Thực hành của người bán thuốcvề chất lượng thuốc (Bảng 3.26)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng và bảo quản một số thuốc tại các nhà thuốc ở tỉnh hậu giang năm 2008 (Trang 86)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.8. Thực hành của người bán thuốcvề chất lượng thuốc (Bảng 3.26)

Thực hành tốt để đảm bảo chất lượng thuốc là việc làm cần thiết của người bán thuốc. Tuy nhiên hiện nay việc thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc còn nhiều khiếm khuyết, trong đó nổi bật là việc sắp xếp, trưng bày thuốc, chủ yếu theo cảm tính, thiếu khoa học (47,86%) Thậm chí hiện nay còn nhiều cơ sở lột bỏ bao bì khi trưng bày để người mua dễ chọn lựa(33,13%), Một số nơi khi nhập thuốc về đã mất bao bì, do các đối tượng vận chuyển muốn giảm thể tích, tăng khối lượng. Điều này không thể chấp nhận khi thuốc

mất các thông tin và bao bì bảo quản thuốc. Một số cơ sở không quan tâm đến điều kiện bảo quản kháng sinh (19,03%) hay các loại vitamin dễ hỏng bởi nhiệt độ và ánh sáng(17,18%), hoặc không biết biện pháp ngăn thuốc kém chất lượng vào cơ sở của mình.

Thực hành là vận dụng sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng quy chế trong ngành dược và công tác bảo vệ chất lượng thuốc. Qua khảo sát yếu tố về thực hành chưa được chú trọng tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm. Việc ứng dụng GPP tất yếu sẽ giúp cho công tác thực hành tại nhà thuốc đạt yêu cầu tốt nhất.

Hiện nay hầu hết các cơ sở kinh doanh thuốc chưa trang bị các phương tiện để bảo quản thuốc nên thuốc dễ dẫn đến kém chất lượng. Theo quy định thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), một số nhóm thuốc có yêu cầu bảo quản khác nhau, khi không đáp ứng tốt yêu cầu đó, chất lượng của chúng sẽ nhanh chóng bị tụt, giảm. Ngoài ra một số yếu tố khác như bảo quản thuốc trong vận chuyển cũng tác động đến chất lượng thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng và bảo quản một số thuốc tại các nhà thuốc ở tỉnh hậu giang năm 2008 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)