Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 52)

2.3.1. Dấu hiệu thành công của chính sách ƣu đãi thuế

Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, đất nước ta bước vào giai đoạn mới của Hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vừa bước vào giai đoạn mới của phát triển kinh tế thì nước ta gặp phải khó khăn đó là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tháng 7/1997. Hơn 10 năm với rất nhiều khó khăn nhưng cũng không ít cơ hội cho nên kinh tế nước ta, chúng ta đã thu được những thành quả đáng kể, đặc biệt là việc thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng đã đạt được những thành tựu nhất định như những phân tích ở trên. Để đạt được những thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của những chính sách thu hút FDI nói chung và chính sách thuế nói riêng.

Giai đoạn 1997-1999, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã gây gián đo ạn dòng vốn đầu tư nước ngoài, hàng loạt dự án đầu tư chậm tiến độ, hoặc buộc phải dừng không thời hạn. Tuy vậy, phần đông đối tác Việt Nam tham gia các dự án có

48

vốn đầu tư nước ngoài đều đóng góp bằng đất đai, nhà xưởng, hay đội ngũ nhân lực. Do vậy, ngưng trệ các dự án đầu tư mới chỉ đồng nghĩa với việc các tài sản này chưa tham gia vào quá trình tạo ra giá trị mới chứ không tạo áp lực tài chính đáng kể nào lên cỗ máy sản xuất kinh doanh. Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt. Một vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt Nam. Cũng giai đoạn này, nước ta đã ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đồng thời sửa đổi luật thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, có thể nhận thấy những kết quả của việc thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn này bị tác động bởi tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế Châu Á chứ không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Việt Nam.

Giai đoạn 2000 – 2003, lượng vốn FDI vào Việt Nam đạt mức khiêm tốn ~ 3 tỷ USD, vốn thực hiện ở mức 2,5 tỷ USD. Các dự án đều ở quy mô vừa và nhỏ. Trong những năm này chính phủ không tác động nhiều đến chính sách thuế. Dòng vốn FDI phục hồi chủ yếu cùng với sự phục hồi khủng hoảng của các nước Châu Á. Những năm 2003 – 2007, chính phủ liên tục điều chỉnh chính sách thuế. Tất cả các loại thuế đều được thay đổi, giảm thuế suất, bổ sung những ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI và các mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh nhằm thu hút các dự án FDI. Sau khi Luật đầu tư năm 2005 có hiệu lực, có thể nhận thấy từ kết quả thu hút FDI đó là việc tăng vốn đăng ký và thực hiện năm 2005 so với 2004 (từ 4,5 tỷ USD năm 2004 lên 6,8 tỷ USD năm 2005 vốn đăng ký, vốn thực hiện từ 2,8 tỷ USD năm 2004 lên 3,3 tỷ USD năm 2005), đặc biệt là sự tăng đột biến vốn đăng ký lên 12 tỷ USD năm 2006 và 21 tỷ USD năm 2007. Quy mô các dự án cũng tăng lên, các dự án có quy mô lớn đều tăng lên so với giai đoạn trước. Những biến đổi dòng vốn FDI giai đoạn này không chỉ là kết quả của việc điều chỉnh Luật đầu tư năm 2005 và chính sách ưu đãi thuế thu hút FDI những năm 2003 – 2005. Nếu nhìn nhận một cách tổng thể thì yếu tố tác động mạnh làm tăng dòng vốn FDI có thể là do phản ứng tích cực của việc gia nhập WTO đầu năm 2007.

49

Năm 2008 nước ta đạt kỷ lục về việc thu hút vốn FDI với hơn 71 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD. Kết quả này do nhiều nguyên nhân: (i) vốn đăng ký những năm trước khi diễn ra khủng hoảng làm tăng vốn thực hiện vào Việt Nam giai đoạn này; (ii) Việt Nam đã gia nhập WTO năm 2007; (iii) việc ban hành luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 với những quy định rõ ràng, cụ thể hơn cho những nhà đầu tư và việc điều chỉnh thuế TNDN, thuế GTGT vào năm 2008 với những ưu đãi giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và những chính sách thu hút FDI khác.

Trong 04 năm gần đây, tỷ lệ vốn thực hiện đạt được của nước ta đã tăng lên nhiều so với giai đoạn trước. Năm 2007 đạt 38%, năm 2008 chỉ đạt 17%, năm 2009 đã tăng lên 46%, 56% trong năm 2010 và con số này là 75% so với vốn đăng ký), phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn này của Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Mặc dù vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, anh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến lượng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2009, giảm mạnh xuống còn hơn 21,48 tỷ USD và tiếp tục giảm xuống còn 19,76 tỷ USD vào năm 2010 và 14,7 tỷ vào năm 2011 (giảm 26% so với 2010).

Năm 2009, Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất khu vực xét về số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới từ 1.557 dự án trong năm 2008 xuống còn 839 dự án năm 2009 (giảm 46%) và tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng xuống còn 1.240 dự án năm 2010 và 1.091 dự án năm 2011 (tăng ~ 50% so với năm 2009).

Tóm lại, từ những kết quả của việc thu hút FDI vào Việt Nam từ 1997 –

2011 có thể thấy việc tăng giảm luồng FDI đến Việt Nam do rất nhiều nguyên nhân. Bên cạnh những tác động của nền kinh tế Thế giới, những nỗ lực của chính phủ nước ta trong việc thu hút FDI đã thu được những thành công nhất định, đặc biệt là việc điều chỉnh chính sách thuế thu hút FDI vào nước ta giai đoạn 1997 – 2011 đã góp phần vào việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam.

50

Việc sửa đổi, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế trong thu hút FDI của Việt Nam đã ít nhiều góp phần thiết lập một hệ thống thuế ngày càng phù hợp hơn với quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hệ thống thuế thu hút FDI hiện nay còn tồn tại một số ưu điểm cũng như những hạn chế như sau:

2.3.2. Dấu hiệu không thành công của chính sách ƣu đãi thuế

2.3.2.1. Cơ cấu FDI theo ngành và theo lãnh thổ chưa hợp lý

Lĩnh vực công nghệ chế tạo và chế biến sau giai đoạn giảm liên tục vốn FDI đầu tư từ năm 2005 – 2009 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007, 36% năm 2008 và còn 13,6% năm 2009). Đến hết 2011 tỷ lệ FDI đầu tư vào lĩnh vực này đã tăng lên thành 47%. Tuy nhiên, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có giá trị gia tăng thấp. Đứng thứ 2 vẫn là lĩnh vực kinh doanh bất động sản (47 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm), với nhiều dự án quy mô lớn được cấp phép như khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam… Lĩnh vực xây dựng có quy mô vốn đăng ký đứng thứ 3 trong năm 2011 (với 12,5 tỉ USD vốn đăng ký). Song, đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vốn dĩ đã ít lại có xu hướng giảm (năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký xuống ~ 1% năm 2009 và chỉ nhích lên một chút vào năm 2011 1,63% tổng vốn đăng ký). Một cơ cấu đầu tư như vậy hoàn toàn khó có thể bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng bền vững.

2.3.2.2. Chưa thu hút được đối tác mạnh

Thu hút được đối tác mạnh luôn là mục tiêu quan trọng đối với các nước nhận đầu tư. Bởi vì, ngoài tiềm lực rất mạnh về vốn, công nghệ họ còn có những kỹ năng, kinh nghiệm quản lý thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới. Hơn nữa, các đối tác này rất coi trọng chữ tín và hiệu quả đầu tư của họ thường rất cao nên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nước chủ nhà.

Ba khối kinh tế hàng đầu là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản hàng năm đều đầu tư ra bên ngoài một khối lượng rất lớn. Tuy nhiên, đầu tư của ba khối kinh tế hùng mạnh

51

này vào Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Nhật Bản tuy nằm ở vị trí thứ 4 trong 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, nhưng con số đầu tư đó vẫn chưa thật xứng đáng với tiềm lực của đất nước này (số lượng vốn đầu tư ký kết của nước này chỉ bằng 64% số lượng đầu tư của Hàn Quốc). Đầu tư của Mỹ và Tây Âu chỉ tăng lên trong những năm gần đây song tỷ trọng vẫn chưa cao. Điều này đòi hỏi trong những năm tới, Việt Nam cần có kế hoạch thu hút hơn nữa đầu tư từ 3 n guồn khổng lồ này.

2.3.2.3. Hình thức thu hút FDI chưa phong phú

Trong 20 năm qua, FDI ở Việt Nam chỉ thực hiện theo 3 hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng; Trong đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập theo hình thức công ty TNHH. Việt Nam chưa chú trọng đến các hình thức thu hút FDI khác như thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN, cho phép mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài (M&A) ... Do đó, trong nhiều năm, chúng ta chưa mở được các kênh mới để thu hút dòng vốn FDI của thế giới.

Mặc dù trong chỉ đạo và điều hành, ta dành ưu tiên cho hình thức liên doanh nhưng chính doanh nghiệp liên doanh lại có tỷ lệ lỗ vốn, giải thể nhiều nhất; mâu thuẫn giữa các bên liên doanh khá phổ biến. Mặt khác, trong các doanh nghiệp liên doanh thì bên Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) (chiếm 98% tổng vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh), số doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ không đáng kể. Chính điều này đã làm hạn chế đáng kể việc thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm qua.

2.3.2.4. Về địa bàn đầu tư

Mặc dù nguồn vốn FDI đã phân bổ ở nhiều địa phương mới và có sự dịch chuyển từ các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sang các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung,… song những ưu đãi đối với các dự án ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa dường như vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Chẳng hạn, năm 2008 toàn vùng Tây Bắc chỉ có 4 dự

52

án (tổng số vốn 10,3 triệu USD), nhưng sang năm 2009 không có dự án FDI nào được đăng ký mới hay bổ sung vốn.

2.3.2.5. Về hiệu quả đầu tư

Khu vực FDI vốn được kỳ vọng là lực lượng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo vốn và kích thích quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả cho nền kinh tế, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế hiện đang lo ngại về hiệu quả thực của khu vực này. Bởi, (i) chỉ số ICOR (tỷ số gia tăng vốn và đầu vào) của khu vực có vốn FDI hiện nay trong nền kinh tế đang là cao nhất (7,91 so với 7,76 và 3,54 của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân). (ii) chỉ số TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) lại là thấp nhất (-17,6 so với 8,6 và 3,1 của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân) mà lẽ ra 2 con số đó cần phải ngược lại(1). Từ đó cho thấy sự tăng trưởng của khu vực có vốn FDI chủ yếu dựa vào yếu tố lao động rẻ, chứ không phải do công nghệ tiên tiến tạo ra. Trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp FDI máy móc và công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam phần nhiều là cũ và lạc hậu. (iii) nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây nhiều thất thoát về nguồn thu thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước. Cụ thể bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho công ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này đã luôn ở tình trạng “thua lỗ”, không những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn được hoàn thuế giá trị gia tăng. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm trước nên không thể đổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới). Hay, theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, những năm trước, hầu như doanh nghiệp thép trong nước nào cũng có lãi, thậm chí lãi khá lớn, nhưng một công ty nước ngoài hoạt động ở Bình Dương, suốt mười mấy năm hoạt động ngành thuế hầu như không thu được một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Vì vậy có

53

hiện tượng các doanh nghiệp có vốn FDI “lỗ” nhưng vẫn bung ra về quy mô và số lượng, còn phần đóng góp của doanh nghiệp FDI cho ngân sách nhà nước lại giảm (năm 2009 giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4,4%, doanh nghiệp nhà nước tăng 6,2%). Và, điều này không chỉ gây tình trạng tăng nhập siêu của Việt Nam, mà nguy hiểm hơn là nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

2.3.2.6. Về vấn đề sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm

Hiện nay lao động làm việc trong khu vực FDI của nước ta được đánh giá là không đáng tin cậy hoặc chưa quan tâm tới chất lượng công việc và thiếu kỹ năng giao tiếp. Trong số 1,7 triệu lao động thì có tới 23% lao động (~ 400 ngàn lao động) không đủ kỹ năng mà doanh nghiệp cần, 35% (~ 600 ngàn lao động) không có khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế trong thu hút FDI

2.3.3.1. Sự không công bằng

Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản trong mậu dịch khu vực và các Hiệp định thương mai song phương. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa thực hiện được theo nguyên tắc trên, cụ thể:

- Thuế TTĐB khác nhau giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, giữa nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu trong nước.

- Hệ thống thuế TNCN chưa đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế khác nhau. Sự phân biệt về khởi điểm chịu thuế của người Việt Nam và người nước ngoài trong thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng lộ rõ sự điều tiết thu nhập một cách bình đẳng giữa người Việt Nam và người nước ngoài.

2.3.3.2. Hệ thống chính sách thuế còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo tính tương thích với hệ thống thuế các nước trong khu vực

Một nguyên tắc trong hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách ban hành trong lĩnh vực thương mại của mỗi nước đều phải đảm bảo tính hợp lý để giảm

54

thiểu sự tuỳ tiện và tránh tham nhũng. Tuy nhiên chính sách thuế của Việt Nam lại có những điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thuế GTGT hàng nhập khẩu của Việt Nam cao hay thấp lại dựa trên mục đích sử dụng của hàng hoá mà không dựa trên tính chất của hàng hoá. Điều đó trái với thông lệ quốc tế, nó chẳng những gây phức tạp trong công tác quản lý thu thuế mà còn tạo nên những khe hở để trốn thuế, lậu thuế.

Việc cho phép áp dụng mức thuế TNDN ưu đãi cho các doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu cao và thu chênh lệch giá đối với hàng nhập khẩu là vi phạm quy định về cấm trợ cấp xuất khẩu của WTO.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 52)