những năng lực đặc biệt, nhất là Thằn Lằn trong việc chừa bệnh.
“Chuyên ỉạ kỳ bên dòng sông ỉ ớn” kể về người phụ nữ tên Akemi, cô
có một thời bị sa đà vào chuyện yêu đương mù quáng coi trọng xác thịt. Rồi
cuộc đòi cô đã thay đổi khi cô gặp được người con trai yêu cô thực sự. Anh không chê bai quá khứ của cô mà đón nhận cô xây dựng hạnh phúc mói, cho cô cơ hội và
đặt niềm tin noi cô. Những ký ức về tuổi thơ và hình ảnh dòng sông đọng mãi trong tâm hồn cô gái trẻ. Dòng sông là noi cho cô cảm giác thanh thản, yên bình mỗi khi ngắm nhìn nó.
Những nhân vật tự sự trong truyện của Banana cùng giống nhau ở một điếm: Họ là những cô gái trẻ và phải gánh chịu nhiều đau khổ, những nỗi đau ấy quá lớn và tưởng chừng họ không thể vượt qua, nhưng bằng tinh thần mạnh mẽ, có ý chí vươn lên để rồi những nỗi đau ấy đi qua và niềm vui lại đến vói họ. Hon nữa họ tự bước về phía trước, tự nhận thức về bản thân, tự thay đổi cách nghĩ và nhận thấy bản thân cần làm gì đó để thay đổi cách sống. Đó cũng chính là thông điệp mà Banana gửi tói độc giả, một thông điệp nhẹ nhàng nhưng làm người ta phải nghĩ suy. Có thể nói nhân vật tự sự chính là người mang thông điệp, tư tưởng xuyên suốt trong các tác pham. Banana có tài trong việc miêu tả đời sống nội tâm của các nhân vật một cách chân thật đầy hấp dẫn, cô đã từng bước đưa các nhân vật đến gần hon với cuộc song. Banana có sự quan sát tinh tế trong việc miêu tả các câu chuyện có diễn biến tâm lý phức tạp, hon nữa nữ nhà văn còn cho chúng ta những cảm nhận rất thật về những cảm xúc, suy nghĩ nhẹ nhàng và mạnh mẽ của những con người trẻ trong cuộc sống hôm nay.