Nhân vật kỳ ảo

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 44 - 51)

William H.Gass viết: “Một nhân vật vĩ đại thú vị vô cùng, sự quyến rũ của nó

không bao giờ tàn phai...” [14; 2008: 172], Nhân vật cần phải thú vị theo cách

nào đó đối với độc giả. Đời sống nhân vật càng phong phú thì càng hấp dẫn người đọc. Một nhân vật gây được sự thú vị không phải chỉ bởi có số phận thú vị được thể hiện thông qua cốt truyện xuyên suốt tác phẩm mà còn bởi cách thửc nhân vật xuất hiện và được giói thiệu trước người đọc. Bên cạnh những nhân vật có số phận và tính cách được bộc lộ rõ ràng còn xuất hiện trong truyện của Yoshimoto Banana những nhân vật vói hình dáng tính cách “kỳ ảo”. Sự kỳ ảo đó được thể hiện thông qua cách mà nhân vật thể hiện vừa đột ngột vừa bất ngờ vói những hành động, lời nói có vẻ ly kỳ, bí ấn. Diều đó làm cho thế giới các nhân vật của Banana thêm phong phú, sinh động và mới mẻ. Nhân vật kỳ ảo có dáng vẻ, tính cách, cách hành xử hết sức đặc biệt. Cô gái tên Urara xuất hiện một cách

bất ngờ làm cho Satsuki đánh roi cả bình trà xuống sông trên chiếc cầu kỷ niệm nơi mà một thời đã gắn bó vói người yêu. Urara xuất hiện bất ngờ, lời nói cũng khác lạ đã mang đến cho Satsuki một món quà thú vị. Đó là cơ hội được gặp người yêu đã chết, khi mà cô đang nhớ nhung tuyệt vọng. Chính Satsuki cũng cảm nhận được đó không phải là một con ngưòi bình thường.

Urara còn kỳ lạ ở chỗ biết được cả số điện thoại nhà Satsuki một cách tài tình. Sự tình cờ, ngẫu nhiên đầy cuốn hút, Urara giống như vị sứ thần đi rao giảng những điều tốt lành, mang niềm vui đến cho mọi người. Urara đã mang đến “món quà” tuyệt vòi và trao tặng cho Satsuki. Người đọc thích thú với cách xuất hiện nhanh, thoáng ấn, thoáng hiện của con người kỳ ảo này. Sự xuất hiện bất ngờ như một khúc biến tấu của Ưrara còn làm cho niềm nhớ thương người yêu của Satsuki trở nên tươi sáng hon. Satsuki đang buồn rầu, cô đon. Như một liều thuốc tinh thần, Urara đã đến một cách kịp thời tuy có vẻ khó hiếu. Nhân vật kỳ ảo trong “Mcri cum” lại là “ồng lão - cô gái” đột nhiên xuất hiện trên xe điện, rồi trò chuyện một cách thú vị với người đàn ông mói cưới vợ nhưng không muốn về nhà. Không hiếu tại sao từ một ông lão “Quần ảo

rách rưới, người bốc lên những mùi hôr lại trở thành “cỡ gái xinh đẹp”, toàn

thân toát ra mùi hương thom ngát: “Người bên cạnh gây cho tôi một cảm giác

thân quen kỳ lạ, nhũng mùi hưong lan tỏa trong bầu không khỉ từ nơi có căm ghét hòa lân với yêu thương, từ rất lâu trước khi tôi ra đời.” [1; 2006: 16].

Nhân vật tôi như bừng tỉnh trước sự xuất hiện kỳ ảo của cô gái không biết nguyên do tò đâu:

“Không hiếu sao, bên cạnh tôi, ngay chô của ông già vô gia cư, bông dung xuất hiện một cô gái. Vội vàng nhìn ra hai đầu toa xe xem cỏ ai cùng chủng kiến sự biến đoi kỳ ỉạ này không, nhung tôi thay mọi người trở nên cách xa tít tap như ở trong một không gian khác, ngăn cách với tôi bởi một bức tường trong suốt, tat cả vân đang ngồi lắc lư, vẻ mặt mệt mỏi giong hệt lúc trước. Tôi nhìn cô gái một lần nữa và băn khoăn không biết có chuyện gì đã xảy ra và sự thay đối này không biết đã diễn ra tự bao giờ.” [ỉ; 2006: s]. Liệu có phải

một “cô gái” thật không, hay đó chỉ là sự tưởng tượng của nhân vật “tôi” về những điều tốt đẹp trong khoảnh khắc thư giãn sau một ngày làm việc mệt

nhọc. Trên chuyến xe về đêm, trong không gian tĩnh lặng, tâm hồn người ta dễ xao động, mơ màng. Cho

40

nên cô gái cũng có thế là sự phân thân của nhân vật “tôi”. Cô gái xinh đẹp xuất hiện xua tan đi không khí tĩnh lặng giữa màn đêm lạnh lẽo, đem đến cảm giác ấm cúng nhờ cuộc trò chuyện thú vị. Cuộc sống hiện đại tấp nập, hối hả, đưa con người vào quỹ thòi gian hạn hẹp, song con người vẫn cần có thời gian nghỉ ngơi dù chỉ là phút chốc ngắn ngủi. Nhân vật có là ông lão, hay cô gái đi chăng nữa thì người đọc chỉ biết rằng những nhân vật này làm cho truyện của Banana không nhàm chán mà hồi hộp, thú vị.

Còn nữa những con người kỳ ảo trong thế giói truyện của Banana, một huấn luyện viên the hình vói biệt danh “Thằn Lằn” có khả năng trị liệu phi thường cho mọi người ngoại trừ bản thân. Hồi nhỏ, Thằn Lằn chứng kiến cảnh “một tên điên” xông vào nhà, dùng dao đâm mẹ, song nhờ được cứu chữa kịp thòi nên mẹ cô thoát chết. Lúc đó, Thằn Lằn lấy tay bịt vết thương và “cảm

thấy tay mình phát sảng, vết thương của mẹ có phản ứng”.Từ phép lạ đó,

Thằn Lằn biết mình có khả năng chữa bệnh. Cũng tò sự kỳ diệu trong con người cô, giúp cô chữa được nhiều loại bệnh tưởng chừng như không thể cứu thoát. Song con người kỳ ảo đó lại không thể cứu chữa được căn bệnh “tinh thần” cho chính mình. Đó là nỗi ám ảnh về một quá khứ đau thương và một ý nghĩ rằng chính mình đã gây nên tội lỗi về cái chết của một người. Truyện của Banana còn hấp dẫn bởi một Tugumi xinh đẹp như “một con búp bê do thần

thánh tạo ra” nhưng tính cách thì ngỗ ngược, tinh quái đôi khi độc ác vói

những hành động ý nghĩ bộc phát, bất ngờ đầy thú vị. Song Tugumi lại mang đến một vẻ đẹp “của cuộc sống được thu gọn trong khoảnh khắc”.

Nhờ có sự xuất hiện các nhân vật kỳ ảo mà truyện của Banana có muôn sắc màu. Có thể nói các nhân vật trong truyện của Banana có một sức hút kỳ lạ cùng với tính cách, diện mạo độc đáo. Xây dựng nên hình tượng nhân vật kỳ ảo chính là phương pháp hữu hiệu giải quyết tình tiết truyện một cách nhanh chóng. Chính điều đó làm cho câu chuyện thêm hồi hộp và không kém phần thú vị. Tất cả những điều đó là nhờ vào sức sáng tạo độc nhất vô nhị của

Yoshimoto Banana trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của mình. Quả thực

“Yoshimoto không nên ngượng ngùng vì sự noi tiếng. Những gì cô làm được thực sự là một huyền thoại.” (The Boson Guide) [38].

2.3.Nhũng đặc trưng nghệ thuật khác 2.3.1. Không gian nghệ thuật

Mở đầu câu chuyện hết sức đon giản “7oz nghĩ rằng noi tôi yêu thích

nhất trên thế gian này là bếp”, đã phần nào hé mỏ' ra một không gian ấm

cúng, yên ả. “Chỉ còn lại ta với bếp, nghĩ như vậy ít nhất cũng còn đờ hơn là

nghĩ chỉ còn mình ta”. Đó là tư tưởng xuyên suốt của tác phẩm mang cái tên

đậm chất “nội trợ” của nhà văn nữ Nhật Bản Yoshimoto Banana. Ngay từ cái tựa “Kitchen Nhà bếp đã khơi gợi sức hấp dẫn bạn đọc đến không gian “bếp” yên bình trên thế gian này.

Trong tò điển biểu tượng văn hóa thế giói, nhà bếp được hiểu với những ý nghĩa: “Tượng trung cho sự song chung, cho mái nhà, cho sự liên kết giữa

người đàn ông và người đàn bà, cho tình yêu, cho tập hợp và sự giữ gìn lửa. Như là mặt trời, bếp làm cho mọi người gần nhau bởi sức nóng và ánh sảng của nó - đó cũng là nơi đun nấu thức ăn - vì vậy bếp là trung tâm của cuộc sổng, cuộc song được ban cho, duy trì và sinh sôi. Bởi vậy bếp được tôn kỉnh trong tat cả các xã hội, nó trở thành một điện thờ...” [36]

Theo quan điểm xưa cũ, đặc biệt ở Phương Đông, nhà bếp là nơi dành riêng cho phái nữ - những người nội trợ chính trong mỗi gia đình, một công việc có vai trò hết sức quan trọng. Một ngôi nhà dù lớn hay nhỏ, dù sang trọng hay bình thường thì bếp vẫn luôn có mặt và gần gũi vói mọi người. Mỗi một giai đoạn, mỗi một lúc người ta có các cách nhìn khác nhau về bếp. Có thể nói bếp là không gian không thể thiếu trong mỗi gia đình. Trong truyện ngắn “Nhà

bếp” của Yoshimoto Banana, dưới góc nhìn tinh tế, “bếp” đã được trao cho

phấm giá mới, mang hàm nghĩa hiện đại hon. Nhà bếp được tác giả đặc biệt chú trọng, dành cho một tình cảm ưu ái đặc biệt xuất hiện ngay đầu tác phẩm, khắng định được vị trí ban đầu. “Bep” được nhân hóa như một nhân vật, có khả năng chia sẻ tình cảm vói con ngưòi. Nhà bếp giữ vị trí trung tâm của tác phẩm. Dù cho nó có thể là "một cải bếp cực kỳ bừa bãi, bấn thỉu'’ thì vẫn được nhân vật Mikage yêu thích. Thường khi nói tói bếp là người ta nghĩ ngay tói nơi đế nấu ra những món ăn, và thưởng thức mùi vị thơm ngon từ những món ăn đó. Khi đọc tựa “Kitchen” có lẽ

bạn đọc sẽ nghĩ ngay tói không gian nấu ăn ấy. Tuy nhiên đi sâu vào thế giói truyện của Yoshimoto Banana nhà bếp không chỉ được nhà văn miêu tả theo nghĩa thông thường là nơi nấu ăn mà còn là nơi đế trầm tư: “Nhũng ỉủc

mệt mỏi rã rời, tôi thưòng trầm tư trong bếp”. Người ta thường chọn không

gian yên tĩnh, rộng lớn để có thể thỏa sức nghĩ suy như núi cao hay rừng cây. Nhưng liệu những nơi ấy có làm cho tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhõm lên chăng? Yoshimoto cho nhân vật của mình chọn một nơi gần gũi ở ngay trong nhà mình, một nơi quen thuộc chứ không hề xa lạ. Yoshimoto đã rất tinh tế và khéo léo khi để cho nhân vật của mình chọn nơi yêu thích hết sức lý tưởng. Truyện của Banana thiên về thế giới nội tâm, cho nên cô không cần chọn những nơi cao sang, rộng lớn mà chọn không gian nhỏ hẹp nhưng chan chứa niềm vui. Nhà bếp là nơi nhân vật Mikage yêu thích nhất. Có ai lại yêu một căn bếp đến thế? Vì bếp ấm áp chăng? Hay vì người quá cô độc. Xung quanh “Kitchen” thuần một màu của đêm tối hay chiều tà. Chút ánh sáng rực rỡ của mùa hè chỉ hiện ra trong ký ức rồi vụt trôi. Những con người trong “Kitchen” cứ lặng lẽ bước đi giữa nỗi cô đơn, luôn giật mình bỏi những câu hỏi vô hình của cái chết, họ tìm lại cuộc sống ở một không gian nhỏ bé - căn bếp. Dường như khi đứng trong căn bếp đó, người ta thấy mình được vỗ về, được an ủi. “Tại sao tôi lại yêu cải công việc liên quan đến bếp núc như thế nhỉ? Thật là

lạ. Nó đáng yêu như một sự ngưỡng vọng xa xôi được khắc sâu vào trong kỷ ức của linh hồn. Hê cứ đủng ở nơi này, là tat cả mọi thứ sẽ trở lại lúc ban sơ, và thế nào rồi cũng có điều gì đó sẽ quay về” [2; 2006: 96], Mikage đang

trong tâm trạng buồn nhưng chỉ cần nghe đâu đây tiếng xoong chảo, bát đĩa va vào nhau là cũng cảm thấy vui lên. Căn bếp là ngọn lửa hâm nóng trái tim trong sự cô đon tuyệt vọng. Cả trong mơ Mikage cũng thấy mình đứng trong bếp, cùng với Yuichi ngân vang lời hát, nhò' vậy mà xua tan đi màn đêm đen tôi. Mikage thốt lên:

“Bếp trong nhũng giấc mơ.

Có ỉẽ tôi đã có rất nhiều, rất nhiều những căn bếp như thế. Trong tỉm mình, hoặc trong thực tại, hoặc ở một nơi rat xa mà tôi sẽ tới. Căn bếp chỉ có một mình tôi, hay có rất nhiều người nữa, hay chỉ có hai người. Chắc chắn,

tôi sẽ có rất nhiều, ở tất cả những nơi mà tôi sống” [2; 2006: 74], Hay nói

cách khác ở đâu có

43

bếp ở đó sẽ tồn tại sự sống. Mikage theo học nấu ăn và tìm thấy một niềm say mê kỳ lạ với sở thích này, luôn cảm thấy hạnh phúc và ăn ngon lành những món mình nấu. Mikage đã tìm thấy niềm vui thực sự và khỏa lấp nỗi buồn từ căn bếp nhỏ bé quen thuộc. Cứ thế, Mikage “trở nên vui sướng với cảm giác

có nắng và gió đã về vỏn trải tim mình”. Như vậy “bếp” trong truyện

Yoshimoto Banana cũng mang một tiếng nói riêng, đó không chỉ là nơi nuôi dưỡng sự sống mà còn là nơi để con người sưởi ấm cõi lòng trong sự cô đon tuyệt vọng. Một thông điệp nhẹ nhàng đầy sâu sắc đã mang một hương gió mói nồng nàn từ bếp trong “Kitchen”. Đó cũng là lý do mà nhiều người yêu “bếp” - “Kitchen” của Banana đến vậy.

Thiên nhiên của Banana thực sự làm người ta thổn thức, nó có một vẻ đẹp hoàn hảo làm người ta muốn ngắm nhìn: Từ những hàng cây, cái nắng mùa hè, những con mưa nhỏ, con đường đêm, không khí của biển... Trong đó “biển”- một không gian tuyệt đẹp mà người ta không thể không nhắc tói. Thế giói dường như trắng xóa rồi ngay lập tức đầy những sắc màu tuyệt diệu. Bước vào thế giói trong tác phẩm Yoshimoto Banana, ta sẽ được ngưòi kể chuyện - một hướng dẫn viên đưa tới những không gian tuyệt đẹp. “Biển” - một không gian rộng lón giừa đất trời bao la, được Banana nói đến với ngòi bút miêu tả đầy sắc nét. Biển lúc sáng sớm, khi chiều tà, khi nắng gắt, khi mưa gió, hương biến vẫn nồng nàn cùng những con sóng yêu thương. Hình ảnh núi non, biển cả thường được khắc họa trong văn học giống như bức tranh nền tô điểm cho sắc màu văn chương. Bức tranh về biến cũng được khắc họa một cách đặc biệt trong tác phẩm của Banana. Mọi người bị cuốn hút vào không gian biến được tập trung miêu tả trong “Vĩnh biệt TugumiBiển được María miêu tả, cảm nhận qua một lăng kính vói nhiều sắc thái: “Ban ngày ánh sảng mặt trời lấp lảnh,

ỉủc mưa thì dữ dội, mù mịt, còn buoỉ tối, biến thật đẹp đẽ trong ánh đèn của những chiếc thuyền câu mực” [4; 2007: 11]. Cảnh biển vào lúc sáng sớm hiền

dịu, lại được tô diếm bỏi ánh nắng mặt trời mới lên quả thật là đẹp. Không gian biển vào sáng sớm, khi chiều tà rất dễ chịu và thơ mộng. “Biến ỉủc sảng

sớm, vào những hôm đẹp trời, bao giờ cũng tỏa ra một thứ ảnh sáng đặc biệt. Hàng triệu con sóng lấp lánh tản ra, hết đợt này đến đợt kia, lạnh lùng xô vào bờ, cảnh tượng đó không hiếu vì sao cho tôi cảm giác về một thứ gì đó vô cùng thần thảnh, khó lại gần” [4; 2007: 28], Đứng trước khung cảnh thiên

nhiên rộng lớn, con người thật nhỏ bé, cho nên biến đẹp nhưng lòng người xa xăm. Nhờ việc đi dạo biến vào sáng sớm mà cô bé Tugumi lắm bệnh tật cũng khỏe hon nhiều, còn Maria thì có nhiều kỷ niệm với biến, nhất là qua lần trải qua mùa hè cuối cùng ở biển. Mùi biển lan tỏa theo làn gió đem đến cảm giác và đặc trưng mùi vị của quê hương. Maria “...muốn ngửi mùi biến đến thỏa

thuê. Rồi ỉủc nào đó, sự bột phát mạnh mẽ đó sẽ nhạt dần đi nhung cái đón đau của nó phải chăng là nôi nhớ quê hương?” [4; 2007: 50-51], Biến trong

truyện Banana không chỉ nói tói cảnh đẹp mà còn gợi tình quê, tình ngưòi. Cho nên dù chuyển lên Tokyo nhưng biển vẫn đọng mãi trong tâm hồn cô gái trẻ Maria, cô yêu mến biển tưởng chừng như không thể sống ở nơi thiếu biển.

“Biến là một cải gì đó thật ỉạ lùng, khi hai người hướng về phía biến, dù lặng ỉm hay chuyện trò, không hiếu sao điều đó chăng hề gì. Cứ nhìn mãi mà không chán. Cả tiếng sóng và mặt biến, có dữ dội đến mấy vân không chút ồn ào” [4; 2007: 30]. Có phải con sóng biển và lòng người hòa lẫn vào nhau, làm

cho con người cảm thấy ấm lòng giữa không gian biển lạnh lẽo. Con người có thể thả hồn vào biển những nỗi niềm, những tâm sự khó nói, biển dù có dữ dội vẫn đem những lòi yêu thương của con người vào vũ trụ rộng lớn bao la. Chính biển còn là nơi kết nên mối duyên tình cho tình yêu của Tugumi và

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 44 - 51)