Các giải pháp về xây dựng kế hoạch, chiến lược

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty Goshi thăng Long (Trang 37 - 39)

Việc hoạch định chiến lược kinh doanh là công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng trước mỗi kỳ kinh doanh. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh kỹ càng là một yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp có thể ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Đối với Công ty, việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch cho kênh phân phối sản phẩm xe gắn máy cần dựa trên những nghiên cứu và phân tích kỹ

lưỡngvề thị trường xe gắn máy ở từng thời kỳ trong đó thì công ty vẫn chú

trọng sản xuất và cung cấp sản phẩm cho hãng Honda vẫn là chủ yếu .

Không những thế công ty cần phải chú trọng đến nhu cầu và những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng, cách thức tổ chức các hoạt động phân phối của các đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của bản thân doanh nghiệp hay các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô khác như: kinh tế, chính trị…

Các chiến lược của công ty đối với kênh phân phối phải nhằm vạch ra những phương hướng chủ yếu sau:

• Thị trường mục tiêu cần tập trung của công ty là gì?

• Các loại kênh ứng với từng khu vực thị trường như thế nào?

• Việc điều hành, quản lý hoạt động của kênh phải lưu ý những vấn đề

nào?…

Một trong những vấn đề hạn chế của công ty hiện nay là việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược của công ty vẫn còn thiếu những thông tin cần thiết, sâu sắc và chi tiết về thị trường và khách hàng mục tiêu. Điều này là do công ty chưa có một lực lượng chuyên nghiệp về nghiên cứu thị trường. Nên các quyết định kinh doanh cũng như quyết định Max - mix thường không mang tính dài hạn. Do đó, công ty cần phải gắn liền việc xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh với việc nghiên cứu thị trường một cách sâu sắc và kỹ lưỡng trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào.

Để việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa, công ty nên tiến hành một số biện pháp sau:

• Có sự làm việc tích cực của một bộ phận Marketing chuyên nghiệp

nhằm phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài cũng như các yếu tố thuộc nội bộ công ty để từ đó có các kế hoạch, chiến lược cụ thể, phù hợp tìm ra những cơ hội cũng như ngăn chặn kip thời các nguy cơ có thể xảy ra.

• Việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược về kênh phân phối phải gắn

liền với các kế hoạch và chiến lược khác của công ty như: chiến lược về giá

cả, về xúc tiến khuyếch trương…

• Cần gắn liền việc xây dựng kế hoạch chiến lược với việc nghiên cứu

thị trường một cách sâu sắc và kỹ lưỡng.

Ngoài ra để việc cải tiến, phát triển những sản phẩm mới đạt kết quả tốt thì công ty cần phải dựa vào các ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng như: tìm hiểu xem họ có những nhận xét, góp ý gì về sản phẩm của công ty? Kiểu dáng mà họ yêu thích nhất là gì? Họ có thái độ về các kiểu dáng xe đó như thế nào?Quan điểm của họ về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

được những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng và là điều kiện để công ty có thể tiến hành sản xuất và lắp ráp nhiều loại xe khác nhau.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải tách biệt được nhãn hiệu sản phẩm xe máy của công ty đối với các doanh nghiệp khác. Vì hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm xe máy của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp trong nước. Để tạo chỗ đứng vững chắc và lâu dài trên thị trường thì công ty cần phải định vị được nhãn hiệu sản phẩm của công ty mình trong tâm trí người tiêu dùng thông qua các hoạt động quảng bá khuyếch trương và bằng chính sản phẩm của công ty.

Hiện nay, để thăm dò ý kiến hách hàng, công ty cũng đã sử dụng những phiếu thăm dò khách hàng song số lượng còn ít và chất lượng cũng chưa cao công ty nên sử dụng hình thức thăm dò qua các bảng điều tra, câu hỏi đối với khách hàng là ngưới tiêu dùng trực tiếp vì nó có sức bao phủ thị trường lớn mà chi phí lại không cao. Để tìm hiểu về khách hàng là các đại lý, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, công ty nên sử dụng phương tiện điện thoại để thăm hỏi khách hàng thường xuyên, tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu và vướng mắc của họ. Đây là những khách hàng quan trọng vì họ tham gia vào quá trình phân phối, đưa hàng hoá, sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Hơn nữa, khả năng tiếp cận thị trường và hiểu biết về khách hàng mục tiêu của các thành viên này thường tốt hơn nên công ty cần biết cách tận dụng những lợi thế này của họ.

Để củng cố các mối quan hệ với các thành viên trong kênh ngoài các biện pháp như trên, công ty có thể có các biện pháp khác như: hỗ trợ vận chuyển cho các đại lý ở xa, giúp các đại lý trong khâu trưng bày, bố trí gian hàng sản phẩm, có những “linh động “ khác trong phương thức và hình thức thanh toán.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty Goshi thăng Long (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w