b. Các tiêu chuẩn đánh giá tính năng
2.1. Chuẩn SCORM trong thiết kế bài giảng
SCORM là sự kết tinh trí tuệ của cả cộng đồng E-Learning trong nhiều năm, nó là một mô hình tham chiếu các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống.
SCORM được phát triển qua nhiều phiên bản, phiên bản 1.1 công bố tháng 1 năm 2001. Trong phiên bản này bao gồm 2 phần: Mô hình tổng hợp nội dung
(Content Aggregation Model - CAM) và Môi trường thực thi (Run - Time Environment - RTE). Phần CAM chỉ mô tả về siêu dữ liệu và cách thức thể hiện nó qua XML như thế nào. Phần RTE gồm 2 phần là API và Mô hình dữ liệu. Tiếp sau đó phiên bản 1.2 công bố tháng 10 năm 2001. Phiên bản này ngoài chỉnh sửa, nâng cấp phần RTE còn bổ sung thêm phần: Đóng gói nội dung (Content Packaging) và
Tổ chức nội dung (Content Organization).
Hình 2.1 Chuẩn SCORM trong hệ thống E-Learning
Tập hợp SCO trên World Wide Web
Tổng hợp với thời gian thực, theo yêu cầu
Cung cấp dịch vụ học và trợ giúp mọi lúc mọi nơi
Hiện SCORM rất quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống học tập trực tuyến, nó đảm bảo các yêu cầu tất yếu như sử dụng lại, khả chuyển, đóng gói vv.... Phiên bản SCORM 2004 công bố ngày 30 tháng 1 năm 2004. Phiên bản này ngoài chỉnh sửa, nâng cấp các phần CAM, RTE còn đưa thêm một phần hoàn toàn mới đó là Sắp xếp và điều hướng (Sequencing & Navigation) dựa trên Simple Sequencing 1.0 của IMS, hiện nay SCORM 2004 đã phát triển đến phiên bản thứ 3 (SCORM2004 3rd).
Hiện SCORM 2004 có khá nhiều thay đổi so với các phiên bản trước. Dưới đây, ta liệt kê các đặc tả chính và chuẩn chính được dùng trong SCORM 2004: IEEE Data Model For Content Object Communication
IEEE ECMAScript Application Programming Interface for Content to Runtime Services Communication
IEEE Learning Object Metadata (LOM)
IEEE Extensible Markup Language (XML) Schema Binding for Learning Object Metadata Data Model
IMS Content Packing và IMS Simple Sequencing
Trong phiên bản này, các thành phần chính của SCORM được chia thành các tập tài liệu riêng biệt. Mỗi một đặc tả mới đưa vào sẽ coi như là một cuốn sách mới được đưa vào thư viện của SCORM. Ngoài cuốn sách đầu tiên giới thiệu tổng quan về SCORM, các cuốn sách còn lại đều là các mô tả kĩ thuật. Chúng bao gồm: “Mô hình tổng hợp nội dung - Content Aggregation Model (CAM)”, “Môi trường thực thi - Run-time Environment (RTE)”, và “Điều hướng và sắp xếp - Sequencing and Navigation (SN)”.
Trong mỗi cuốn sách bao gồm các đặc tả kĩ thuật của các tổ chức khác nhau như IMS, AICC, ARIADNE, và IEEE LTSC. Hình vẽ dưới đây chỉ ra mỗi cuốn sách bao gồm các đặc tả nào.
Hình 2.2 Tổ chức các gói trong SCORM
Cuốn sách CAM bao gồm Siêu dữ liệu (Meta-data IEEE LOM 1484.12), Cấu trúc nội dung (Content Structure AICC), Đóng gói nội dung (Content Packaging IMS), và Thông tin theo tuần tự (Sequecing Information IMS). Cuốn sách RTE bao gồm IEEE API 1484.11.2 và IEEE Data Model 1484.11.1. Và cuốn sách Sequencing & Navigation (IMS Simple Sequencing 1.0).
Cuốn sách CAM mô tả việc đóng gói các nội dung học tập như thế nào để có thể trao đổi thông tin được trong nhiều hệ thống khác nhau, mô tả các chúng như thế nào để có thể phát hiện, tìm kiếm, và cuối cùng định nghĩa các luật xác định thứ tự nội dung học tập. Nó cũng định nghĩa các trách nhiệm và các yêu cầu trong việc xây dựng tổng hợp nội dung.
Cuốn sách RTE mô tả các yêu cầu đối với hệ thống quản lý đào tạo (Learning Management System - LMS) trong việc quản lý môi trường hoạt động (chẳng hạn như quá trình tìm kiếm và hiển thị nội dung, việc giao tiếp giữa LMS và các thành phần mô hình dữ liệu chuẩn về các thông tin của học viên).
Cuốn sách SN mô tả nội dung tuân theo SCORM được xác định thứ tự như thế nào thông qua các sự kiện duyệt kích hoạt từ phía học viên hay phía hệ thống.
Sắp xếp và điều hướng
Môi trường thực thi Tổng quan
Thông tin tuần tự và hoạt động (IMS)
IEEE API 1484.11.2 Mô hình dữ liệu IEEE API 1484.11.1
Siêu dữ liệu (IEEE LOM 1484.12) Cấu trúc nội dung (Nhận từ AICC)
Đóng gói nội dung (Từ IMS) Thông tin tuần tự (Từ IMS)
Việc rẽ nhánh của nội dung được mô tả bởi một tập các đơn vị giảng dạy được xác định trước, thường là vào lúc thiết kế theo chủ định của người phát triển nội dung.