KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.2. Về chất lượng thuốc được giám sát với các yếu tố: (Bảng 3.40 – 3.43)
- Về chất lượng thuốc được giám sát với khả năng quản lý: 2 =5,08 ; p<0,05 - Về chất lượng thuốc được giám sát với kiến thức người bán: 2 =5,22 ; p<0,05 - Về chất lượng thuốc được giám sát với thái độ người bán: 2 =0,84 ; p>0,05 - Về chất lượng thuốc được giám sát với thực hành người bán: 2 =5,63 ; p<0,05 Kết quả khảo sát cho thấy có mối liên hệ giữa chất lượng thuốc được giám sát khả năng quản lý, với kiến thức người bán và thực hành của người bán.
Quản lý tốt tức là thực hiện tốt quy định hành nghề dược tư nhân trên cơ sở tự giác dưới sự giám sát của ngành y tế. Do tính chất đặc biệt của thuốc nên việc chăm sóc, vệ sinh sắp xếp quầy kệ được kiểm tra hàng ngày. Yếu tố quản lý chiếm vai trò quan trọng trong bảo vệ chất lượng thuốc. Một số cơ sở chỉ chú trọng yếu tố kinh tế, buông lỏng yếu tố quản lý có thể trước mắt doanh số cao nhưng về lâu dài quản lý kém sẽ làm tụt giảm về thu nhập kinh tế và uy tín của cơ sở. Qua khảo sát trên, chất lượng thuốc có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng quản lý của các cơ sở kinh doanh.
Kiến thức là yếu tố đầu tiên cần có ở người bán thuốc, kế đến là vận dụng kiến thức vào thực tế. Hai lĩnh này không đạt yêu cầu, việc tất yếu sẽ không đạt về bảo vệ chất lượng thuốc. Kết quả thuốc kém chất lượng một số mặt hàng đã biểu hiện ra bên ngoài có thể nhận xét bằng cảm quan, không phải qua phòng thí nghiệm. Theo một nghiên cứu về kiến thức người bán
thuốc tại Lào[84], chỉ có 1 trong 59 người được phỏng vấn trả lời đúng các tiêu chí về thuốc đạt chất lượng tốt, 2/59 người biết chính xác nhiệt độ bảo quản một số thuốc, 44% có kiến thức đúng về nhãn thuốc, 73% có thể đọc ngày hết hạn..Tác giả đã khẳng định: sự giới hạn về kiến thức của người bán cũng như người mua đã góp phần cho việc tiếp tục tồn tại của các loại thuốc kém chất lượng.
Thuốc kém chất lượng qua giám sát được phát hiện ngay tại cơ sở. Tất cả các thuốc này đều có biểu hiện kém chất lượng có thể quan sát bằng mắt thường. Kết quả trên cho thấy thuốc kém chất lượng tập trung ở các cơ sở khu vực nông thôn đi kèm theo đó thuốc hết hạn dùng, không đăng ký cũng chiếm tỷ lệ cao. Đây là mặt yếu kém mà các bộ phận quản lý chất lượng và hành nghề dược tư nhân cần có kế hoạch chấn chỉnh để đảm bảo sự công bằng và an toàn cho người sử dụng thuốc.
Tỉnh Hậu Giang có 0,82 triệu dân nhưng đã có hơn 200 cơ sở bán thuốc lẻ và 71 trạm y tế xã phường có bán thuốc. Như vậy mạng lưới cung ứng thuốc thiết yếu cho người dân không còn thiếu nữa. Vấn đề yếu kém hiện nay của các cơ sở bán thuốc phần lớn xuất phát nguyên nhân từ người quản lý. Tình trạng hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp pháp nhưng người bán thuốc thiếu hoặc chưa có nghiệp vụ chuyên môn là cần sửa đổi. Đặc điểm các cơ sở bán thuốc tại Hậu Giang đều rất nhỏ, nên người bán thuốc thường quán xuyến tất cả các khâu như: tham gia điều trị các bệnh thông thường tại địa phương, hướng dẫn sử dụng thuốc, bảo quản, nhập hàng,... thực hiện các quy định hành nghề. Do đó trình độ nghiệp vụ chuyên môn sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng thuốc và an toàn cho người dùng.
KẾT LUẬN