Các tiêu chuẩn đánh giá chung

Một phần của tài liệu Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn (Trang 34)

Các tiêu chuẩn đánh giá chung này tham khảo COL cho phép người dùng có cái nhìn tổng quát nhất về việc lựa chọn phát triển cũng như ứng dụng một hệ thống mã nguồn mở, cụ thể là các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1: Các tính năng và chức năng

Đánh giá về tính năng được cài đặt trong chương trình, các công cụ giảng dạy có đầy đủ không? Vấn đề vận hành và cập nhật nội dung

Tiêu chuẩn 2: Chi phí sở hữu

Đánh giá về tình khả thi của giá cả và sự triển khai như thời gian, chuyên môn, sự hỗ trợ về mọi mặt của nhà cung cấp dịch vụ, chi phí cho bản quyền của cá công cụ trong hệ thống.

Tiêu chuẩn 3: Khả năng bảo trì và sự dễ dàng bảo trì của hệ thống

Đánh giá chi phí về thời gian, tài nguyên để quản trị và bảo trì ở cấp độ máy chủ, cấp độ chương trình. Tính chất tập trung và phân tán của việc quản trị (càng tập trung càng tốt hơn), khả năng tích hợp của việc xử lý dữ liệu với các hệ thống khác, hệ thống có phù hợp với hệ thống hạ tầng hiện tại hay không?

Tiêu chuẩn 4: Khả năng sử dụng, sự dễ dàng sử dụng và tài liệu người sử dụng

Đánh giá về khả năng sẵn sàng của các tài liệu đối với người dùng cuối, chất lượng hồi đáp của sự hỗ trợ, khả năng về sự đào tạo và hướng dẫn sử dụng

Tiêu chuẩn 5: Sự chấp nhận người dùng / Tập thể người dùng hiện thời

Đánh giá về cộng đồng liên kết và đang sử dụng chương trình

Tiêu chuẩn 6: Tính mở

Khả năng thực sự mở của mã nguồn như thế nào, có dễ dàng chỉnh sửa và thêm, thay đổi các thành phần không?

Đánh giá hệ LMS/LCMS có tuân theo các chuẩn không? có khả năng nhập và quản lý nội dung và khóa học được biên dịch theo các tiêu chuẩn? có hỗ trợ XML? Khả năng và giải pháp để tích hợp với các hệ thống khác như thế nào?

Tiêu chuẩn 8: Tích hợp các thành phần đối tượng học tập (LOM)

Đánh giá tính sẵn sàng của nội dung tương thích và khả năng tích hợp với các đối tượng học có sẵn và mới tạo ra

Tiêu chuẩn 9: Tính tin cậy

Đánh giá độ tin cậy của giải pháp

Tiêu chuẩn 10: T ính khả mở

Đánh giá khả năng phù hợp với các quy mô cài đặt cả lớn và nhỏ, giải pháp cho phép để phát triển số lượng người dùng, nội dung và chức năng.

Tiêu chuẩn 11: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đánh giá các công cụ phục vụ cho việc quản lý bản quyền số hóa và dự phòng cho các vấn đề cá nhân.

Tiêu chuẩn 12: Những cân nhắc về phần cứng và phần mềm

Đánh giá sự tương thích giữa phần mềm và hệ điều hành mã nguồn mở, khả năng dự phòng cho các giải pháp nền tảng, yêu cầu ở các máy trạm, về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn phần cứng.

Tiêu chuẩn 13: Hỗ trợ đa ngôn ngữ

Hệ thống có hỗ trợ các ngôn ngữ bổ sung?

Một phần của tài liệu Sử dụng chuẩn thiết lập bài giảng và ứng dụng các công cụ để thiết kế bài giảng theo các chuẩn (Trang 34)