Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về giáo dục ở một số nƣớc

Một phần của tài liệu Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay (Trang 101)

IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

3.2.Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về giáo dục ở một số nƣớc

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích và nghĩa vụ, quyền lợi của mọi công dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của quốc gia do đó, vấn đề quản lý giáo dục luôn là vấn đề đƣợc các nƣớc quan tâm cho dù là nƣớc lớn hay nƣớc nhỏ, nƣớc giàu hay nƣớc nghèo, nƣớc phát triển hay đang phát triển. Những vấn đề thực hiện chính sách phát triển giáo dục quốc gia, cho đến các vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho giáo dục đều liên quan đền việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về giáo dục. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý các hoạt động giáo dục ở các nƣớc trên thế giới và vận dụng phù hợp với nƣớc ta là một yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa rất to lớn.

Thành công của công cuộc đổi mới đất nƣớc trong hai mƣơi lăm năm qua và đƣờng lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nƣớc ta là yếu tố thuận lợi đầu tiên cho sự phát triển quan hệ quốc tế trong giáo dục. Phát triển giáo dục quốc tế trong những năm gần đây theo phƣơng hƣớng mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi để từng bƣớc hội nhập với khu vực và thế giới. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) là một trong những

tổ chức chuyên môn lớn nhất của Liên hợp quốc (LHQ). Công ƣớc thành lập UNESCO xác định mục đích của UNESCO là “góc phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nƣớc về công lý, luật pháp, nhân quyền, và tự do cơ bản của tất cả mọi ngƣời không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chƣơng LHQ đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”. Các hoạt động của UNESCO đều nhằm mục tiêu cơ bản là thông giáo dục, khoa học và văn hóa xây dựng sự hiểu biết lấn nhau, cùng hợp tác hòa bình và an ninh quốc tế. Tổ chức này dành ƣu tiên cho việc giúp đỡ các nƣớc đang phát triển đào tạo cán bộ giảng dạy, xây dựng, thực hiện và đánh giá hiệu quả các chính sách giáo dục trong điều kiện riêng của mỗi nƣớc. Trọng tâm hiện nay là: phổ cập tiểu học, xóa nạn mù chữ, và dân chủ hóa giáo dục.

Tính cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ và hợp tác chính thức với gần 200 nƣớc, tổ chức quốc tế và 70 tổ chức phi chính phủ. Thông qua các tổ chức đó, Việt Nam có thể giới thiệu với bạn bè, đồng nghiệp các nƣớc những thành tích nổi bật của giáo dục nƣớc nhà để làm tăng uy tín của đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Mặt khác, quan hệ quốc tế đƣợc mở rộng đã góp phần tăng cƣờng cơ sở vật chất cho nhà trƣờng, hiện đại hóa nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp, góp phần đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực quản lý; ngành giáo dục đã tranh thủ đƣợc tối đa các nguồn tài trợ quốc tế: vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để xây dựng các trƣờng tiểu học ở vùng bão, vùng núi và một số cơ sở đào tạo trọng điểm ở các bậc học và triển khai các dự án lớn của ngành nhƣ: dự án giáo dục tiểu học, dự án đào tạo giáo viên tiểu học, dự án phổ thông trung học cơ sở, dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, dự án nâng cao năng lực đào tạo của các trƣờng đại học; đồng thời triển khai

mạnh mẽ các đề án về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại tại các cơ sở nƣớc ngoài bằng ngân sách nhà nƣớc và đề án cử cán bộ đi đào tạo tại Liên bang Nga theo Hiệp định xử lý nợ. Sự mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác quốc tế đã tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để trong nhƣng năm qua ngành có thể gửi số lƣợng lớn hàng vạn học sinh đi đào tạo và bồi dƣỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nƣớc có nền khoa học, công nghệ phát triển bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục thông qua việc nghiên cứu pháp luật về giáo dục của một số nƣớc trên thế giới: Bỉ, Nhật, Mỹ, Thái Lan, Nga.

Vƣơng quốc Bỉ là một nƣớc nhỏ nhƣng có nhiều thanh tựu về giáo dục và kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực giáo dục. Vƣơng quốc Bỉ là một trong số ít các nƣớc còn duy trì chế độ quân chủ lập hiến ở châu Âu. Hiện nay, Bỉ là nƣớc có nền kinh tế và đời sống khá cao. Chính phủ Bỉ có truyền thống quan tâm nền giáo dục nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực. Bỉ là một trong những nơi có nhiều trƣờng đại học có uy tín ở Châu Âu. Giáo dục ở Bỉ là bắt buộc và miễn phí trong 12 năm đầu. Bỉ có một hệ thống những đạo luật về giáo dục. Trong đó, bao gồm các Luật chuyên ngành điều chỉnh những những đối tƣợng, cấp, bậc học cụ thể. Bao gồm: Luật về bảo vệ những học vị cấp cao (ngày 11/9/1933), Luật bắt buộc sinh viên các trƣờng đại học quốc gia, các cơ sở giáo dục cao đẳng quốc gia tƣơng đƣơng với các trƣờng đại học về việc khám sức khỏe để phát hiện bệnh lây (ngày 31/12/1949), Luật về giáo dục nghệ thuật (ngày 14/5/1955), Luật về giáo dục sƣ phạm phối hợp (ngày 30/4/1957), Luật về giáo dục kỹ thuật phối hợp (ngày 30/4/1957), Luật về giáo dục trung học phối hợp ngày (30/4/1957), Luật về giáo dục tiểu học phối hợp (ngày 20/8/1957), Luật về chế độ ngôn ngữ trong giáo dục (ngày 30/7/1963), Luật về kiểm tra sức khỏe trong các nhà trƣờng (ngày 21/3/1964),… Trong các Luật chuyên ngành cụ thể này quy

định các đối tƣợng đƣợc điều chỉnh theo từng nội dung và phạm vi áp dụng của luật. Ví dụ: Luật về bảo vệ những học vị cấp cao, trong đó quy định cụ thể những học vị hàn lâm và tốt nghiệp đại học, thời gian đào tạo và đƣợc cấp các văn bằng và công nhận các học vị tƣơng ứng “Điều 1. Không ngƣời nào đƣợc chấp nhận để thi học vị tiến sĩ nếu ngƣời ấy không có một trong những điều kiện đƣợc luật phối hợp này quy định về dự thi tốt nghiệp tiến sĩ về triết và văn, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ về khoa học tự nhiên và y học, tiến sỹ kỹ sƣ dân sự, hay tiến sĩ kỹ sƣ về nông học; nhà vua quyết định một trong các điều kiện đó mà thí sinh phải thực hiện”. Trong hệ thống các đạo luật giáo dục của Bỉ do thể chế chính trị của nƣớc Bỉ vì vậy, các quy định về các hoạt động giáo dục đƣợc điều chỉnh quyền hạn, nhiệm vụ một cách hài hòa, giữa nhà vua và Chính phủ. Ví dụ Luật về giáo dục trung học phối hợp Điều 3 quy định: “Nhà vua lập các cơ sở, trƣờng, lớp cần thiết cho giáo dục trung học. Việc lập các cơ sở giáo dục do nhà vua quyết định theo đề nghị của Chính phủ”. Điều 4 quy định: “Nhà vua cho phép tổ chức ký túc xá thuộc các cơ sở giáo dục trung học của nhà nƣớc nếu thấy cần thiết. Các ký túc xá do Chính phủ quy định”.

Thực tiễn lịch sử cho thấy, hiện đại hóa đất nƣớc ở Nhật Bản không phải là quá trình mang tính tự phát do tác dụng của cách mạng khoa học – kỹ thuật nhƣ ở nhiều nƣớc phƣơng Tây, mà đây là một công cuộc đƣợc nhà nƣớc chủ động tiến hành, lấy việc giáo dục nâng cao ý thức con ngƣời làm cơ sở để thực hiện. Do vậy, vai trò của nền giáo dục Nhật Bản và pháp luật về giáo dục đƣợc xem là nhân tố quan trọng hàng đầu của quá trình hiện đại hóa. Lịch sử nền giáo dục hiện đại ở Nhật Bản bắt đầu vào thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Do chịu ảnh hƣởng nho giáo theo truyền thống nặng nề về đức trị. Nhật Bản ngay từ thời Minh Trị đã thành lập Bộ Giáo dục (9/1872) và ban hành đạo luật về Giáo dục gồm 213 điều với 3 đặc điểm chính: Nhà trƣờng cho mọi ngƣời, kiến thức dựa vào Âu – Mỹ; đào tạo con ngƣời làm giàu cho tổ quốc,

bảo vệ đất nƣớc; xây dựng nhiều trƣờng học, mở rộng các trƣờng cao đẳng và chuyên nghiệp (để tiếp thu kỹ thuật Âu – Mỹ). Trên cơ sở đó Nhật Bản đã ban hành Luật cƣỡng bức giáo dục 8 năm (sau đó giảm xuống 6 năm). Chƣơng trình học đƣợc xây dựng theo mô hình Hoa Kỳ, quản lý giáo dục đƣợc xây dựng theo kiểu Pháp. Nhật Bản đã ban hành nhiều đạo luật nhằm thực hiện các yêu cầu phát triển giáo dục theo từng thời kỳ nhƣ năm 1893 ban bố Luật hƣớng nghiệp cho học sinh, Luật mở riêng đại học cho nữ và củng cố các trƣờng chuyên nghiệp. Năm 1962 ban hành đạo luật về cải tiến các trƣờng phổ thông kỹ thuật và năm 1979 ban hành đạo luật về mở rộng các trƣờng bồi dƣỡng. Có thể nói các chủ trƣơng, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục Nhật Bản trong nhiều năm qua đều đƣợc thể chế thành các đạo luật của chính phủ và là một yếu tố quan trọng để thực thi trong thực tiễn.

Một hệ thống trƣờng học công tập trung đƣợc xây dựng, vừa là kết quả của việc du nhập hệ thống giáo dục đã phát triển ở phƣơng Tây, vừa là cơ sở để Nhật Bản tiếp tục tiếp thu và truyền bá những ảnh hƣởng tích cực từ nền văn hóa giáo dục phƣơng Tây hiện đại. Chính phủ Nhật Bản đã ấn định “kế hoạch giảng dạy quốc gia”, thực hiện chuẩn hóa chƣơng trình giáo dục, tiến hành các cuộc kiểm tra năng lực trên toàn quốc. Trình độ học vấn của trẻ em Nhật Bản ngày càng cao so với các quốc gia khác, song sự cạnh tranh gay gắt trong các kỳ thi để giành giật chỗ học tại các trƣờng nổi tiếng, cơ sở để có việc làm tại các công ty danh tiếng đã dẫn tới một số vấn đề của giáo dục Nhật Bản: Tình trạng bỏ học vì không theo kịp tốc độ giảng dạy trong nhà trƣờng, nạn bạo lực, phạm tội vị thành niên… đang đòi hỏi có những biện pháp giải quyết kịp thời. Để quản lý các hoạt động giáo dục, Nhật Bản ban hành Luật Giáo dục cơ bản, trong đó chủ trƣơng của Nhật Bản là xây dựng “một quốc gia dân chủ và văn hóa” (Trích từ lời tựa của Luật Giáo dục cơ bản). Bộ Giáo dục đã thành lập Ủy ban khôi phục giáo dục công

dân đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy giáo dục công dân mới. Ủy ban này đã lập ra kế hoạch giáo dục công dân dựa trên cơ sở các nguyên tắc đạo đức công dân hiện đại. Nƣớc Nhật rất chú trọng vấn đề giáo dục “chủ nghĩa yêu nƣớc” và đƣa “đạo đức” vào chƣơng trình giảng dạy nhà trƣờng. Bộ Giáo dục công bố “những yếu tố cần thiết của thông lệ quốc gia” cho rằng “trau dồi tinh thần độc lập tự chủ và hình thành đạo đức” sẽ làm cho Nhật Bản trở thành một “quốc gia độc lập” thực sự và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của “chủ nghĩa yêu nƣớc nhƣ sau: Chúng ta phải cố gắng đảm bảo đƣợc sự ổn định quốc gia, bảo vệ nền độc lập không thể xâm phạm của đất nƣớc, góp phần vào sự thịnh vƣợng và phát triển nền văn hóa cao quý của đất nƣớc. Để thúc đẩy giáo dục phát triển Nhật Bản thành lập các trƣờng trung học và tổ chức các trƣờng trung học này thành hệ thống theo năng lực nhƣ một bộ phận trong các chính sách của Chính phủ để đối phó với tốc độ tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế. Các trƣờng này đƣợc chia thành các trƣờng trung học phổ thông (dành cho học sinh muốn học lên đại học) và trung học nghề (dành học sinh muốn đi làm sau khi tốt nghiệp). Việc tổ chức lại này thực sự đã làm giảm đi cơ hội học lên đại học của học sinh trƣờng trung học nghề. Nhƣ vậy, các trƣờng trung học cũng sớm bị phân loại với các trƣờng “danh tiếng” xếp trên cùng (hầu hết là các trƣờng “chính thống” để thi vào đại học. Con đƣờng leo lên bậc thang xã hội – từ trƣờng đại học danh tiếng đến văn phòng làm việc đã đƣợc thiết lập. Kết quả là cạnh tranh giữa các trƣờng, cạnh tranh thi vào một số trƣờng đại học nhất định. Với những nhân tố này trong tƣ duy, hệ thống giáo dục nhà trƣờng của Nhật Bản ngày nay lung lay tận gốc rễ bởi những hiện tƣợng bệnh lý nghiêm trọng nhƣ tội phạm vị thành niên, bỏ học, bắt nạt và bạo lực. Những nỗ lực khác nhau của Chính phủ Nhật Bản trong đó việc hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp luật về giáo dục đang trở thành vấn đề bức xúc và đƣợc tiến

hành thông qua việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của xã hội.

Nƣớc Mỹ là đất của ngƣời nhập cƣ từ khắp nơi trên thế giới đến sinh sống tạo thành một Hợp chủng quốc. Hiến pháp Mỹ quy định bộ máy, quyền lực và các hoạt động của Chính phủ. Các hoạt động chính quyền khác là trách nhiệm của từng tiểu bang. Mỗi tiểu bang cũng xây dựng Hiến pháp và pháp luật của tiểu bang đó. Hiến pháp nƣớc Mỹ chia quyền lực của Chính phủ ra làm ba phần: Hành pháp, lập pháp và tƣ pháp. Về mặt giáo dục Hoa Kỳ là một quốc gia điển hình theo cơ chế phi tập trung hóa, phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phƣơng các bang và các quận giáo dục (một đơn vị về quản lý giáo dục) về các mặt trong quản lý giáo dục và có tính hƣớng thị trƣờng rất mạnh trong đào tạo. Bộ Giáo dục liên bang là cơ quan hành pháp về giáo dục ở cấp liên bang mới đƣợc thành lập năm 1979 trong khi nƣớc Mỹ thành lập cách đây đã hơn 200 năm (1789). Bộ Giáo dục Liên bang chỉ tập trung thực hiện một số chức năng chính sau: Xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc phát triển giáo dục quốc gia và đƣợc thể chế hóa bằng Luật Giáo dục Mỹ năm 2000; quản lý và điều phối các chƣơng trình trợ giúp của Liên bang dành cho công tác giáo dục mà trƣớc đây thuộc chức năng của Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi. Quản lý và giám sát các khoản tài trợ cho tiểu học, trung học và đại học. Nhƣ vậy, Bộ giáo dục Hoa kỳ không thực hiện nhiều chức năng quản lý Nhà nƣớc trực tiếp và toàn diện các mặt giáo dục đối với toàn hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. Các chính quyền Bang, các quận giáo dục và nhà trƣờng đặc biệt là các trƣờng đại học có tính tự chủ rất cao trong việc quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trƣờng trong khuôn khổ pháp luật, Luật liên bang và các hoạt động của từng bang. Trách nhiệm quản lý giáo dục chủ yếu thuộc về chính quyền các bang và các quận giáo dục là các đơn vị lãnh thổ về giáo dục với 90% kinh phí cho giáo dục là nguồn kinh phí của các bang và các quận giáo dục. Các đạo luật và điều lệ liên bang kiểm tra và giám

sát các bang và các địa phƣơng việc phân kinh phía các khoản tiền này, ở đâu và cho đối tƣợng nào. Các đạo luật và điều lệ của bang và địa phƣơng kiểm tra giám sát nội dung và phƣơng pháp giảng dạy cho tất cả học sinh. Các cơ quan quản lý giáo dục của bang có trách nhiệm và quyền hạn rất lớn trong quản lý giáo dục trong phạm vi của bang từ xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phát triển giáo dục của bang cho đến công tác phân bổ nguồn tài chính, quản lý giáo viên… đến nội dung, chƣơng trình đào tạo của các loại hình giáo dục trên cơ sở luật pháp liên bang và luật pháp của từng bang. Trong quản lý giáo dục của Mỹ vai trò của các cộng đồng, các cơ quan lập pháp địa phƣơng với đại diện của nhiều tầng lớp xã hội, giới doanh nghiệp có vai trò và vị trí rất

Một phần của tài liệu Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay (Trang 101)