IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
2.4.3. Luật giáo dục năm 2005 việc xây dựng hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về giáo dục
2.4.3.1. Luật giáo dục 2005
Luật giáo dục đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 là cơ sở pháp lý quan trọng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Qua 7 năm thực hiện, Luật giáo dục 1998 đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, hệ thống giáo dục đƣợc đổi mới và từng bƣớc kiện toàn; trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số bức xúc do thực tiễn đặt ra, cần đƣợc quy định cụ thể hơn hoặc sửa đổi một cách cơ bản, tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp đổi mới đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Các quan điểm cơ bản và chủ trƣơng của Đảng trong các văn kiện về phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới cần thiết phải đƣợc thể chế hóa trong Luật giáo dục (sửa đổi). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định những quan điểm và phƣơng hƣớng cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, thực hiện công bằng trong giáo dục. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX năm 2002 có những kết luận quan trọng về giáo dục, trong đó xác định những nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần tập trung thực hiện.
Sửa đổi Luật giáo dục năm 1998 để xác định rõ hơn hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động giáo dục và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý giáo dục, giữa các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. Trong những năm qua, quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ trong xã hội, chƣa thực sự chi phối sự chỉ đạo tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý và cấp quản lý, kể cả về đầu tƣ cho giáo dục và tạo cơ chế cho tổ chức hoạt động giáo dục. Trong quản lý về giáo dục chƣa tạo ra đƣợc sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lƣợng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự
phối, kết hợp giữa giáo dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội chƣa đƣợc triển khai thực hiện đúng mức. Nhu cầu về tạo cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động giáo dục và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về giáo dục đặt ra những yêu cầu bức xúc sửa đổi Luật giáo dục năm 1998.
Sau khi Luật giáo dục năm 1998 đƣợc ban hành, hoạt động giáo dục đã có những bƣớc tiến bộ và phát triển, nhƣng cũng đang đứng trƣớc nhiều khó khăn, bất cập cả về chất lƣợng giáo dục, tổ chức, hoạt động giáo dục và quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Việc ban hành Luật giáo dục là bức xúc và cần thiết, tạo cơ sở pháp lý khắc phục những khó khăn, yếu kém và đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh trong lĩnh vực giáo dục. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những bƣớc phát triển nhảy vọt trong thế kỷ XXI, vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Luật giáo dục 2005 nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập và phát triển những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Luật giáo dục 2005 đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định của Luật giáo dục năm 1998 đã phát huy tác dụng tích cực, tạo hành lang pháp lý trong tổ chức và hoạt động giá dục đào tạo. Do đó, Luật giáo dục năm 2005 đã thừa kế và phát triển nhiều nội dung của Luật giáo dục năm 1998. Những nội dung mới đƣợc bổ sung bao gồm các quy định nhằm tập trung giải quyết năm nhóm vấn đề:
- Một là, hoàn thiện một bƣớc về hệ thống giáo dục quốc dân, khẳng định vị trí của giáo dục thƣờng xuyên, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo ba cấp đào tạo, tăng khả năng liên thông, phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống;
- Hai là, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, xác định rõ yêu cầu về chƣơng trình giáo dục, về điều kiện thành lập trƣờng, xác định những tiêu
chí cơ bản để một trƣờng đại học hoặc viện nghiên cứu đƣợc phép đào tạo trình độ tiến sỹ, định hƣớng về công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục, tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tích luỹ tín chỉ, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục,
- Ba là, nâng cao tính công bằng xã hội trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân đặc biệt là cơ hội học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách xã hội, con em gia đình nghèo.
- Bốn là tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giáo dục, xác định những quy phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực, xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân cấp tỉnh, nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm của nhà trƣờng, đặc biệt là trƣờng dạy nghề, các trƣờng trung cấp, cao đẳng và đại học;
- Năm là, khuyến khích đầu tƣ mở trƣờng ngoài công lập đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trƣờng dân lập, tƣ thục.
Cụ thể, Luật giáo dục 2005 gồm 9 chƣơng, 120 điều. So với Luật giáo dục năm 1998 thì Luật giáo dục 2005 bỏ bớt 03 điều, bổ sung 13 điều mới, sửa đổi 83 điều (trong đó có 68 điều đƣợc chỉnh lý về nội dung và 15 điều chỉnh lý về kỹ thuật).
Bỏ 03 điều trong mục 4 chƣơng VII về thanh tra giáo dục trong Luật giáo dục 1998 vì một số nội dung quy định về thanh tra giáo dục đã đƣợc quy định tại Luật Thanh tra và do Luật Thanh tra điều chỉnh.
Việc thêm 13 điều mới là nhằm quy định các nội dung về chƣơng trình, trách nhiệm của cán bộ quản lý, tổ chức kiểm định chất lƣợng giáo dục, các hành vi bị cấm đối với nhà giáo và ngƣời học, chính sách đối với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non, chính sách đối với trƣờng dân lập và các tổ chức cần
có mà trong luật giáo dục năm 1998 chƣa quy định. Các điều bổ sung mới gồm quy định về chƣơng trình giáo dục (Điều 6), vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục (Điều 16), kiểm định chất lƣợng giáo dục (Điều 17), chƣơng trình giáo dục mầm non (Điều 24), Hội đồng trƣờng (Điều 53), mục 4 chƣơng III, chính sách đối với trƣờng dân lập, tƣ thục gồm 4 điều: quy định nhiệm vụ, quyền hạn của trƣờng dân lập, tƣ thục (Điều 65), chế độ tài chính (Điều 66), quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhƣợng vốn (Điều 67), chính sách ƣu đãi (Điều 68), các hành vi nhà giáo không đƣợc làm (Điều 75), quyền và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non (Điều 84), các hành vi bị cấm đối với ngƣời học (Điều 88), ban đại diện cha mẹ học sinh (Điều 96).
2.4.3.2. Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục
2.4.3.2.1. Khái quát một số nội dung chủ yếu về tình hình xây dựng hệ thống pháp luật về giáo dục từ khi ban hành Luật giáo dục 2005 đến nay
2.4.3.2.1.1. Việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội về giáo dục
- Luật Giáo dục đƣợc quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Từ thời điểm Luật giáo dục 2005 có hiệu lực, việc thi hành Luật giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Với sự cố gắng của toàn ngành giáo dục, sự phối hợp tham gia của các cấp các ngành, Luật giáo dục đã đi vào cuộc sống và là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; là cơ sở để định hƣớng phát triển, nâng cao chất lƣợng, tăng cƣờng hiệu quả giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
- Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trƣơng, định hƣớng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và
đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015: Đƣợc Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009; ngày 03/12/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 2021/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 35/2009/NQ- QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về chủ trƣơng, định hƣớng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, trong đã giao Bộ Giáo dục chủ trì soạn thảo 02 Nghị định, 03 quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ và phối hợp soạn thảo ban hành 01 Thông tƣ liên tịch quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 35/2009/NQ-QH12.
- Nghị quyết số 50/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa XII về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trƣờng, đầu tƣ và bảo đảm chất lƣợng đào tạo đối với giáo dục đại học.
2.4.3.2.1.2. Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản quy phạm luật liên tịch về giáo dục
Ngay sau khi Luật giáo dục đƣợc ban hành, ngày 01 tháng 07 năm 2005, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3542/QĐ-BGD&ĐT phân công cho các đơn vị thuộc Bộ chủ trì, phối hợp dự thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật giáo dục. Danh mục văn bản phải ban hành gồm: 08 Nghị định của Chính phủ, 3 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, 14 văn bản của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 02 văn bản liên tịch.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục, ngày 30/11/2006 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 7107/QĐ-BGDĐT phân công các đơn vị soạn thảo, phối hợp soạn
thảo các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP. Danh mục văn bản phải ban hành gồm: 01 văn bản của Thủ tƣớng Chính phủ, 07 văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 01 văn bản liên tịch giữa Bộ Giáo dục với Đào tạo và Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội.
Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW và Luật giáo dục, từ năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện tƣơng đối hiệu quả công tác xây dựng pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nƣớc.
- Ngày 30/01/2007, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BGDĐT Phê duyệt Chƣơng trình công tác năm 2007 trong đã có kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, tổng số văn bản phải soạn thảo, ban hành trong năm 2007 là 125, gồm 6 văn bản của Chính phủ; 13 văn bản của Thủ tƣớng Chính phủ 81 văn bản của Bộ trƣởng và 25 văn bản liên tịch.
- Ngày 31/01/2008 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 536/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Chƣơng trình công tác năm 2008. Theo đó, tổng số văn bản phải hoàn thành là 177, gồm 03 dự án luật; 30 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tƣớng; 21 văn bản liên tịch và 123 văn thuộc thẩm quyền của Bộ trƣởng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 24/9/2008 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 6436/QĐ-BGDĐT về việc điều chỉnh Kế hoạch soạn thảo văn bản 6 tháng cuối năm 2008 nhằm ƣu tiên hoàn thành các văn bản quan trọng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản.
- Ngày 27/2/2009, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2100/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Chƣơng trình công tác năm 2009. Theo đó, tổng số văn bản phải soạn thảo, ban hành trong năm 2009 là
147, bao gồm: 03 dự án luật; 116 văn bản quy phạm pháp luật; 28 đề án và các văn bản điều ƣớc quốc tế hoặc thoả thuận hợp tác về giáo dục. Trong tổng số 147 văn bản nêu trên, có 72 văn bản nợ đọng từ kế hoạch các năm trƣớc.
Thực hiện các quyết định nêu trên, trong 7 năm (2005-2011) Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình cấp trên ban hành; ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp ban hành theo thẩm quyền tổng số 347 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, bao gồm: 2 luật, 1 nghị quyết của Quốc hội; 6 nghị định, 1 nghị quyết của Chính phủ; 21 quyết định, 4 chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; 211 quyết định, 46 thông tƣ, 20 chỉ thị của Bộ trƣởng; 32 thông tƣ liên tịch và 3 nghị quyết liên tịch.
2.4.3.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống pháp luật về giáo dục trong một số lĩnh vực
2.4.3.2.2.1. Xây dựng pháp luật về giáo dục mầm non
Thực hiện các quy định của Luật giáo dục về giáo dục mầm non, ngày 23/6/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/2006/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015.
Thực hiện Luật giáo dục về chƣơng trình giáo dục mầm non, năm học 2006-2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chƣơng trình thí điểm giáo dục mầm non cùng với danh mục trò chơi thiết bị tối thiểu triển khai kế hoạch tại 48 trƣờng mầm non thuộc 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Việc thực hiện đổi mới nội dung, hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục cho trẻ em ở các lứa tuổi mầm non theo Luật giáo dục tiếp tục đƣợc triển khai trong hệ thống trƣờng trọng điểm cấp tỉnh, cấp huyện và mở rộng thực hiện đối với các trƣờng có điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Hạn chế trong việc thi hành Luật giáo dục đối với giáo dục mầm non là việc các văn bản quy định về Quy chế tổ chức và hoạt động trƣờng mầm
non tƣ thục, Quy chế tổ chức và hoạt động trƣờng mầm non dân lập,... chậm đƣợc sửa đổi, thay thế đã gây khó khăn cho cơ sở trong việc thực hiện Luật giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục. Bên cạnh đó, quy định về độ tuổi của trẻ em bắt đầu thực hiện giáo dục mầm non tại Điều 21, Điều 25 của Luật là ba tháng tuổi nhằm giúp trẻ sớm đƣợc hƣởng sự chăm sóc, nuôi dƣỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu của các gia đình. Tuy nhiên, trong khi thực hiện quy định này đã phát sinh những bất cập từ thực tiễn trong đó nổi bật nhất là các cơ sở giáo dục mầm non không đủ các điều kiện cần thiết trong việc tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em có độ tuổi quá thấp nhƣ quy định.
2.4.3.2.2.2. Xây dựng pháp luật về giáo dục phổ thông