Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng....Có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường.
Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp. Phong tục, tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành sản xuất bánh. Thị hiếu tiêu dùng bánh của người dân ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng của ngành cũng khác nhau. Có đoạn thị trường ngành sản xuất bánh đáp ứng tốt nhưng có đoạn thị trường lại bị các đối thủ cạnh tranh lấn át. Do vậy, ở những khu vực khác nhau ngành cần phải có các chính sách sản phẩm và tiêu thụ thích hợp cho từng khu vực.
Thói quen chuộng hàng ngoại vẫn còn được người Việt Nam ưa chuộng vì thể hiện địa vị. Do ảnh huởng của văn hóa Á Đông, họ thuờng nói tránh về những thông tin không thật về thu nhập, sở thích…gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu thị truờng, cũng như việc xây dựng chiến lược, xác định khách hàng mục tiêu…
Người Việt Nam sống rất thân thiện, thường hay lui tới hỏi thăm nhau và tặng quà, và bánh được ưu tiên lựa chọn trong những dịp này. Nguời Việt Nam rất chú trọng đến việc tiếp khách, từ đó nảy sinh nét văn hóa “ Khách đến nhà không trà cũng bánh”.
Do ảnh huởng của văn hóa Trung Hoa, mà hàng năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, mọi nguời thường tặng nhau bánh trung thu.
Do ảnh huởng của văn hóa phuơng tây, mà dịp tặng bánh kem nhân dịp sinh nhật và cưới hỏi cũng rất phổ biến.
Ngày tết cổ truyền, mọi người thường tặng quà bánh mứt, cúng tổ tiên, mời khách.