Thử nghiệm khoá học trên hệ thống E-Learning

Một phần của tài liệu Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn (Trang 77)

d. Bộ công cụ Learning Design Player

3.2.4Thử nghiệm khoá học trên hệ thống E-Learning

Hiện nay trường Đại học công nghiệp Hà Nội đang triển khai hệ thống E- learning dựa trên hệ thống Moodle - hệ thống mã nguồn mở đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Moodle là một sự thay thế cho các giải pháp đào tạo E-learning thương mại, và được phân phối miễn phí dưới bản quyền mã nguồn mở. Mọi tổ chức có quyền truy cập hoàn toàn mã nguồn và có thể thay đổi nếu cần thiết. Thiết kế có tính module module của Moodle giúp cho dễ dàng tạo các cua học mới, đưa nội dung giúp học viên tham gia nhiệt tình hơn.

Hình 3.10 Thử nghiệm hệ thống E-learning của trường ĐHCN Hà Nội

Khoá học này được thử nghiệm trên hệ thống E-learning dưới dạng các tài nguyên, cùng với các khoá học khác khoá học đã cho kết quả tương đối theo ý muốn.

Hình 3.11 Khoá học được thể hiện trên hệ thống E-learning

Về đóng gói tài liệu theo SCORM, ngoài khoá học Lập trình hướng đối tượng, các giáo viên của trường còn đóng gói được một số môn học khác và hiện đang đưa lên trên hệ thống. Đặc biệt với sự tham gia của 2 tổ chức trong trường là Khoa đào tạo hợp tác quốc tế và trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế, các khoá học đã và đang được triển khai rất hiệu quả.

Ngoài bài giảng trên lớp, sinh viên có thể tự học, làm bài tập và kiểm tra bằng bài giảng trên website. Với sự hỗ trợ của E-learning các học viên đã tham gia một môi trường học mới với nhiều háo hức, nhiệt tình, đặc biệt là phần diễn đàn trao đổi đã giúp các em học sinh có thể hỏi bài, thảo luận nhóm. Giáo viên cũng tham gia vào các diến đàn này để hỗ trợ các em học tập. Với sự hỗ trợ của E-learning phong trào học tập cũng như kết quả học của sinh viên đã có nhiều chuyển biến tích cực.

KẾT LUẬN

Những vấn đề đạt được: Đã đề cập và hệ thống lại các vấn đề cơ bản về E- learning, so sánh các chuẩn E-learning phổ biến và các công cụ hỗ trợ tạo bài giảng cho giáo viên, lựa chọn tập chung tìm hiểu về chuẩn SCORM. Qua đó giúp cho những người xây dựng các khoá học E-learning cũng như các học viên tham gia vào các khoá học có cái nhìn sâu hơn về E-learning, giúp cho giáo viên xây dựng các bài giảng một cách chuẩn xác và nhanh nhất.

Một phần chính trong luận văn là đã tìm phiểu phương pháp và đưa ra các đánh giá về ưu cũng như nhược điểm của các hệ thống mã nguồn mở LMS/LCMS để tìm ra hệ thống phù hợp nhất với đơn vị sử dụng.

Để triển khai các kết quả đạt được trong thực tiễn, luận văn đã lựa chọn được 2 công cụ thiết kế bài giảng và thiết kế được bài giảng cụ thể. Với các công cụ và chuẩn này có thể áp dụng thực tế cho hệ thống E-learning sẽ được triển khai tại trường ĐH Công nghiệp trong nay mai. Đặc biệt cùng với hệ thống thi trắc nghiệm trên mạng cục bộ của trường, hệ thống E-learning sẽ có được tính bảo mật cao, đánh giá chính xác được người học, để hỗ trợ cho quá trình học tập của sinh viên.

Những vấn đề còn tồn tại : Do thời gian có hạn và E-learning là một đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài tin học nên còn một số vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu:

 Chưa tìm hiểu được thêm về các phương pháp sư phạm mới, các hoạt động và lý thuyết giáo dục phù hợp với phương pháp học online.

 Thời gian dành cho phần triển khai chưa được nhiều, số bài giảng còn hạn chế, nội dung trong mỗi bài giảng cũng chưa phong phú.

 Các khóa học online vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cho các khóa học truyền thống mà mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ cho các khóa học truyền thống đạt hiệu quả cao hơn.

Hướng phát triển trong thời gian tới: Do thị trường công nghệ phát triển nhanh chóng, gần đây các loại máy tính cầm tay như pocket PC, PDA, Pamls ngày càng trở nên phổ biến. Trong tương lai gần mỗi người có thể sở hữu một thiết bị này. Do đó về lý thuyết, đề tài có thể phát triển theo hướng nghiên cứu các chuẩn công nghệ, các vấn đề về kỹ thuật, hệ thống để có thể cung cấp các dịch vụ đào tạo trên thiết bị di động cầm tay. Về triển khai thực tiễn, sẽ phát triển thêm các tính năng mới

của các công cụ thiết kế bài giảng, để có thể tích hợp với các tính năng của Moodle với hệ thống quản lý đào tạo hiện đang triển khai tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Mở rộng các nhóm xây dựng giáo trình và tài liệu học tập online, thống nhất thu thập các tài liệu có sẵn và phát triển mới để tiến tới triển khai đào tạo từ xa qua mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quách Tuấn Ngọc (3/2004), “Tổng quan E-learning”, Báo cáo hội thảo Công nghệ thông tin trong giáo dục, Hà Nội.

[2] Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Thúc Hải, Đỗ Văn Uy (5/2005), Kiến trúc nền cho E-Learning, báo cáo khoa học, Hà Nội

[3] Trần Văn Lăng, Đào Văn Tuyết, Choi Seong (2004), E – Learning Hệ thống đào tạo từ xa, Nhà xuất bản thống kê.

[4] Cổng thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo, http://el.edu.net.vn

[5] Một số website khác về E-learning như : http://www.elearning-site.com, http://www.edutools.com, http://moodle.org/

[6] Một số website về chuẩn và chuẩn trong E-learrning như: www.adlnet.org; www.imsglobal.org; www.iso.org; www.ieee.org

[7] Advanced Distributed Learning (2004). SCORM 2004 2nd Edition

[8] William Horton (2001), Evaluating E-learning, ASTD. [9] 3waynet Inc, COL (6/2003), COL LMS Open Source

[10] W3C, www.w3.org/XML

[11] William Horton (2000), Designing Web-based Training, William Horton Consulting, Inc

[12] Ken Coar (2006), Open source definition 1.9 Edition, Open Source Initiative, website: http://opensource.org

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge

 Extract page(s) from different PDF

Một phần của tài liệu Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn (Trang 77)