Về phân bố trình độ nghiệp vụ người bán thuốc (Bảng 3.21)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng và bảo quản một số thuốc tại các nhà thuốc ở tỉnh hậu giang năm 2008 (Trang 81)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.3. Về phân bố trình độ nghiệp vụ người bán thuốc (Bảng 3.21)

Kết quả khảo sát có 17,18% người bán thuốc không có nghiệp vụ, 10,42% có nghiệp vụ y tế khác, tổng cộng có 27,6% người bán thuốc không đúng nghiệp vụ chuyên môn. Tỷ lệ người bán thuốc có chuyên môn nhiều nhất là dược tá 33,74%, dược sĩ trung học là 28,83%, thấp nhất là dược sĩ đại học 1,84%. Theo quy định của mục 2 điều 25 của Luật dược [39] người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuộc quy định tại các điểm a, b, c và đ của khoản 1 của điều này phải có trình độ chuyên môn tử dược tá trở lên.

độ chuyên môn của người bán thuốc [35] tại các dịch vụ dược tư nhân tỉnh Hải Dương có tỷ lệ như sau: 14% không có chuyên môn, 32% là dược tá, 44% là dược sĩ trung học và 5% là dược sĩ đại học. Một nghiên cứu về thực hiện quy chế dược tại Bến Tre[24], trình độ người bán lẻ thuốc như sau: dược tá 49,3%, dược sĩ trung học 33%, và dược sĩ đại học là 1,2%. Tại tỉnh Phú Yên, qua nghiên cứu về thực trạng hệ thống bán lẻ thuốc [37], trình độ chuyên môn người bán lẻ thuốc như sau: dược tá 82,01%, dược sĩ trung học 6,23% và dược sĩ đại học là 11,76%. Tại thành phố Đà Nẵng trình độ cán bộ cung ứng thuốc như sau [3]: dược tá 0,92%, dược sĩ trung học 87,94%, dược sĩ đại học 8,19% và dược sĩ sau đại học là 2,93%.

Theo một nghiên cứu khác của trường Đại học Dược Hà Nội về thực trạng nhân lực dược hiện nay tại các địa phương trong toàn quốc [4] tại đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21% dân số nhưng tỷ lệ dược sĩ đại học chỉ có 12,2%, bình quân chỉ có 0,1 – 0,2 dược sĩ đại học / quầy thuốc. Đây là sự phân bố mất cân đối giữa các vùng thành thị và nông thôn, cơ cấu nhân lực dược chủ yếu ở vùng nông thôn là dược tá và dược sĩ trung học.

Theo nhận xét của Ds Lã Xuân Hoàn về tình hình một số nhà thuốc như sau[27]: Hiện nay, các nhà thuốc còn tồn tại: một số chủ nhà thuốc chưa thực sự điều khiển nhà thuốc, một số cho thuê bằng, khoán trắng công việc bán thuốc cho người giúp việc. Người bán thuốc chưa được học tập đầy đủ, cập nhật kịp thời các kiến thức về dùng thuốc, các văn bản hành nghề theo quy định của Bộ y tế… Người bán thuốc trình độ kém (dược tá mới ra trường) quản lý một quầy thuốc… không có tài liệu chuyên môn về sử dụng thuốc. Có nơi, nhiều cấp cùng quản lý nhưng không có ai quản lý cụ thể nên nhiều sai sót xảy ra không được chấn chỉnh kịp thời.

Kết quả khảo sát đội ngũ bán thuốc có đến 27,6% không có hoặc không đúng nghiệp vụ, nhất là các cửa hàng chỉ có 01 người phụ trách. Theo quy chế

hành nghề dược của Bộ Y tế, chỉ cho phép các quầy thuốc tại Trạm Y tế xã, phường chưa có biên chế dược [39], thì tạm thời phân công một biên chế có nghiệp vụ chuyên môn khác (y sĩ, hộ sinh) đảm trách; còn các đại lý, nhà thuốc tư nhân không thể thiếu người bán hàng không có nghiệp vụ về dược. Quyết định 11/2007 của Bộ Y tế chỉ rõ: người bán thuốc ngoài nhiệm vụ bán đúng thuốc còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là thể hiện khả năng tư vấn về sử dụng thuốc cho người dùng [12], [59]. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy sự thiếu nghiêm túc trong thực hiện hành nghề dược tư nhân và tình trạng thuê bằng vẫn còn phổ biến [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng và bảo quản một số thuốc tại các nhà thuốc ở tỉnh hậu giang năm 2008 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)