Cơ cấu ĐTNN phân theo vùng, lãnh thổ

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 50)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn ĐTNN phân theo vùng từ 1988 – 2011

46

Qua hơn 20 năm thu hút , ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội chung và các vùng phụ cận (xem bảng).

Tính đến hết 2011, Vùng Đồng bằng Sông Hồng có 3.915 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư 45,4 tỷ USD, chiếm 28,65% về số dự án, 22,95% tổng vốn đăng ký cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (2.243 dự án với tổng vốn đăng ký 21,8 tỷ USD, chiếm 48% vốn đăng ký toàn vùng), tiếp theo là Hải Dương (482 dự án với tổng vốn đăng ký 5,27 tỷ USD), Hải Phòng (341 dự án với tổng vốn đăng ký 6 tỷ USD), Bắc Ninh (252 dự án với tổng vốn đăng ký 2,9 tỷ USD)...

Vùng Đông Nam bộ thu hút 7.758 dự án với tổng vốn đầu tư 94,9 tỷ USD chiếm 48% tổng vốn đăng ký, trong đó, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (3,877 dự án với tổng vốn đăng ký 32,7 tỷ USD, chiếm 34% tổng vốn đăng ký của vùng), tiếp theo thứ tự là Bình Dương (2.242 dự án với tổng vốn đăng ký 15 tỷ USD, chiếm 16% vốn đăng ký vùng), Đồng Nai (1.073 dự án với tổng vốn đăng ký 17,9 tỷ USD, chiếm 19% vốn đăng ký vùng),... Điều này minh chứng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/08/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày 28/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001 – 2005.

Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút ĐTNN (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh), một số địa phương khác (Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây,…) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn ĐTNN đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Đối với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng…) cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc).

47

Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 798 dự án với tổng vốn đăng ký 41,3 tỷ USD qua hơn 20 năm thực hiện Luật đầu tư, chiếm 21% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Đà Nẵng (201 dự án với tổng vốn đăng ký 3,4 tỷ USD, chiếm 8% tổng vốn đăng ký toàn vùng); tiếp theo là Bình Thuận (95 dự án với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD) và Khánh Hòa (80 dự án với tổng vốn đăng ký 0,8 tỷ USD)..

Tây Nguyên, vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đều ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn (chiếm 1-5% tổng số dự án và 1-4% tổng vốn đăng ký của cả nước).

Riêng ngành Dầu khí đạt 43 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,55 tỷ USD, chiếm 1,29% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý – kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 50)