IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
3.3. Yêu cầu về nội dung và hình thức trong xây dựng pháp luật về
giáo dục
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục là một nhu cầu khách quan nhằm tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc, đầy đủ và có hiệu lực đối với các hoạt động giáo dục của các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục cần đáp ứng một số yêu cầu về nội dung và về hình thức.
Thứ nhất là yêu cầu về nội dung: đảm bảo xây dựng và hoàn thiện một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đầy đủ, toàn diện để các văn bản pháp luật phản ánh đầy đủ các hoạt động về giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ, kịp thời điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ giáo dục trong thực tiễn. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục phải đảm bảo đƣợc các tiêu chuẩn: tính toàn diện, tính đồng bộ và tính phù hợp của văn bản trong hệ thống pháp luật về giáo dục.
Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tính toàn diện của pháp luật về giáo dục thể hiện ở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục điều chỉnh một cách đầy đủ, thống nhất các hoạt động giáo dục. Hệ thống pháp luật về giáo dục phải có đủ các quy phạm pháp luật cần thiết để điều chỉnh các quan hệ cơ bản về giáo dục, nhƣ:
- Các quy định về hoạch định chiến lƣợc phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp, quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân, quy định phổ cập và xã hội hóa giáo dục.
- Các quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng và cơ sở giáo dục khác.
- Các quy định về nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học. - Các quy định về tuyển sinh, thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của các cấp, bậc học.
- Các quy định về quản lý, sử dụng tài chính - Các quy định về tổ chức nghiên cứu khoa học - Các quy định về hợp tác quốc tế
- Các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo
- Các quy định về thẩm quyền và phân cấp quản lý nhà nƣớc về giáo dục. - Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về giáo dục thể hiện sự thống nhất của nó. Đảm bảo các quy phạm pháp luật về giáo dục đƣợc ban hành không trùng lắp, mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Tính đồng bộ ở đây còn thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lắp, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau. Các văn bản đƣợc ban hành đảm bảo thứ bậc, hiệu lực pháp lý, các quy định về nội dung, quy định về thủ tục. Đây là yêu cầu về sự tuân thủ thứ bậc cao thấp về giá trị pháp lý của văn bản. Các văn bản đƣợc ban hành đúng thẩm quyền. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật cần đạt đƣợc cả về hình thức lẫn nội dung quy định pháp luật, không thể có tình trạng các quy phạm pháp luật trong cùng một hệ thống mâu thuẫn, chồng chéo và vô hiệu hóa lẫn nhau. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản ở cấp độ thấp hơn phải căn cứ vào văn bản ở cấp độ cao hơn, phải nhằm cụ thể hóa để thực hiện văn bản ở cấp độ cao hơn. Nếu không đáp ứng yêu cầu nhƣ vậy, thì văn bản ở cấp độ thấp hơn sẽ bị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành. Pháp luật về giáo dục đƣợc ban hành phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị, tăng cƣờng dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hôi. Hệ thống các văn bản pháp luật về giáo dục về nội dung phải đảm bảo trên dƣới, thứ bậc, đồng bộ, thống nhất và minh
bạch, tuân thủ đúng hình thức văn bản theo thẩm quyền. Ngôn ngữ văn bản phải thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tƣơng quan giữa trình độ của pháp luật về giáo dục với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Pháp luật về giáo dục phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể ao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Cụ thể, pháp luật về giáo dục phải phản ánh và thể chế hóa đƣợc đƣờng lối, chính sách của đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục. Các quy định pháp luật đó phải phù hợp với các văn bản pháp luật khác và phù hợp với thực té các hoạt động giáo dục. Thứ hai là yêu cầu về hình thức. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải đƣợc xây dựng ở trình độ pháp lý cao, đúng hình thức quy định. Các nội dung trên phải đƣợc thể hiện dƣới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc, tức là các quy định pháp luật về giáo dục. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nƣớc mang tính sáng tạo cao nhằm tạo ra công cụ quản lý: các văn bản quy phạm pháp luật. Với tƣ cách là công cụ của Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc đặt ra và bảo đảm thực hiện, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và pháp luật nói chung là sản phẩm chủ quan của quá trình nhận thức các quy luật khách quan, quá trình phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế - xã hội và nhu cầu quản lý Nhà nƣớc đồng thời ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, làm cơ sở cho việc xác định thái độ, biện pháp tác động cụ thể của Nhà nƣớc đối với các quan hệ xã hội. Việc tạo ra các quy định pháp luật có nội dung phù hợp nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, nhu cầu quản lý Nhà nƣớc nhằm bảo đảm trật tự, ổn định và phát triển của xã hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc. Ở một góc độ khác, pháp luật về giáo dục là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nƣớc. Do đó, khi ban hành chúng, đòi hỏi phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật. Yêu cầu này buộc nhà làm luật xác định rõ thẩm quyền hình thức, thẩm quyền nội dung của văn bản, phân định rõ ranh giới cũng nhƣ mối quan hệ hữu cơ các quy định của văn bản đƣợc soạn thảo với các quy định hiện hành của hệ thống pháp luật. Hơn nữa, trong điều kiện mở rộng giao lƣu và hợp tác quốc tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì việc nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội tƣơng ứng của các nƣớc trong khu vực và của các nƣớc khác trên thế giới là cần thiết nhằm làm cho pháp luật Việt Nam phù hợp với trình độ và thông lệ Quốc tế.
Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành bằng những hình thức văn bản khác nhau về tên gọi và giá trị pháp lý. Các cơ quan quyền lực và quản lý nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo thứ tự quan hệ về thẩm quyền: trên và dƣới, trung ƣơng và địa phƣơng. Vì vậy, văn bản do mỗi cơ quan nhà nƣớc ban hành phải thể hiện đúng thẩm quyền của từng cơ quan đó, nhƣ vậy mới đảm bảo sự tƣơng xứng với mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nƣớc với nhau. Mỗi cơ quan nhà nƣớc đƣợc pháp luật quy định thẩm quyền về mặt hình thức và về mặt nội dung trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, một cơ quan Nhà nƣớc, khi có nhu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc thẩm quyền thì nhất thiết phải dùng hình thức văn bản đƣợc pháp luật quy định.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhƣ quan điểm của Đảng về pháp luật về giáo dục, thực tiễn giáo dục, chiến lƣợc phát triển giáo dục, thực trạng pháp luật hiện hành và kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở một số nƣớc, phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức pháp luật.