Pháp luật về giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay (Trang 32)

IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

2.1.2.Pháp luật về giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

(12.1946 – 10.1954)

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ chí minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ngày 22/12/1946, Trung ƣơng Đảng ra Chỉ thị toàn dân kháng chiến nêu rõ mục đích và khẳng định đƣờng lối chung của cuộc kháng chiến là: động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trƣờng kỳ kháng chiến. Đó cũng chính là phƣơng châm, là nhiệm vụ cơ bản của nhà nƣớc và pháp luật Việt Nam thời kỳ này.

Pháp luật thời kỳ này tập trung điều chỉnh một số vấn đề có ý nghĩa cấp thiết đối với công cuộc kháng chiến. Đó là vấn đề xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền, tổ chức quân đội, lực lƣợng dân quân tự vệ, vấn đề phân cấp chỉ đạo, phối hợp tác chiến.

Trong điều kiện kháng chiến, giáo dục tiếp tục đƣợc quan tâm. Trong giai đoạn này có 60 văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động giáo dục. Đặc biệt, giáo dục phổ thông và phong trào bổ túc văn hóa ở những vùng tự do đƣợc đẩy mạnh.

Trong đó, Tháng 7/1950, Đảng và Chính phủ đã thông qua Đề án cải cách giáo dục và thi hành hệ thống trƣờng phổ thông 9 năm và chƣơng trình giảng dạy mới, để từng bƣớc cải tiến về nội dung, phƣơng pháp, cơ cấu, thể chế giáo dục. Cuộc cải cách giáo dục lần này đã xác định rõ bản chất, mục đích, nguyên tắc giáo dục và mục tiêu của trƣờng phổ thông là giáo dục thế hệ trẻ thành những ngƣời “công dân lao động tƣơng lai” trung thành với chế độ dân chủ nhân dân và có phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân. Song song với hệ thống trƣờng phổ thông 9 năm, hệ thống giáo dục bình dân (tức bổ túc văn hóa) và hệ thống giáo dục chuyên nghiệp cũng đƣợc quy định rõ các cấp học, thời gian học tƣơng ứng, nhằm bảo đảm cho học sinh dù học ở hệ thống giáo dục nào cũng đạt tới một trình độ học vấn tƣơng

đƣơng và để có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Về tổ chức bộ máy nhà trƣờng quy định thời kỳ này nhấn mạnh nguyên tắc lãnh đạo tập thể và dân chủ tập trung. Bên cạnh Hiệu trƣởng còn có Hội đồng chuyên môn và tƣ vấn.

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 7/1951, Bộ Giáo dục đã tổ chức đại hội giáo dục để rút kinh nghiệm về thí điểm cải cách giáo dục và triển khai hệ thống giáo dục mới.

Ngày 30/10/1951, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định Chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy giáo dục phổ thông mới.

Năm 1952 Chính phủ đã ban hành Nghị định về đƣờng lối, chính sách giáo dục chuyên nghiệp, làm cơ sở để điều chỉnh và phát triển các trƣờng chuyên nghiệp, nhất là các trƣờng trung cấp.

Từ năm 1953, Trung ƣơng Đảng và Chính phủ đã thực hiện chính sách tuyển lựa và bồi dƣỡng học sinh để gửi đi học ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa an hem, chuẩn bị lực lƣợng khoa học kỹ thuật cho việc xây dựng đất nƣớc sau khi kháng chiến thắng lợi.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, sự nghiệp giáo dục tiếp tục đƣợc phát triển và có sự biến đổi về chất. Các trƣờng từ phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng Tiếng Việt. Cuộc cải cách giáo dục từ năm 1950 đến năm 1954 đã thay đổi cơ bản nền giáo dục thực dân cũ, xây dựng nền tảng cho một nền giáo dục mang tính dân tộc, đại chúng và khoa học của chế độ dân chủ cộng hòa. Công tác xóa nạn mù chữ ngay sau Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm kháng chiến, liên tục phát triển và đạt đƣợc những kết quả to lớn….Công tác bổ túc văn hóa kế tiếp và đi liền với xóa nạn mù chữ đƣợc kịp thời xây dựng và phát triển cùng với giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp đã góp phần tích cực nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

2.2. Pháp luật về giáo dục thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1954 - 1975)

Một phần của tài liệu Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay (Trang 32)