5 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 40)

Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, thay thế cho thuế hàng hoá trước đây, áp dụng cho một số sản phẩm hàng hoá ở khâu sản xuất của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thuế TTĐB có tác dụng hướng dẫn và điều tiết sản xuất và tiêu dùng theo định hướng của nhà nước, góp phần tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Luật thuế TTĐB còn thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ và thực hiện một số chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ và thực hiện một số chính sách xã hội khác thông qua chế độ miễn giảm thuế.

Qua những lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB, khu vực FDI chịu tác động của việc điểu chỉnh luật thuế TTĐB như sau:

Thuế suất có xu hướng tăng đối với những mặt hàng nhà nước không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng như thuốc hút, rượu, bài lá, vàng mã.

Để đảm bảo thực hiện đồng bộ với Luật thuế GTGT (có hiệu lực từ 1/1/1999), luật thuế TTĐB đã có nhiều bổ sung và sửa đổi quan trọng. Trong bối cảnh nước ta đang từng bước thực hiện những cam kết về cắt giảm thuế quan theo lộ trình gia nhập AFTA, nguồn thu NSNN từ thuế nhập khẩu sẽ bị giảm đi đáng kể. Vì vậy, mở rộng danh mục đối tượng các mặt hàng, dịch vụ thuế TTĐB, để bù đắp một phần sự thiếu hụt cho NSNN là sự cần thiết khách quan, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ với các luật thuế khác và phù hợp hơn với các nguyên tắc đã được cam kết với các tổ chức quốc tế.

- Khi mới ban hành Luật thuế TTĐB, đối tượng chịu thuế bao gồm 6 mặt hàng : Thuốc lá, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra với mức thuế suất thuế TTĐB là 20% - 70%, trong đó cao nhất là mặt hàng pháo, bài lá và vàng mã đều chịu mức thuế suất 70%.

- Đến năm 1993, Luật được sửa đổi thu hẹp còn 4 mặt hàng thuốc hút, rượu, bia và pháo. Không thu thuế TTĐB các mặt hàng trên nếu xuất khẩu và các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu. Mức thuế suất áp dụng là

36

15% - 100%, trong đó mặt hàng rượu thuốc chịu mức thuế suất 15%, mặt hàng pháo chịu mức thuế suất 100%.

- Năm 1998, Luật quy định đối tượng nộp thuế TTĐB gồm 8 mặt hàng, bổ sung thêm 5 mặt hàng so với 1993 là ô tô đến 24 chỗ, xăng và chế phẩm để pha chế xăng, điều hòa nhiệt độ, bài lá và vàng mã, bỏ mặt hàng pháo. Ngoài ra, bổ sung các dịch vụ chịu thuế TTĐB là (i) Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê; (ii) Ca-si- nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot); (iii) Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe; (iiii) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn. Mức thuế suất quy định là từ 15% - 100%, trong đó mặt hàng ô tô dưới 5 chỗ ngồi chịu mức thuế suất 100%.

- Năm 2003 bổ sung dịch vụ kinh doanh xổ số vào các đối tượng chịu thuế TTĐB. Mức thuế suất giảm xuống còn từ 15% - 80%, trong đó mặt hàng ô tô dưới 5 chỗ ngồi vẫn chịu mức thuế suất cao nhất nhưng đã được giảm xuống còn 80%.

- Năm 2008, Luật thuế TTĐB quy định: Tăng thêm đối tượng chịu thuế thành 10 mặt hàng và 6 dịch vụ, trong đó thêm mặt hàng Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 và Tàu bay, du thuyền vào danh mục mặt hàng chịu thuế TTĐB. Thuế suất thuế TTĐB từ 15% - 70%

Thuế TTĐB áp dụng thống nhất đối với hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước. Không thu thuế TTĐB đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây là một bước tiến của hệ thống thuế nước ta trong việc thực hiện nguyên tắc đối sử quốc gia đã cam kết khi tham gia vào các tổ chức quốc tế. Thuế suất được điều chỉnh giảm so với trước đây để Phù hợp và đồng bộ với Luật thuế GTGT và Luật thuế XK, thuế NK khi thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan.

Đối với ngành công nghiệp ôtô: Từ năm 1995 chỉ thu thuế TTĐB đối với ôtô nhập khẩu, đến năm 1998 Luật đã điều tiết về thuế đối với ôtô sản xuất trong nước nhưng cho phép một lộ trình miễn thuế để các nhà sản xuất có thời gian đầu tư kỹ thuật và công nghệ, tuy nhiên ngành công nghiệp ôtô trong nước lại phát triển rất chậm, hầu như chỉ dừng lại ở mức độ lắp ráp và chủ yếu sử dụng linh kiện nhập khẩu. Năm 2003 Luật thuế TTĐB tiếp tục được sửa đổi với hướng ôtô sản xuất

37

trong nước vẫn được hưởng mức thuế thấp hơn với ôtô nhập ngoại. Như vậy qua nhiều năm ban hành và sửa đổi, Luật thuế TTĐB đều dành những ưu đãi cho ngành sản xuất ôtô trong nước.

2.1.6. Thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài (CLNRNN)

Thuế CLNRNN đối với khu vực ĐTNN được hướng dẫn thực hiện thông qua các nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ Tài chính căn cứ quy định của Luật đầu tư nước ngoài qua các lần điều chỉnh. Theo đó, thuế CLNRNN có những thay đổi như sau:

- Căn cứ Luật ĐTNN tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1987, quy định cụ thể trong NĐ số 139/HĐBT ngày 05.09.1988: Đối với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài có tỷ lệ góp vốn trên 50% trong vốn pháp định hoặc có vốn góp trên 10 triệu đô la Mỹ: áp dụng mức thuế suất thuế CLNRNN là 5% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài; Các trường hợp khác: 10% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

- Theo Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 và Nghị định số 29/CP ngày 27/5/1993; Thông tư số 51-TC/TCĐN ngày 03/07/1993: ngoài mức thuế suất như đã quy định năm 1988 có thêm trường hợp đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn pháp định hoặc góp vốn để hợp doanh từ 5 triệu USD trở lên, áp dụng mức thuế suất 7% lợi nhuận chuyển ra nước ngoài và trường hợp đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước, khi CLNRNN, nộp thuế suất là 5% lợi nhuận chuyển ra.

- Theo nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999, Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998: Áp dụng mức thuế suất chung là 5% cho tất cả các trường hợp CLNRNN

- Năm 2000, theo quy định của nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000: Theo đó, mức thuế suất thuế CLNRNN về cơ bản giảm 2% đối với mỗi trường hợp và có quy định rõ hơn về đối tượng hưởng mức thuế suất 3% bao gồm: (i) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật ĐTNN; (ii) Nhà ĐTNN đầu tư vào KCN, KCX, KCNC; (iii) Nhà ĐTNN góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 10 triệu USD trở

38

lên; (iiii) Nhà ĐTNN đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư; Mức thuế suất 5% áp dụng với nhà ĐTNN góp vốn pháp định hoặc vốn để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD và đối với nhà ĐTNN đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học. Những trường hợp khác áp dụng thuế suất 7%.

- Theo Thông tư số 26 /2004/TT-BTC ngày 31/03/2004, tất cả các trường hợp CLNRNN đều không phải nộp thuế CLNRNN.

2.1.7. Điều chỉnh chính sách ƣu đãi thuế tại các địa phƣơng

Quá trình điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế trong thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1997 – 2011 được thực hiện khá linh hoạt, thể hiện qua việc thực hiện giữa các địa phương. Mỗi địa phương với cơ chế quản lý thuế khác nhau sẽ áp dụng chính sách ưu đãi thuế khác nhau nhằm thu hút FDI vào địa phương mình, cạnh tranh với những địa phương khác.

2.2. Dấu hiệu về phản ứng của dòng FDI đối với điều chỉnh chính sách ƣu đãi thuế giai đoạn 1997-2011 thuế giai đoạn 1997-2011

Giả định của luận văn: Như phần 1.1.1.3 đã giới thiệu, FDI chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố của môi trường đầu tư ở nước chủ nhà, tuy nhiên cũng như các nước đang phát triển khác, ưu đãi thuế là một trong những giải pháp quan trọng mà Việt Nam áp dụng để thu hút FDI. Vì vây, luận văn giả định, nếu sau khi có điều chỉnh thuế (Tăng/giảm) FDI đăng ký giảm hoặc tăng theo mục đích thu hút đầu tư là dấu hiệu có phản ứng đối với chính sách của nhà đầu tư nước ngoài, hay có nghĩa chính sách có thành công; nếu hoàn toàn không có phản ứng, được coi là dấu hiệu chính sách thuế không thành công. Vì vậy, phần tiếp theo, luận sẽ khảo sát dấu hiệu phản ứng chính sách của FDI vào Việt Nam theo các mốc điều chỉnh chính sách thuế và mục đích thu hút FDI.

2.2.1. Tăng/giảm vốn ĐTNN

Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 13.664 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm).

39

Biểu đồ 2.1: Tình hình thu hút vốn ĐTNN đăng ký và thực hiện 1988 - 2011

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong 3 năm 1997 – 1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này, nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006 và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

40

Trong giai đoạn 2001 – 2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD, vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/08/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung, trong 5 năm 2001 – 2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao…) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch, dịch vụ cao cấp…). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN thứ hai vào Việt Nam. Trong giai đoạn 2008 – 2009, do hậu quả của khủng hoảng thế giới, dòng vốn FDI không đến với nhiều vùng chịu khủng hoảng trực tiếp, nhất là Mỹ và châu Âu. Tuy với Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong 2 năm 2008 – 2009, vốn đăng ký tăng vọt lên 91,726 tỷ USD và vốn thực hiện cũng đạt cao: 21.501 tỷ USD (mặc dù do cả nguyên nhân vốn đăng ký từ các năm trước hay khủng hoảng kinh tế nên tăng vốn thực hiện vào Việt Nam với lý do an toàn, tin cậy). Năm 2010 cả nước có 1.240 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 17,866 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009. Tính cả vốn tăng thêm thì năm 2010 các nhà ĐTNN đã đầu tư vào Việt Nam 19,76 tỷ USD, bằng 92% so với năm 2009. Năm 2011, các con số này là 1.091 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,6 tỷ USD, giảm 35% so với năm 2010. Tính cả vốn tăng thêm thì năm 2011 các nhà ĐTNN đã đầu tư vào Việt Nam 14,7 tỷ USD (~ 79% so với năm 2010). Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay thì đây là một kết quả không tồi.

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2011 có gần 5.043 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 33,07 tỷ USD.

41

Thời kỳ 1988 – 1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991 – 1995 thì ở giai đoạn 1996 – 2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001 – 2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so với dự kiến lầ 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu tư năm 2002 và từ năm 2004 đến 2010 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.

Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991 – 1995; 65,7% trong giai đoạn 1996 – 2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001 – 2005. Trong 4 năm 2006 và 2010 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.

Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991 – 1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996 – 2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001 – 2005. Trong 4 năm 2006 và 2010 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.

Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991 – 1995; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996 – 2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001 – 2005. Trong 4 năm 2006 và 2010 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4%; 21,1%; 24% và 20%.

Qua khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam.

42

2.2.2. Các hình thức ĐTNN

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn ĐTNN phân theo hình thức đầu tƣ từ 1988 – 2011

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2011)

TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Tỷ lệ (%)

1 100% vốn nước ngoài 10,592 127,695 65% 2 Liên doanh 2,644 54,011 27% 3 Hợp đồng hợp tác KD 219 5,430 3% 4 HỢP ĐỒNG BOT,BT,BTO 14 5,857 3% 5 Công ty cổ phần 194 4,836 2% 6 Công ty mẹ con 1 98 0% Tổng số 13,664 197,927 100%

Tính đến hết năm 2012 chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 10.592 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 127,7 tỷ USD, chiếm 77,5% về số dự án và 65% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 2.644 dự án với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD, chiếm 19,35% về số dự án

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)