Instructional Management System (IMS)

Một phần của tài liệu Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn (Trang 28)

Tổ chức phát triển và xúc tiến các đặc tả mở (không phải chuẩn) để hỗ trợ các hoạt động học tập phân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi quá trình học tập, thông báo kết quả học tập, và trao đổi các thông tin về người học giữa các hệ thống quản lý.

IMS có hai mục tiêu chính:

 Xác định các đặc tả kĩ thuật phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng dụng và các dịch vụ trong học tập phân tán.

 Hỗ trợ việc đưa các đặc tả của IMS vào các sản phẩm và các dịch vụ trên toàn thế giới. IMS xúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho các môi trường học tập phân tán và nội dung từ nhiều nguồn khác nhau có thể hiểu nhau.

 IMS đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các đặc tả trong E-learning. Các đặc tả sau đó được các tổ chức ở cấp cao hơn như ADL, IEEE, ISO sử dụng, chứng nhận thành chuẩn E-learning dùng ở quy mô rộng rãi.

IMS với mục đích hoạt động:

 Tổ chức đưa ra và hỗ trợ các đặc tả dựa trên XML phục vụ cho các công nghệ trong E-learning. Các đặc tả của IMS được chấp nhận như các chuẩn không chính thức trên toàn thế giới. Nó chính là điều kiện để người mua các hệ thống LMS đặt ra với người bán và là các hướng dẫn cho những người phát triển các sản phẩm và các dịch vụ E-learning.

 Để đưa ra một đặc tả, IMS tập hợp các yêu cầu về chức năng, dựa trên khả năng kĩ thuật, và các ưu tiên phát triển từ những người sử dụng, người bán sản phẩm, người mua sản phẩm, và người quản lý. Các yêu cầu này sẽ được các đội dự án của IMS (IMS Project Teams) phát triển thành một bộ các đặc tả bao gồm:

Information Model, XML binding, và Best Practice Guide. Một số các đặc tả trong IMS:

Meta-Data v1.2.1 : Các thuộc tính mô tả các tài nguyên học tập để hỗ trợ cho việc tìm kiếm và phát hiện các tài nguyên học tập.

Enterprise v1.1: Các định dạng dùng để trao đổi thông tin về người học, khóa học giữa các thành phần trong hệ thống.

Content Package v1.1.3: Các chỉ dẫn để đóng gói và trao đổi nội dung học tập (learning content).

Question and Test Interoperability v1.2: Các định dạng để xây dựng và trao đổi thông tin về đánh giá kết quả học tập.

Learner Information Package(LIP) v1.0 : Thông tin liên quan đến người học như khả năng, kết quả học tập.

Ngoài ra IMS còn có một số các đặc tả khác như : Reusable Definition of Competency or Educational Objective v1.0 ; Simple Sequencing v1.0 ; Digital Repositories Interoperability v1.0 vv...

Hiện nay IMS còn có sự hợp tác rộng rãi và chặt chẽ với các tổ chức khác để đảm bảo rằng các đặc tả của IMS có thể áp dụng được rộng rãi trong E-learning như : Advanced Distributed Learning (ADL), ARIADNE, Aviation Industry CBT Committee (AICC), Dublin Core, European Committee for Standardization/ Information Society Standardization System (CEN/ISSS), Institue of Electrical and Electronics Engineers (IEEE), World Wide Web Consortium (W3C):

Một phần của tài liệu Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn (Trang 28)