IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
3.4. Phƣơng hƣớng, giải pháp xây dựng pháp luật từ nay đến năm
2020 và một số giải pháp xây dựng pháp luật về giáo dục từ nay đến năm 2020
3.4.1. Phương hướng xây dựng pháp luật về giáo dục từ nay đến năm 2020
Phƣơng hƣớng xây dựng pháp luật về giáo dục là các xu hƣớng phát triển cơ bản phải đƣợc thể hiện trong hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, thi hành pháp luật về giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội trong lĩnh vực giáo dục phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá quá trình phát triển của pháp luật về giáo dục từ 1945 đến nay, thực trạng công tác soạn thảo, ban hành, thi hành pháp luật về giáo dục, tình hình kinh tế - xã hội hiện nay và Chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, phát triển giáo dục từ nay đến 2020 trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và hội nhập quốc tế tại Việt Nam hiện nay, có thể xác định những phƣơng hƣớng phát triển cơ bản của phát luật về giáo dục hiện nay nhƣ sau:
- Pháp luật về giáo dục là pháp luật của nhà nƣớc pháp quyền, thể hiện quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực giáo dục: điều đó đòi hỏi pháp luật về giáo dục phải mang tính pháp lý cao, khách quan, công bằng. Ngƣời học đƣợc xác định trung tâm của công tác xây dựng pháp luật về giáo dục; quyền tự chủ là bản chất vốn có, là giá trị tự thân của cơ sở giáo dục cần đƣợc ghi nhận trong pháp luật về giáo dục.
- Pháp luật về giáo dục gia đoạn 2020 phải thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội XI về giáo dục và đào tạo, đó là “ Thể chế hoá
quan điểm coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục”, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lƣợng giáo dục. Xác định rõ sự thống nhất quản lý nhà nƣớc về giáo dục, đồng thời tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trƣờng, của cơ sở giáo dục; tạo sự bình đẳng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình đào tạo công lập và ngoài công lập” và là cơ sở pháp lý để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, để thực hiện các mục tiêu tổng quát và cụ thể của Chiến lƣợc phát triển giáo dục đến năm 2020.
- Pháp luật về giáo dục phải đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức xây dựng pháp luật; khắc phục đƣợc những nội dung không phù hợp, chồng chéo, mâu thuẫn đang tồn tại trong hệ thống pháp luật về giáo dục.
- Sự phát triển của pháp luật về giáo dục gắn liền với xu hƣớng pháp điển hóa pháp luật về giáo dục: một trong những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc của nhà nƣớc pháp quyền là bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật. Trong thời kỳ đổi mới, nhà nƣớc ta đã xây dựng đƣợc một số đạo luật cơ bản về giáo dục nhƣ Luật giáo dục năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009 và Luật giáo dục đại học năm 2012, tuy nhiên so với yêu cầu quản lý giáo dục trong giai đoạn mới, hệ thống pháp luật về giáo dục còn thiếu văn bản luật, số lƣợng văn bản dƣới luật còn quá nhiều. Đẩy mạnh công tác pháp điển hóa là nhiệm vụ cấp bách nhằm xây dựng các văn bản luật mang tính ổn định cao, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động giáo dục, hạn chế những mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật về giáo dục. Từ nay đến năm 2020, cần tiếp tục soạn thảo, ban hành một số đạo luật điều chỉnh những vấn đề cơ bản của giáo dục nhƣ: luật về nhà giáo, luật giáo dục phổ thông, luật giáo dục nghề nghiệp, luật giáo dục mầm non.
thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và đã ký cam kết về Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS) trong giáo dục. Nhiều vấn đề mới đƣợc đặt ra trong giáo dục nhƣ cơ chế cạnh tranh, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, quy định về tƣơng đƣơng văn bằng, bảo vệ ngƣời học,… cần đƣợc quy định trong hệ thống pháp luật về giáo dục.
3.4.2. Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục từ nay đến 2020 từ nay đến 2020
3.4.2.1. Giải pháp về công tác soạn thảo, ban hành pháp luật
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động đòi hỏi phải bảo đảm các yêu cầu về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, có chất lƣợng cũng nhƣ các yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý của văn bản. Để nâng cao chất
lƣợng công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình dài hạn, chiến lƣợc về soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục. Cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục phải coi việc lập dự kiến chƣơng trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và chủ yếu trong công tác xây dựng pháp luật và công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục.
Công tác xây dựng chƣơng trình dài hạn, chiến lƣợc về soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục cần dựa trên yêu cầu về nội dung và hình thức xây dựng pháp luật về giáo dục; phù hợp với phƣơng hƣớng xây dựng pháp luật của từng thời kỳ.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đảm bảo điều hành hoạt
động quản lý nhà nƣớc trong đó có công tác xây dựng pháp luật theo pháp luật, thực hiện đúng các quy định của Luật Giáo dục 2005, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ.
Hình thành đội ngũ chuyên viên thạo việc, mỗi công chức phải là những ngƣời giỏi chuyên môn và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, coi soạn thảo văn bản là 01 nghề mang tính chuyên môn cao, mỗi cán bộ công chức nhà nƣớc đều phải thạo việc soạn thảo văn bản. Song song với các đòi hỏi đối với ngƣời làm công tác xây dựng chính sách pháp luật phải có cơ chế, chính sách đảm bảo quyền lợi chính đáng của các chủ thể này.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền nhƣ các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ ngay từ đầu trong xây dựng những dự án luật, pháp lệnh và các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục của Chính phủ, Quốc hội cần đổi mới cơ chế phối hợp và xác định đúng vai trò và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và đặc biệt là cơ quan thẩm tra dự thảo văn bản là Văn phòng Chính phủ để khắc phục sự chậm trễ ở khâu thẩm tra dự thảo văn bản trƣớc khi trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; hạn chế các thủ tục hành chính trong các khâu của công tác này. Đây là vấn đề cấp bách bởi số lƣợng văn bản trình cấp trên còn nợ đọng từ nhiều năm hiện nay là rất lớn.
Xây dựng cơ chế phản biện khoa học, phản biện xã hội trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt khi đối với văn bản có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và đối tƣợng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các văn bản. Triển khai xây dựng cơ chế đặt hàng trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế bố trí kinh phí xây dựng văn bản từ ngân sách, các dự án, đề án, kinh phí nghiên cứu khoa học và các nguồn khác để hỗ trợ công tác soạn thảo văn bản. Tập trung kinh phí, nhân lực cho những dự thảo văn bản khó, yêu cầu cao và thời gian thực hiện gấp... Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy định về kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong đó có kinh phí xây dựng kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hằng năm.
Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học gắn với việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cƣờng ứng dụng tin học vào việc tổ chức lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo và kiểm soát kế hoạch, tiến độ công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3.4.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực của các thiết chế xây dựng và thi hành pháp luật
Để nâng cao năng lực của các thiết chế xây dựng và thi hành pháp luật trong thời gian tới, cần phải thực hiện những giải pháp sau đây:
- Kiện toàn tổ chức và cán bộ làm công tác pháp chế.
Tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ làm công tác pháp luật về giáo dục từ đến các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục. Lựa chọn cán bộ có trình độ, có khả năng gửi đi đào tạo cơ bản về lý luận và kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng soạn thảo văn bản ở trong và ngoài; thƣờng xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản để cập nhật thông tin cho cán bộ soạn thảo văn bản; có chính sách mạnh mẽ đối với công tác cán bộ pháp chế về giáo dục nhƣ chính sách tiền lƣơng riêng nhƣ hệ số lƣơng nhƣ giảng viên cộng với phụ cấp cán bộ pháp chế, chế độ đối với cán bộ tham gia soạn thảo văn bản.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hằng năm; kinh phí kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật
luật cần đƣợc xây dựng thành kế hoạch bao gồm kinh phí rà soát, hệ thống hoá các văn bản hiện hành; nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nƣớc; tổ chức soạn thảo một số dự án luật về giáo dục; rà soát và tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản;...
Kinh phí cần huy động từ nhiều nguồn nhƣ kinh phí quản lý nhà nƣớc, các chƣơng trình mục tiêu, các dự án trong và ngoài nƣớc,... Việc lập các dự án chuyên môn khác phải chú ý dành kinh phí cho việc xây dựng thể chế ở từng lĩnh vực cụ thể.
- Hoàn thiện thể chế: hoàn thiện hệ thống văn bản hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy định về tài chính cho công tác soạn thảo nhằm bảo đảm tài chính cho công tác xây dựng pháp luật.
3.4.2.3. Giải pháp phát triển hệ thống thông tin, phổ biên, giáo dục pháp luật
- Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, tài liệu khác liên quan về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng.
- Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.
- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện chƣơng trình, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục pháp luật.
- Rà soát, bổ sung, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
giáo dục pháp luật và nâng cao chất lƣợng phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa: tổ chức xây dựng chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa trong đó tập trung vào các hình thức nhƣ: báo cáo chuyên đề thi tìm hiểu về pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu, tờ rơi… Chú trọng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.
- Tổ chức thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật: các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tổ chức thi Olympic về pháp luật trong học sinh, sinh viên hàng năm, tiến tới tổ chức thi học sinh giỏi, thi Olympic về pháp luật trong toàn quốc.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm cung cấp luận cứ cho việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác này.
- Tổ chức chỉ đạo điểm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo. Việc lựa chọn điểm cần phản ảnh đƣợc tính đa dạng của các cấp học, ngành học, trình độ đào tạo cũng nhƣ các vùng miền trong cả nƣớc.
- Hỗ trợ vùng khó khăn: hỗ trợ tài liệu, thiết bị, tủ sách pháp luật và bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ, báo cáo viên cho một số cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tăng cƣờng phối hợp giữa ngành giáo dục với ngành tƣ pháp, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức từ Trung ƣơng tới
cơ sở để nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục. Tăng cƣờng xã hội hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cƣờng huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng.
3.4.2.4. Giải pháp phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực làm công tác pháp luật
- Củng cố và kiện toàn tổ chức, quản lý đối với các cơ sở đào tạo Luật Từ cấp cơ quan quản lý cao nhất cho tới các cơ sở đào tạo Luật cần tập trung củng cố công tác tổ chức quản lý, từ bố chí cán bộ giảng viên, sắp xếp đội ngũ, không ngừng bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cho tới việc tổ chức chặt chẽ các khâu xét tuyển sinh viên, học viên và tổ chức đào tạo; nghiêm túc thực hiện các quy định về quy trình đào tạo, từ thi tuyển cho tới suốt quá trình đào tạo, trong đã có tổ chức thi, kiểm tra phải bảo đảm chính xác, khách quan; thực hiện tốt quy trình sàng lọc trong quá trình đào tạo, chống mọi hiện tƣợng tiêu cực trong đào tạo, bảo đảm chất lƣợng thực và đáp