3.1.1. Xu hƣớng dòng FDI trên thế giới
3.1.1.1. Tổng quan giai đoạn 2009-2012
Xu hướng FDI sẽ đầu tư vào ngành công nghiệp ít phát thải các-bon như những ngành công nghiệp tái tạo, tái chế... Hiện tại, những ngành công nghiệp sản xuất kỹ thuật ít phát thải các-bon đã chiếm một phần lớn trong khu vực FDI, khoảng 90 tỷ USD trong năm 2009 và nguồn lực tiềm năng của nó cũng rất lớn.
Dòng chảy vào FDI đã giảm 37% từ năm 2008 đến 2009 xuống mức 1.114 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này vẫn chiếm vị trí cao thứ 5 về lượng vốn đầu tư ra nước ngoài, nó giải thích cho 11% tổng sản lượng GDP toàn cầu và hơn 80 triệu việc làm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã bắt đầu thoát ra khỏi đáy vào gần cuối 2009 và tiếp tục cho sự phục hồi vào năm 2010, khởi đầu cho một sự lạc quan đáng chú ý đối với triển vọng FDI trong ngắn hạn. Trong dài hạn, quá trình phục hồi FDI được kỳ vọng sẽ trong đà tăng mạnh. Ngoài ra, những dấu hiệu gần đây cho thấy sẽ có sự phục hồi vào năm 2012 giá trị giải ngân FDI là 10 - 11 tỷ USD, kế hoạch thu hút vốn đăng ký mới được dự kiến khoảng 15 - 16 tỷ USD. Như vậy, FDI trên toàn thế giới đã có sự tăng trưởng trở lại sau sự khủng hoảng từ cuối 2008. Tuy nhiên, tình hình phục hồi có khả quan nhưng vẫn cần thận trọng vì cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa kết thúc và những rủi ro tại các thị trường như châu Âu, Mỹ với tình trạng nợ công vẫn còn tiềm ẩn. Xu thế M&A xuất hiện nhiều hơn ở các nước đang phát triển chứ không dừng lại ở các nước phát triển như trước. Những nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi và mới nổi đã thu hút ½ FDI và đầu tư xấp xỉ ¼ FDI toàn cầu năm 2009. Trong khu vực nền kinh tế chuyển đổi và mới nổi thì khối BRICs chiếm phần lớn nhất trong nguồn vốn FDI đầu vào (41%) trong khi khu vực thị trường mới nổi như Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi chỉ chiếm
57
phần nhỏ hơn (dưới 9%). Theo báo cáo về đầu tư của UNCTAD, ở khu vực châu Á, trong khi luồng vốn FDI vào các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan và Philippin đã giảm mạnh từ năm ngoái thì ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, FDI vẫn có dấu hiệu tốt. Khoảng 40% dự án đầu tư FDI vào khu vực ít phát thải các-bon trong suốt thời gian 2003-2009 là vào những nước đang phát triển. Vẫn còn rất tiềm năng cho FDI “xanh” tăng nhiều hơn ở những nền kinh tế đang phát triển. Đầu tư FDI ra bên ngoài vào những ngành dịch vụ đại diện cho phân nửa dòng vốn FDI năm 2009, trong khi đó thì FDI đầu tư vào sản xuất vẫn ngày càng giảm đi tầm quan trọng theo thời gian. Về khía cạnh chính sách, trong năm 2009 đã có hơn 102 chính sách mới đưa ra đã tác động đến FDI. 70% trong những chính sách này là hướng về tự do hóa dần trong FDI. Tuy nhiên, 30% số còn lại thì khắt khe hơn đối với nguồn vốn FDI, cho thấy một xu hướng mới khi chính phủ các nước đang cân nhắc nghiêm túc luật hạn chế đầu tư nước ngoài hay giám sát chặt chẽ hơn bằng các quy định của chính phủ.
3.1.1.2. FDI đang trên đà phục hồi
Sự sụt mạnh trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&As) qua biên giới đã giải thích phần lớn cho sự sụt giảm trong FDI năm 2009. M&As thường nhạy cảm nhiều hơn đối với tình hình tài chính so với dự án đầu tư mới (Greenfield). Điều này là do những biến động rối loạn trên thị trường chứng khoán đã che khuất đi những dấu hiệu biến động của giá cả, trong khi M&As lại phụ thuộc vào giá cả thị trường chứng khoán.Thêm vào đó, chu kỳ đầu tư của M&As cũng thường ngắn hơn so với đầu tư mới.
Sự phục hồi mới đây diễn ra theo sau một sự sụt giảm mạnh trong dòng FDI thế giớivào năm 2009. Sau khi giảm 16% trong năm 2008 thì dòng chảy vào FDI toàn cầu giảm đến 37% xuống mức 1.114 tỷ USD và dòng FDI chảy ra giảm 43% xuống mức 1.101 tỷ USD. Hoạt động mua bán và sáp nhập qua biên giới vẫn còn thấp ở mức 250 tỷ USD năm 2009, tăng lên 36% trong 5 tháng đầu của 2010 so với cùng kỳ năm trước. Dòng FDI chảy vào FDI sụt giảm năm 2009 trên cả 3 nhóm đầu tư - các nước phát triển, đang phát triển và những nền kinh tế đang trong quá trình
58
chuyển đổi. Những khu vực nền kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển có sự phục hồi tốt hơn những nước phát triển. Sau 6 năm tăng trưởng ổn định thì dòng FDI vào các nước đang phát triển sụt giảm khoảng 24% trong năm 2009. Quá trình phục hồi FDI vào năm 2010 được kỳ vọng là sẽ mạnh mẽ hơn ở những nước đang phát triển so với những nước phát triển. Vì vậy, sự tăng lên trong dòng đầu tư nước ngoài vào những nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi cũng được kỳ vọng sẽ tiến triển nhanh hơn. Sự tăng lên rõ ràng này vào giai đoạn 2007- 2009 được cho là do sự chuyển hình và tăng trưởng của nền kinh tế cũng như quá trình mở cửa rộng rãi hơn đối với FDI và sản xuất trên thế giới. Trung Quốc vẫn là điểm đến thu hút FDI thứ hai và Mỹ vẫn duy trì vị thế là nước thu hút FDI lớn nhất.
Dòng FDI chảy ra: Dòng FDI chảy ra (đầu tư FDI) trong năm 2009 giảm 43% xuống mức 1.101 tỷ USD cũng giống như xu hướng của dòng chảy vào FDI. Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới đầu tư FDI của những nước phát triển và cũng bắt đầu tác động đến đầu tư FDI của những nước đang phát triển.
Trong khi sự sụt giảm trong đầu tư FDI từ những nước phát triển đã lan rộng trong năm 2009 (trừ những nước ngoại lệ như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển) thì khu vực này vẫn duy trì được vị thế là nguồn đầu tư FDI lớn nhất, với đầu tư FDI vượt hơn cả thu hút FDI. Ở khu vực eurozone, đầu tư FDI giảm xuống 325 tỷ USD - thấp hơn so với mức năm 2005. Đầu tư FDI từ những nước đang phát triển đạt khoảng 229 tỷ USD trong năm 2009, giảm 23% so với năm trước, chấm dứt quá trình tăng liên tục trong 5 năm. Tuy nhiên, sự giảm sút này vẫn ít trầm trọng hơn so với các nước phát triển. Do vậy, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển ngày càng củng cố mạnh mẽ hơn vị thế của họ trên thế giới như là những nguồn đầu tư mới cho FDI trong năm 2009, tăng quy mô lên 35% so với 19% năm 2008. Tuy nhiên, đầu tư FDI ở những nước này vẫn ít hơn so với thu hút FDI.
Triển vọng FDI: FDI đã thực sự thay đổi. Cùng với sự thay đổi của xu hướng đầu tư, khu vực đầu tư thì những khái niệm mới như FDI “nội”, FDI hướng tới những nền kinh tế ít phát thải Carbon (FDI xanh), hay FDI không cần vốn đã
59
xuất hiện và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. Những nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển sẽ tiếp tục chiếm quy mô ngày càng tăng trong FDI toàn cầu.
3.1.2. Xu hƣớng FDI vào Việt Nam
Ðứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking). Trong số các nước Ðông- Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), và Singapore (vị trí 24). Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo, do gắn với các lợi thế về số dân lớn và đang tăng nhanh (Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới với 86 triệu dân và 65% dân số ở độ tuổi dưới 35); khả năng sản xuất hàng tiêu dùng và tiềm lực tiêu dùng của người dân; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ và các nguyên liệu quý, cùng với tiềm lực lớn về tăng trưởng kinh doanh và tăng trưởng tiêu dùng khác...
Trong hai năm 2008, 2009, FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là kinh doanh bất động sản, lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống. Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, để các dự án FDI có hiệu quả hơn, Việt Nam chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực quan trọng, ưu tiên như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn...
Về triển vọng, có nhiều cơ sở thực tế thế giới và trong nước để tin rằng thu hút FDI những năm tới sẽ càng ngày càng tăng cao hơn mức tăng 10% so với năm 2012 mà Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đặt ra. Nhưng, cả trước mắt và trung hạn, Việt Nam vẫn cần chủ động có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả thích ứng nhằm khắc phục những tồn tại và hệ lụy.
60
3.2. Quan điểm và định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam đối với chính sách ƣu đãi thuế thu hút FDI trong thời gian tới sách ƣu đãi thuế thu hút FDI trong thời gian tới
3.2.1. Đƣờng lối chính sách và định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về thu hút FDI trong thời gian tới
3.2.1.1. Đường lối chính sách
Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI giai đoạn tới được xác định như sau:
- Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả. Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.
- Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh. Nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển nhanh, bền vững. Phát huy vai trò và nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn; mở rộng thị trường xuất khẩu.
61
3.2.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư
Định hướng ngành
Ngành Công nghiệp-Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư
gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên - phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
Ngành Dịch vụ: Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần
quan trọng trong nângcao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.
Ngành Nông – Lâm - Ngƣ nghiệp: Khuyến khích các dự án đầu tư về công
nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu; tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng...
Định hướng vùng
Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý - tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung thu hút đầu tư vào các KKT, KCN đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khỏang cách phát triển giữa các vùng).
62
Định hướng đối tác
Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (MNCs): FDI trên thế
giới chủ yếu là vốn của TNCs; hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển,vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Ba đối tác chính
- Nhật bản: Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI thực hiện lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản cũng là nước cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam. Việt Nam và Nhật Bản đang thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn II nhằm giải quyết những vướng mắc, nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư. Trong thời gian tới, cần tập trung xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào các dự án công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; chú trọng thu hút FDI của Nhật vào KCNC Hòa Lạc theo thỏa thuận của hai Chính phủ; chọn các dự án trọng điểm để vận động các tập đoàn cụ thể của Nhật Bản đầu tư; thúc đẩy và hỗ trợ các dự án lớn của Nhật Bản hiện đang trong quá trình đàm phán hoặc hình thành dự án; giải quyết tốt các vướng mắc cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo thêm lòng tin của các nhà đầu tư Nhật Bản.
- Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và
Hoa Kỳ đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA). Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ. Năm 2006, Hoa Kỳ đã có một số dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel. Dự báo trong các năm tới, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn các năm trước và Hoa Kỳ có thể vươn lên đứng hàng thứ hai sau Nhật Bản về vốn đầu tư vào ViệtNam. Để thúc đẩy