Hoàn thiện quy định "nghĩa vụ của người thụ trái"

Một phần của tài liệu Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất (Trang 87)

Một hợp đồng nói chung, một hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói riêng kể trừ khi xác lập dù sau này nó không đảm bảo những điều kiện cần thiết để hợp đồng có hiệu lực và chưa tiến đến bước cuối cùng là đăng ký tại cơ quan nhà nước co thẩm quyền thì nó vẫn tạo ra những nghĩa vụ cho người thụ trái. Như vậy, một hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nếu đảm bảo đầy đủ những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và đã hoàn thành việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng đó có "hiệu lực tuyệt đối, hiệu lực trọn vẹn" và ngược lại. Do đó, để buộc người thụ trái phải thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng mà họ đã ký kết, đảm bảo quyền lợi cho người trái chủ,

đảm bảo công bằng xã hội thì ngoài việc sửa đổi quy định tại Điều 692 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 (như chúng tôi đã đề xuất ở trên) thì các nhà làm luật Việt Nam cần quy định trong Bộ luật Dân sự các chế định về giải hiệu hợp đồng và quy định rõ sự vô hiệu của hợp đồng. Có như vậy thì mới có cơ sở để buộc người thụ trái thực hiện hợp đồng cả khi hợp đồng có hiệu lực tuyệt đối, hiệu lực không tuyệt đối và cả khi hợp đồng bị giải hiệu hay vô hiệu.

Kiến nghị: Trong Bộ luật Dân sự Pháp (chúng tôi đã nêu ở mục 1.3.2.3)

các nhà làm luật đã quy định phân biệt rất rõ sự giải hiệu, phế bãi hợp đồng với trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, bị giải trừ. Sở dĩ có sự phân định rõ ràng như vậy, vì hậu quả của sự giải hiệu, phế bãi hợp đồng khác xa với hợp đồng bị vô hiệu, bị giải trừ mà hậu quả của nó ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể bị nó tác động. Trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, bị giải trừ thì hợp đồng coi như không hiện diện, nên hiệu lực của hợp đồng bị xóa hẳn trong quá khứ cũng như trong tương lai, nói một cách khác hiệu lực của hợp đồng bị vô hiệu, bị giải trừ có tính cách hồi tố; trái lại trường hợp hợp đồng bị giải hiệu, hay phế bãi thì hiệu lực của nghĩa vụ từ hợp đồng chỉ bị chấm dứt từ hiện tại mà không bị xem xét trong quá khứ. Theo chúng tôi pháp luật Việt Nam cần quy định để thể hiện rằng hợp đồng nói chung, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói riêng vô hiệu khi nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, còn các trường hợp khác thì có thể là giải hiệu hay phế bãi hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất (Trang 87)