DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu tiểu luận môn quản trị chiến lược xây dựng chiến lược phát triển công ty bánh đức phát 2014 - 2020 (Trang 40)

PHÁT BAKERY GIAI ĐOẠN 2014-

3.2. DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Dự báo nhu cầu của thị trường bánh là một việc hết sức cần thiết, vì trước khi đưa ra một chiến lược dài hạn nào cũng cần phải xác định, dự báo được nhu cầu hay mức tiêu thụ của thị trường trong thời gian tới sẽ là bao nhiêu. Có dự báo chính xác thì chúng ta mới có thể đưa ra một chiến lược phù hợp để phát triển doanh nghiệp, còn nếu như dự báo thiếu chính xác có thể dẫn đến việc xây dựng một chiến lược không đúng hướng, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một dự báo chính thức nào về thị trường bánh trong dài hạn. Chỉ có những nhận định và dự báo thị trường trong ngắn hạn. Do đó khi đưa dự báo này chúng tôi cũng chỉ dựa vào tình hình thị trường bánh thực tế của công ty cũng như thị trường và những nhận định của các chuyên gia để đưa ra dự báo dài hạn cho thị trường bánh từ nay đến năm 2020.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu chiến lược – chính sách công nghiệp thì sản xuất bánh kẹo trong nước chia làm ba nhóm chính: Nhập khẩu (chiếm 20%), doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn (gồm Công ty TNHH SX-TM Đức Phát, Tập đoàn Kinh Đô chiếm 42%) và doanh nghiệp khác (chiếm 38%). Đức Phát cũng được biết tới là một trong những doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn trong ngành bánh với hơn 24 chi nhánh cửa hàng phủ khắp nội thành. Đây là một trong những thuận lợi lớn cho Đức Phát trong việc mở rộng, phát triển thị trường trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 thế giới với 90 triệu dân và có cơ cấu dân số trẻ, trong đó dân số trong độ tuổi dưới 30 chiếm 51,8%, đây là độ tuổi có nhu cầu bánh cao nhất. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang dần cải thiện cũng là một yếu tố hỗ trợ tích cực cho ngành thực phẩm do chi tiêu cho thực phẩm chiếm tới 25% tổng chi tiêu của người tiêu dùng theo khảo sát gần đây của Kantar Worldpanel. KIS dự báo trong vòng 5 năm tới ngành bánh kẹo sẽ tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Còn theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 8 - 10%. Và thực tế là mức tăng trưởng (10 - 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 - 1,5%), thực sự rất ổn. Hiện nay, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm. Đây chính là

một trong những điểm sáng để có thể tin tưởng rằng thị trường bánh Việt Nam vẫn là một thị trường đầy tiềm năng.

Và trong hội thảo về Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày đầu tháng 8, ông Vũ Quang Hùng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã cho rằng bánh sẽ là ngành phát triển nhất. Ông Hùng dẫn các số liệu nghiên cứu để xác nhận tốc độ tăng trưởng của ngành kỹ nghệ thực phẩm thời gian qua tương đối tốt, giai đoạn 2006 - 2010 tăng trên 17%, trong đó sản xuất bánh kẹo tăng gần 35%. Giá trị sản xuất của ngành cũng có mức tăng khá, từ 6.000 tỉ đồng (2005) lên gần 17.000 tỉ đồng (2011). Sự thay đổi cơ cấu của ngành kỹ nghệ thực phẩm nói chung, từ mỳ ăn liền chiếm tỉ trọng lớn (và nay đã có phần bão hòa) đã nhường chỗ cho bánh kẹo (chiếm 40% tỉ trọng ở năm 2011) cũng là cơ sở chứng minh cho sự tăng trưởng của bánh kẹo theo thời gian. Theo dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành bánh kẹo trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 8-10%/năm và đến năm 2020, năng lực sản xuất bánh kẹo trong nước có thể đủ để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Đức Phát đang từng bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP (tiêu chuẩn cao nhất có giá trị quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm), với sự chuẩn bị nhà xưởng và tổ chức các lớp học cho công nhân khá bài bản. Cho đến nay, trong ngành bánh tươi, chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào có trong tay giấy chứng nhận đạt HACCP, vì để đạt được tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải xây dựng lại nơi sản xuất và kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu đặt mua nguyên liệu, tốn rất nhiều tiền mà chỉ có những doanh nghiệp lớn (có khả năng xuất khẩu) mới có thể làm được

Bánh đã thực sự bắt được nhịp quay của xu hướng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng đang được dự báo sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, thị trường bánh kẹo trong thời gian tới luôn là miếng bánh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, kể cả trong và ngoài nước.

Dự báo doanh thu của Đức Phát đến năm 2020:

Trong 10 năm trở lại đây, doanh thu của Đức Phát luôn tăng trưởng ổn định

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu

Bảng 3.1 – Doanh thu của Đức Phát từ năm 2004 tới năm 2013

Như ta thấy, tình hình doanh thu của Đức Phát tăng trưởng ổn định qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2011 doanh thu của công ty tăng đột biến một mặt do công ty phát triển, một mặt do công ty nhất quy trình hiện đại nên năng suất tăng cao, thêm vào đó nhu cầu thức ăn nhanh ngày càng lớn .

Như vậy chúng tôi sẽ dùng phương pháp dự báo đường thẳng thông thường để dự báo doanh thu của Đức Phát trong những năm sắp tới bắt đầu từ mốc năm 2008.

Thiết lập phương trình dự báo doanh thu của Đức Phát từ năm 2014 đến năm 2020:

Phương trình dự báo có dạng: y = y1 + y2 (y1 = a1X1 + b1; y2 = a2X2 + b2) Với: y: doanh thu cần dự báo y1: doanh thu dự báo của công ty mẹ

y2: doanh thu dự báo của các cửa hàng, liên kết X: thứ tự năm 2011 (1) đến năm 2012(2)

Y: doanh thu thực N: năm Thiết lập phương trình doanh thu cho công ty mẹ:

X1 Y1 X1 Y1 X2 2005 (1) 803 803 1 2006 (2) 1,001 2,002 4 2007 (3) 1,238 3,714 9 2008 (4) 1,466 5,864 16 2009 (5) 1,539 7,695 25 2010 (6) 1,942 11,652 36 2011 (7) 2,602 18,214 49 2012 (8) 2,404 19,232 64 36 12,995 69,176 204

Bảng 3.2 : Thiết lập phương trình doanh thu cho công ty mẹ

Áp dụng phương pháp dự báo theo đường xu hướng ta tính được giá trị của a1 và b1 như sau: a1 = 254 b1 = 478

Như vậy phương trình dự báo doanh thu công ty mẹ có dạng: y1 = 254X1 + 478 (tỷ đồng)

Thiết lập phương trình dự báo doanh thu cho cửa hàng, liên kết: Năm (x2) Doanh thu thực

(y2) x2 y2 x2 2011 (1) 1,676 1,676 1 2012 (2) 1,908 3,816 4 (3) 3,584 5,492 5

Bảng 3.3 : Thiết lập phương trình dự báo doanh thu cho cửa hàng

Áp dụng phương pháp dự báo theo đường xu hướng ta có được giá trị của a2 và b2 :

a2 = 232 b2 = 1,444

Phương trình dự báo doanh thu cửa hàng, liên kết như sau: y2 = 232x2 + 1,444 (tỷ đồng)

Như vậy, ta có được bảng dự báo doanh thu của công ty Đức Phát đến năm 2020:

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu (tỷ đồng)

5,400 5,870 6,362 6,848 7,334 7,829 8,306

Một phần của tài liệu tiểu luận môn quản trị chiến lược xây dựng chiến lược phát triển công ty bánh đức phát 2014 - 2020 (Trang 40)