Nghĩa nhân văn

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 62 - 73)

Bi kịch, cái chết, nồi đau là những chủ đề thường thấy trong sáng tác của Yoshimoto Banana. Các nhân vật của cô, đặc biệt là những người phụ nữ trẻ tuổi, thường hiện lên cô độc giữa một cuộc sống đầy bi kịch và luôn phải hứng chịu những vết thương tinh thần. Tuy nhiên, tiếu thuyết của cô không chỉ có nỗi buồn, có những điều u ám mà còn đầy ắp niềm lạc quan, niềm tin vào tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình hay chỉ là sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người, chính điều đó đã giúp nhân vật của cô vượt qua bi kịch. Với tâm hồn trong sáng và hướng thiện, các nhân vật của cô luôn cố gắng sống tốt và tự cứu vót mình ra khỏi vực thẳm của sự cô độc. Cuối câu chuyện bao giờ cũng hé mở ra một tương lai khác, một cánh cửa để các nhân vật của cô đi vào một thế giói mói tươi sáng hơn.

'Tạm dịch: Đọc những trang cuối cùng, sau khi hiểu ra được bao nồi niềm, tình cảm sâu tham được ẩn dấu, nước mắt cứ tuôn chảy không ngừng. Tác phấm của Banana không chỉ đon thuần là câu chuyện mà còn thưởng thức trong từng câu văn là niềm vui, niềm hạnh phúc.

“Neu cuộc đời ngưòi ta không thực sự đi đến chô hoàn toàn tuyệt vọng, nếu từ đó người ta không thực sự nhận ra đâu là thứ mình có thế vứt

bỏ, thì người ta sẽ lớn lên mà chăng hiếu niềm vui thực sự là gì cả.” [2;

2006: 72]. Cuộc đòi con người phải trải qua những cay đắng để rồi cuối cùng được hạnh phúc là lẽ thường tình. Các nhân vật của Yoshimoto Banana lâm vào những cảnh đời éo le, đau khổ, nhưng họ có ý chí mạnh mẽ và tự mình thắp sáng lên ngọn lửa tình thương hâm nóng trái tim, tự mình bước ra khỏi niềm đau thầm kín. Mikage mất bà và còn lại một mình, Yuichi mất mẹ rồi mất luôn cả bố Eriko - người mẹ chuyến đổi giới tính. Sự thật đau đón ấy là sự thật “mình chỉ còn lại một mình” trở nên quá sức chịu đựng với hai người trẻ. Mikage đã nghiệm ra: “Giữa con đường núi tối đen

và đơn độc này, điều duy nhất có thế làm được chỉnh là phải tự thắp sáng bản thân... ” [2; 2006: 40]. Nhưng đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, họ nhận

ra đó cũng là lúc khởi đầu để có thể hiểu thấu niềm vui thật sự là gì. Đi đến cùng nỗi cô độc, trước những cảm thông sâu sắc mình có được, trước những nâng đỡ, trước niềm vui của yêu thương và được yêu thương, họ nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Họ tự tìm ra cho mình những lối đi thật thanh thản. “Con người không khuất phục trước hoàn cảnh hay nhũng

thế lực từ bên ngoài, mà sẽ thua cuộc bat đầu từ chỉnh bên trong”. Neu trái

tim yếu ớt, buông xuôi, thì chắc chắn sẽ sụp đổ, nhưng họ đã biết kìm nén, chôn giấu nỗi đau để tiếp tục sống. Mikage nhận ra điều đó trong trái tim mình và trong trái tim những người xung quanh: “Mớ/ con người, một sự vĩ

đại nhỏ nhoi đủ đế thứ ảnh sảng trong tâm hồn họ soi rọi vào cuộc sống của người bên cạnh”. Anh sáng ấy cũng đã tỏa chiếu lên những trang sách

u hoài mà trong trẻo của “Kitchen”, là ánh sáng của tình yêu thương đủ để xua đi những dự cảm mơ hồ, u ám. Có một cái gì đó rất non trẻ trong cảm giác về bản thân của các nhân vật, trong cách mà họ cố vượt qua đon độc để chiến thắng tăm tối và hỗn mang đã luôn rình rập trong tiềm thức. Tâm sự của Mikage khi bắt gặp những khoảnh khắc hạnh phúc, ấm áp của hai mẹ con Yuichi: “Hai con người đang trò chuyện trước mắt tôi, câu chuyện

không chút gỉ đặc biệt của hai mẹ con như ở bất kỳ một gia đình bình thưòng nào khác, làm tôi thấy chỏng mặt... Sổng trong một hoàn cảnh quá ư bất thường, mà sao vân vui vẻ đến thế’’ [2; 2006: 55]. Phải chăng cuộc

biết tận dụng quãng thòi gian vui vẻ ấy để niềm tin yêu vào cuộc sống sẽ tỏa sáng trong tim mỗi người. Hai người trẻ cô đon không còn bị cái chết bao vây nừa, họ đã tìm được nguồn ánh sáng của sự sống. “Bầu không khí ấm cúng đã quay trở lại với chủng tôi. Yuichỉ đang ăn Katsudon, còn tôi uống trà, bóng tối không còn mang dáng hình cải chết nữa.” [2; 2006:

171 ].

Gấp sách lại, có lẽ đa số người đọc đều đồng tình “Nhà bếp” là câu chuyện ấm áp, xúc động về tình cảm gia đình, về tình yêu, tình người và trên hết đó là cảm giác được nương toa, che chở và sưởi ấm giữa nhũng con người cô đon hon là câu chuyện về sức mạnh của chết chóc hay sự than vãn về số phận phũ phàng.

“Cải đẹp sinh ra, chết đi và không ngừng tải sinh trong đầu óc con người” (Tạp chí Người đưa tin Unesco, 12/1990) [37]. Câu này toát lên tinh

thần chủ yếu trong tác pham “Kitchen”. Hay: “Tình yêu, cải chết, nôi đau

và sự phục hồi dần của ỷ chỉ sổng vân là nhũng chủ đề chính của thế giới tiếu thuyết. Nhưng chủ đề đó đã cỏ sự thế hiện tươi mới trong “Kitchen một tác phấm khiêm nhường, đẹp đẽ.” (New York Newsday) [37]. Đó là thứ ánh

sáng mà nhân vật Satsuki trong “Bóng Trăng”âầ diễn đạt: “Tôi muốn mình

hạnh phúc. Hãy đế tỉm tôi run lên bởi nắm cát vàng đang có trong tay, thay vì sự kho công đằng đăng đi tìm thứ gì đó ấn dưới đáy sóng. Và ước gì từ nay, tất cả nhũng người tôi yêu đều song trong hạnh phúc” [2; 2006: 242-

243]. Con người không thể giữ mãi nỗi đau trong lòng mà phải bước lên phía trước, phải biết thay đổi hoàn cảnh. Tình yêu vào cuộc sống đã níu giữ nhân vật của Yoshimoto Banana ở lại với đòi. Đó cũng chính là lời nhắn gửi mà nhân vật Satsuki thốt lên: “Khi một đoàn lải buôn trên sa mạc vừa đi

khuất, là sẽ cỏ một đoàn khác bat đầu. Sẽ có những người còn gặp lại. và có cả những người không gặp lại bao giờ. Những người sẽ ra đi không bảo truớc, những người chỉ là chút thoảng qua. Mình có cảm giác như họ sẽ ngay lập tức trở nên trong suốt trong ỉủc mình vân chưa kịp nói hết lời chào. Dõi theo dòng sông đang chảy, nhưng mình vẫn phải sống” [2; 2006:

ngẫm nghĩ về nó. Yoshimoto Banana chạm khắc ít thôi, nhưng chạm khắc bằng ngôn từ, bằng giọng văn nhẹ nhàng đầy gợi cảm. Những câu chuyện trong “Kitchen” tuy buồn nhưng ấn chứa

trong sâu thắm mỗi con người là tình yêu thương tràn đầy sức sống. Thứ ánh sáng thanh thoát toả ra từ trong đêm tối dẫn đưa con người đến bờ hạnh phúc.

Neu như trong “Kitchen” được Yoshimoto nói đến một cách nhẹ nhàng thì ‘W.P” lại đưa chúng ta vào những mối quan hệ phức tạp, không lối thoát vói những cái chết cận kề. Những nhân vật trong tác phẩm bị câu chuyện số 98 cuốn hút một cách kì lạ. Tình yêu huyết thống đầy trái ngang đã lần lượt đưa các nhân vật vào bi kịch của nồi đau. Thứ bóng tối đen xạm cứ bủa vây họ, tưởng chừng như cái chết luôn rình rập. Người đọc không khỏi rơi vào cảnh sợ hãi, hồi hộp khi dự cảm về cái chết đến vói người con gái tên Sui. Bằng tình yêu, sức sống, niềm tin, nhân vật Kazami đã hóa giải được những day dứt của ba chị em nhà Takase: Saki, Otohiko, Sui, giúp Sui tìm được niềm khát sống và đưa Otohiko vào một tình yêu thực sự. Miêu tả nỗi đau nhưng Yoshimoto Banana không lấy đó biện bạch cho việc nhân vật lấn tránh hiện thực đế chìm đắm trong xót thương và tự thương xót mà tập trung khắc họa cái cách mà con người đối diện vói nỗi đau để chiến thắng những day dứt nội tâm và vượt ra khỏi vực thắm của tuyệt vọng. Khi có một tia sáng đột nhiên bừng cháy lên, khi mà con người ta bỗng nhận được sức mạnh phi thường để chống trả lại tất cả, đó là lúc bóng đêm u tối tan chảy ngay dưới ánh nắng mặt trời mùa hạ.

“...Tôi lại cảm thấy có một dòng chảy nào đó đang cuồn cuộn trong cơ thế mình. Là cải gì đó đang co hết sức. Là cái gì đó tựa như sự ngờ vực đã có từ thuở ẩu thơ, tĩnh lặng, trong cái cơ thế này... Tôi nuối tiếc . Cải ánh nắng chói chang, gay gắt, mặt nước hồ lấp loáng ẩy, bàn tay ẩy và cảm giác nắm chặt nó, tiếng mải tóc lòa xòa trong gió, mùa hạ, mùa hạ, của buoi đầu gặp gỡ, Sui, và màu của cái không gian luôn ở đó, bên Sui, như luôn rung động, và cái nơi mà sinh mệnh ẩy đang tìm đếnT [3; 2007: 201-202 ]

Lòi nguyền bởi câu chuyện số 98 đã được giải thoát, khiến ta buông tiếng thở nhẹ. Ket thúc câu chuyện hé mỏ' ra một tương lai khác tươi sáng hon với cô gái bất hạnh Sui, mầm sống nảy sinh và cái chết bị xua tan.

Cò nhiều bi kịch, có nhiều mảnh đòi khác nhau, nhưng các nhân vật của Yoshimoto Banana đều gắng gượng vượt qua. Người mẹ trong “Chuyên lạ kỳ

bên dòng sông lớn” lâm vào cảnh vô thức, bị chồng bỏ roi, ẵm đứa con bé nhỏ

đến bên dòng sông, vừa ôm con vừa tựa vào cây cầu. Đứa trẻ bị chết đuối hụt, vẫn lớn lên từng ngày. Chính dòng sông thân yêu đã tưới mát tâm hồn con người, giúp xua tan đi nỗi buồn tuyệt vọng. Đe rồi khi nhìn thấy dòng sông họ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm và hòa mình vào dòng nước mát lành. Các nhân vật của Yoshimoto Banana không chỉ được an ủi khi họ sống trong sự nương tựa của người thân, bạn bè mà còn tìm được cả sự đồng cảm của thiên nhiên tươi đẹp.

“Dịu dàng, tươi tẳn, suy tư, Vĩnh biệt Tugumi nhắc ta nhớ rang Banana chưa bao giờ đi vào lối mòn” (Theo lòi nhà xuất bản) [28]. “Vĩnh biệt Tugumi”

không còn là nỗi đau của cái chết rình rập, tuy buồn nhưng không bi lụy. Nhân vật Tugumi nhỏ bé, có vẻ yếu ót và đoản mệnh, luôn cáu kỉnh, đập phá, dành mọi thòi gian để nghĩ ra những trò tinh quái nhất, nhưng vẫn đang đốt lửa từng ngày cho sự sống leo lắt của mình. Những điều quá quắt mà Tugumi gây ra như một thứ ánh sáng khát khao tỏa ra từ thân hình mảnh khảnh, trắng muốt đến yếu ót của cô. Song đó là cách để chứng tỏ sự hiện diện của cô đang khắc sâu trong tâm trí mọi người đến thế nào.

“Vĩnh biệt Tugumi” hấp dẫn người đọc có lẽ bởi không gian quá đẹp của

một thị trấn ven biển, bởi mối tình đầu đẹp đẽ làm bừng sáng đâu đây, còn bởi chính cô gái bé nhỏ Tugumi đã thắp sáng sinh mệnh bằng một linh hồn sâu thắm vói sức mạnh như thể bốc cháy đến tận vũ trụ.

Các tác phẩm của Yoshimoto Banana thường đặt trọng tâm ở tính bi ai của đòi sống hiện đại, mà ở đó cái chết của người thân, người yêu luôn hiện diện. Những người phụ nữ trẻ phải gánh chịu sự mất mát trong đời sống, những khổ đau đã thành định mệnh. Dù vậy trong khoảng tối ám có khi đến cùng cực ấy vẫn le lói tia sáng hy vọng dựa trên lòng tin của tác giả vào nhân tính, để con người tự hồi phục hay được chữa lành.

Bản thân Yoshimoto từng giải thích với phóng viên David J.Morrow của tờ Detroit Free Press: ‘Tớ/ nghĩ rằng nhũng người trẻ đều đã ít nhất một lần

trảm tư về bản chất của sự song. Tiếu thuyết của tôi có điều gì đó sẽ tìm được sự cảm

Những nhân vật của Yoshimoto Banana phải bước đi trên con đường đời chênh vênh, chông gai vói nỗi cô độc đầy buồn bã. Song họ có những phẩm chất đẹp, hiếm có và luôn có tâm hồn hướng thiện. Chính điều đó làm nên tính nhân văn cho các sáng tác của Yoshimoto Banana cũng như tìm được sự đồng cảm sâu xa từ nơi người đọc.

3.3.Tác phấm của Yoshimoto Banana mang tính huyền thoại

Trong từ điển tiếng Việt có định nghĩa về “huyền ảo” như sau: “Huyền ảo. Có vẻ vừa

như thực, vừa như hư, như trong giấc mơ, thường tạo nên vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn” [16;

2005: 39]. Yeu tố huyền ảo có thể đẹp, mơ hồ, kì bí và là yếu tố không có thực. Thế giói huyền ảo trong tác phẩm của Banana thường được thể hiện qua những giấc mơ, qua những câu chuyện mang tính huyền thoại có vẻ gì đó mơ hồ, khó hiếu. Trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstôi, cũng có nhiều giấc mơ xuất hiện. Những giấc mơ ấy chính là những khát vọng trong cuộc sống hàng ngày, những điều con người khó có thể đạt được thì trong giấc mơ họ lại làm được điều đó. Bản thân mơ mộng là mang tính huyền ảo bỏi vì những điều trong mơ là những điều không có thật. Tiểu thuyết của Banana cũng mang tính huyền ảo trong những giấc mơ, trong những điều kì bí khó lý giải. Câu chuyện “Bóng trăng” kể về cô gái tên Satsuki mất đi người yêu trong một tai nạn bi thảm, còn Hiiragi thì vừa mất anh trai, vừa mất bạn gái. Satsuki buồn đau, nhớ nhung người yêu trong nỗi tuyệt vọng. Hình ảnh Hitoshi xuất hiện trong mơ của Satsuki: “7ơ/ luôn mơ thấy nhũng giấc mơ về Hitoshỉ. Trong

những giấc ngủ chập chờn và khó nhọc, khỉ thì được gặp Hitoshi...” [2; 2006: 185],

Bóng dáng Hitoshi cứ chọt đến, chọt đi, vừa thực vừa ảo đến nao lòng. Giấc mơ về người yêu chốc chốc lại dội về làm cho vết thương lòng trong tâm hồn cô gái trẻ tưởng chừng không thế xóa nhòa: “Bao lần rồi trong những giấc mơ, tôi thấy mình

lao qua chiếc câu và đuối theo cậu ấy. “Cậu không được đi!”, tói nói rồi dân Hitoshi quay trở lại. Trong mơ, Hitoshi cười và nói với tôi: “Nhờ cậu ngăn mình lại mà mình không chết” [2; 2006: 216]. Nhũng giấc mơ cứ ùa về trong tâm hồn cô gái ưẻ,

chứng tỏ tình yêu cô dành cho người con trai bất hạnh đó là quá lớn. Satsuki tự biết rằng cho dù có mơ thấy Hitoshi trong giấc mơ đi chăng nữa, song giấc mơ vẫn là giấc mơ và sự thực là Hitoshi sẽ không bao giò' quay trở lại nữa. Có một phép nhiệm màu mà cô gái kỳ ảo Urara đã mang đến cho Satsuki đó là cơ hội gặp lại ngưòi yêu đã chết. Một câu chuyện huyền thoại đã diễn ra: Satsuki thường ngày chạy bộ, dừng chân ở cây cầu nối đôi bờ tình yêu của cô với Hitoshi. Bỗng nhiên cô gặp người con gái không biết tò đâu đến, đã bắt chuyện vói cô tên là Urara. Chính cô gái này đã mang đến điều kì lạ và có phần bí ẩn cho Satsuki, cô nói cho Satsuki biết một hiện tượng một trăm năm chỉ xuất hiện một lần. Điều ấy có xảy ra hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Câu chuyện kì bí tưởng chừng không có thật, nhưng nó cứ tuôn chảy theo dòng thòi gian. Satsuki mơ thấy Ưrara “hiện ra

từ màn sương mỏng màu lam hư ảo”, không biết cô từ đâu tới và sẽ đi đâu, chỉ biết

rằng những điều cô nói không thể không lưu tâm. Satsuki cũng không hiểu điều gì

thông, đồng cảm của những bạn trẻ biết suy nghĩ sâu sắc về đời sống

sẽ tói, song cô vẫn ấp ủ niềm tin rằng lời nói của con người kỳ ảo kia là thật và điều kì lạ kia cũng sẽ xảy ra. Hiện tượng mà Ưrara nói tói gọi là hiện tượng “that tịch” - đêm mồng Bảy tháng Bảy âm lịch, theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nừ,

qua sông Ngân Hà để gặp nhau. Không gian mơ hồ, có đôi chút hồi hộp làm lôi cuốn người đọc vào vòng xoay của câu chuyện huyền thoại. Còn hồi hộp hon nữa khi mà Urara nói với Satsuki phải đến đúng điểm hẹn, đúng giờ thì điều kỳ diệu kia mói xảy ra. Thế nhưng chuấn bị đón chờ ngày đó tói, Satsuki lại bị cảm nặng,

Một phần của tài liệu Đề tài tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của yoshimoto banana (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w