Pháp luật về giáo dục từ 1986 đến 1998

Một phần của tài liệu Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay (Trang 40)

IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

2.4.1.Pháp luật về giáo dục từ 1986 đến 1998

Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam định ra đƣờng lối đổi mới toàn diện và sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội để đất nƣớc thoát khỏi cuộc khủng hoảng và tiếp tục đi lên xã hội CNXH. Tiếp đến Đại hội đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) đã cụ thể hóa và hoàn chỉnh đƣờng lối đổi mới, thông qua "cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Đối với sự nghiệp giáo dục, Quốc hội đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học (tháng 8/1991) đây là Luật chuyên ngành đầu tiên về giáo dục mặc dù phạm vi điều chỉnh của luật mới chỉ giới hạn đối với việc phổ cập một bậc học đó là tiểu học. Ban chấp hành Trung ƣơng đảng đã ra Nghị quyết về công tác giáo dục và đào tạo tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ IV (khóa VII tháng 11/1993). Đây là tiền đề và điều kiện để đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thời kỳ này tổ chức bộ máy bộ giáo dục đã có những thay đổi lớn. Từ 4 cơ quan trực thuộc chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ngành về giáo dục đào tạo, năm 1987, nhập lại thành 2 Bộ đến năm 1990 tiếp tục nhập thành một Bộ duy nhất quản lý nhà nƣớc tất cả các cấp, bậc học

trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều đó tạo thuận lợi cho việc quản lý hệ thống giáo dục một cách nhất quán, nhƣng cũng làm cho việc quản lý ngành phức tạp hơn và có phạm vi rộng lớn hơn, đặt ra những yêu cầu cao đối với tổ chức và đội ngũ quản lý giáo dục - đào tạo. Để quán triệt đƣờng lối đổi mới đổi mới của đại hội Đảng lần thứ VI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị giáo dục tháng 7/1987, đã đề ra 10 tƣ tƣởng chỉ đạo giáo dục phổ thông, xây dựng chƣơng trình phát triển giáo dục 1987-1990 với một hệ thống đề án gồm 38 chỉ tiêu, trong đó có những đề án về phổ cập giáo dục cấp I, xoá mù chữ, tổng kết kinh nghiệm và điều chỉnh cải cách giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, gắn nhà trƣờng với lao động, sản xuất. Trên cơ sở đó Bộ trƣởng đã ban hành Chỉ thị số 16/CT ngày 1/8/1987 về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, phát triển giáo dục 3 năm 1987-1990. Trong bối cảnh biến động của khủng hoảng kinh tế - xã hội phƣơng hƣớng chung của Bộ giáo dục và Đào tạo là phấn đấu ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục bằng nhiều chủ chƣơng, giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phƣơng. Đa dạng hóa các loại hình trƣờng, lớp, các hình thức giáo dục, dân chủ hóa hoạt động của nhà trƣờng, xã hội hóa giáo dục, xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng trong trƣờng học. Hàng năm, Bộ giáo dục và Đào tạo dã tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt ngành giáo dục để quán triệt nghị quyết đại hội VII của Đảng, Nghị quyết Trung ƣơng IV khóa VII (tháng 1/1993) để định ra phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, giải pháp tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó, trình Chính phủ ban hành nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 Quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, xây dựng các trƣờng trọng điểm ở các ngành học, bậc học, xây dựng các trung tâm chất lƣợng cao, tình Chính phủ ban hành các Nghị định thành lập các đại học quốc gia, đại học khu vực, thành lập các trƣờng đại học dân lập…

Pháp luật về giáo dục đã từng bƣớc đƣợc hình thành và không ngừng phát triển bƣớc đầu đã thu đƣợc những thành quả quan trọng về việc mở rộng

quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trƣờng. Trình độ dân trí đƣợc nâng cao, chất lƣợng giáo dục có những chuyển biến bƣớc đầu. Các văn kiện của Trung ƣơng Đảng và chính phủ về công tác giáo dục, sắc lệnh của nhà nƣớc, các quyết định, chỉ thị, thông tƣ của chính phủ, của cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục đƣợc ban hành ngày càng nhiều điều chỉnh từng nội dung công việc cụ thể nhƣ: chế độ đối với giáo viên, chế độ đối với học sinh, sinh viên, chế độ đối với lƣu học sinh, các quy định đối với nhà trƣờng trong các cấp học, bậc học, chế độ thu chi tài chính của nhà trƣờng…

Ngay từ đầu thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc đã kịp thời thay đổi tƣ duy và cách làm giáo dục, đề ra những chủ trƣơng kịp thời và thích hợp trong giai đoạn chuyển đổi. Chủ trƣơng bao trùm, chi phối toàn bộ quá trình đổi mới giáo dục thể hiện trong pháp luật về giáo dục giai đoạn này là chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc dân từ mục tiêu phục vụ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN.

Một phần của tài liệu Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay (Trang 40)