Nguyên nhân những hạn chế trong thu hút FDI

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 58)

2.3.3.1. Sự không công bằng

Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản trong mậu dịch khu vực và các Hiệp định thương mai song phương. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa thực hiện được theo nguyên tắc trên, cụ thể:

- Thuế TTĐB khác nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, giữa nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu trong nước.

- Hệ thống thuế TNCN chưa đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau. Sự phân biệt về khởi điểm chịu thuế của người Việt Nam và người nước ngoài trong thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng lộ rõ sự điều tiết thu nhập một cách bình đẳng giữa người Việt Nam và người nước ngoài.

2.3.3.2. Hệ thống chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với hệ thống thuế các nước trong khu vực

Một nguyên tắc trong hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách ban hành trong lĩnh vực thương mại của mỗi nước đều phải đảm bảo tính hợp lý để giảm

54

thiểu sự tuỳ tiện và tránh tham nhũng. Tuy nhiên chính sách thuế của Việt Nam lại có những điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thuế GTGT hàng nhập khẩu của Việt Nam cao hay thấp lại dựa trên mục đích sử dụng của hàng hoá mà không dựa trên tính chất của hàng hoá. Điều đó trái với thông lệ quốc tế, nó chẳng những gây phức tạp trong công tác quản lý thu thuế mà còn tạo nên những khe hở để trốn thuế, lậu thuế.

Việc cho phép áp dụng mức thuế TNDN ưu đãi cho các doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu cao và thu chênh lệch giá đối với hàng nhập khẩu là vi phạm quy định về cấm trợ cấp xuất khẩu của WTO.

Việc tiếp tục mở rộng thời hạn ưu đãi thuế đối với đầu tư nước ngoài là không phù hợp với việc các nước không chấp nhận kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp trừ khoán thuế trong hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký với Việt Nam cũng như các nước đã và đang tiến hành đàm phán với Việt Nam. Biện pháp này không những gây thiệt hại cho NSNN, mà còn không đem lại hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Hệ thống thuế thu nhập chưa đảm bảo triệt để tính minh bạch, rõ ràng theo nguyên tắc của các tổ chức quốc tế.

2.3.3.3. Hệ thống thuế của nước ta còn quá phức tạp, chưa thể hiện sự đơn giản, rõ ràng và minh bạch theo các nguyên tắc hội nhập quốc tế

Đối chiếu với các nguyên tắc hội nhập quốc tế có thể nhận thấy hệ thống thuế ở nước ta còn quá phức tạp, thuế được sử dụng để phục vụ nhiều chính sách xã hội khác nên đã làm mất đi tính trung lập của công cụ thuế và trái với nguyên tắc đơn giản, rõ ràng, minh bạch của hệ thống thuế trong các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Chẳng hạn, trong chính sách thuế còn quy định quá nhiều đối tượng không chịu thuế, nhiều trường hợp miễn giảm thuế khác nhau. Chính sách thuế còn có sự phân biệt về thuế suất giữa các nghành nghề khác nhau dẫn tới khó khăn trong việc phân bổ chi phí, tạo nên khe hở cho hành vi tránh thuế và đem đến sự bất bình đẳng trong kinh doanh giữa các nghành nghề. Một số chính sách xã hội được đưa vào

55

thực hiện trong chính sách thuế dưới hình thức miễn giảm thuế đã làm hệ thống thuế trở nên phức tạp và mất đi tính trung lập của thuế như: giảm và miễn thuế TNDN cho các đối tượng là thương binh, người tàn tật, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

2.3.3.4. Nhiều văn bản pháp quy chưa được đồng bộ

Trước yêu cầu hội nhập, các bộ ngành liên tục sửa luật, thay đổi chính sách cho phù hợp với cam kết quốc tế. Tuy nhiên quá trình điều chỉnh chính sách thuế phát sinh vấn đề thiếu nhất quán giữa các văn bản, chính sách quy định trước đó.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc các văn bản của bộ, ngành quy định lệch nhau đang diễn ra khá phổ biến. Nếu hoạt động này không được khắc phục, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Thực tế cho thấy, có những loại giấy tờ được lưu hành trong ngành thuế nhưng khi đưa ra các bộ, ngành khác lại bị phủ nhận.

56

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI THUẾ TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI

GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)