Những đánh giá từ kết quả bài kiểm tra

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các bài tập về bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm (Trang 90)

Qua quá trình kiểm tra, đánh giá, xử lý kết quả, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

3.4.2.1. Kết quả cụ thể

Bảng 3.2. Thống kê điểm số các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điểm Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Thực nghiệm 0 0 0 7 5 22 21 16 12 4 2 89 Đối chứng 0 4 8 7 15 19 20 13 5 0 0 90

Từ kết quả trên, ta có bảng khảo sát sau:

Bảng 3.3. Tỉ lệ các bài trên trung bình và dƣới trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Số bài trên trung bình Tỷ lệ Số bài dưới trung bình Tỷ lệ Lớp thực nghiệm 77 86,52% 12 13,48% Lớp đối chứng 57 63,33% 33 36,67%

Bảng 3.4. Tỉ lệ bài khá giỏi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Số bài khá, giỏi Tỉ lệ

Lớp thực nghiệm 34 38,2%

Lớp đối chứng 18 20%

3.4.2.2. Nhận xét, đánh giá

Nhìn chung, học sinh lớp thực nghiệm có kết quả kiểm tra cao hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ điểm trên trung bình của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, chứng tỏ học sinh lớp thực nghiệm nắm vững kiến

thức, vận dụng linh hoạt, sáng tạo hơn khi làm bài. Tỉ lệ khá giỏi ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, cho thấy mức độ nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm sâu sắc hơn. Kết quả thực nghiệm cho thấy ở lớp thực nghiệm do được rèn luyện kỹ năng hoạt động trí tuệ và rèn luyện năng lực suy nghĩ độc lập sáng tạo nên năng lực tư duy của học sinh nâng cao rõ rệt. Biểu hiện trong bài làm của mình là các em nhớ lâu, nhớ chính xác hơn, có sự sáng tạo trong bài làm, thể hiện ở chất lượng bài làm của nhiều học sinh vẫn còn tốt, điểm số ở các bài kiểm tra ổn định. Học sinh lớp đối chứng với trình độ ngang bằng lớp thực nghiệm, nhưng cách giảng dạy theo phương pháp thông thường không phát huy được việc tích cực đào sâu tư duy, sáng tạo trong quá trình nắm bắt kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết yêu cầu đa dạng của bài toán của học sinh như ở lớp thực nghiệm. Tuy nhiên còn một số lượng không nhỏ các bài kiểm tra đạt điểm dưới trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến con số này, nhưng trong đó có một phần là do việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông qua các bài tập về bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm còn chưa phát huy được hiệu quả cao đối với một số học sinh thuộc đối tượng học sinh có học lực yếu và ý thức học tập chưa cao. Điều này cần được dần dần khắc phục.

Kết luận chƣơng 3

Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy:

1) Mục đích của thực nghiệm đã hoàn thành.

2) Tính thiết thực, khả thi của việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các bài tập về bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm đã được khẳng định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: 1.1. Làm sáng tỏ khái niệm tư duy, tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo.

1.2. Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy việc rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh trung học phổ thông qua các bài tập về bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm có ít giáo viên và học sinh quan tâm (về nhận thức và vận dụng).

1.3. Phân loại, xây dựng hệ thống các bài tập về bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm và đưa ra phương pháp chung cho mỗi loại đó.

1.4. Phần lý luận và từ thực nghiệm của luận văn chỉ ra rằng, việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các bài tập về bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm là hoàn toàn khả thi và có những kết quả nhất định. Các giáo viên môn Toán THPT hoàn toàn có khả năng vận dụng trong công tác giảng dạy.

2.Khuyến nghị

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:

2.1. Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã đề xuất, cần có các nghiên cứu ở tất cả các bộ môn, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh cần được triển khai ở các cấp học, các trường học.

2.2. Quá trình dạy học Toán ở trường phổ thông cần được tổ chức theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú học tập và hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học và liên hệ ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.

2.3. Bộ Giáo dục – Đào tạo cần quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho việc vận dụng và phát triển các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh.

Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả của luận văn mới chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu, nhiều vấn đề của luận văn vẫn chưa được phát triển sâu và không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong đề tài tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi để kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài một cách khách quan và nâng cao giá trị thực tiễn của đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Tuấn Anh (2006), Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức.

Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên giải tích 12 nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giải tích 12 nâng cao. Nxb Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên đại số và giải tích 11 nâng cao. Nxb Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách đại số và giải tích 11 nâng cao.

Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Huy Đoan - Nguyễn Xuân Liêm – Đặng Hùng Thắng – Đoàn Quỳnh (2006), Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Giải tích 12. Nxb Giáo dục.

7. Võ Giang Giai (2006), Chuyên đề bất đẳng thức. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

8. Nguyễn Cửu Huy (2009), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán trung học phổ thông bất đẳng thức. Nxb Giáo dục.

9. Phạm Kim Hùng(2006), Sáng tạo bất đẳng thức. Nxb Tri Thức. 10. Phan Huy Khải (2001), 500 bài toán chọn lọc về bất đẳng thức tập 1.

Nxb Hà Nội.

11. Phan Huy Khải (2002), 500 bài toán chọn lọc về bất đẳng thức tập 2. Nxb Hà Nội.

12. Phan Huy Khải – Trần Hữu Nam (2009), Bất đẳng thức và ứng dụng. Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư Phạm.

15. Lê Bích Ngọc - Lê Hồng Đức – Đào Thiện Khải – Lê Hữu Trí (2005), Đạo hàm và các ứng dụng. Nxb Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Nho (2003), Olympic Toán học Châu Á Thái Bình Dương. Nxb Giáo dục.

17. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Tập cho học sinh giỏi làm quen dần với

nghiên cứu toán học. Nxb Giáo dục.

18. Nguyễn Cảnh Toàn (2006), Nên học toán thế nào cho tốt. Nxb Giáo dục.

19. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt. Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

20. Jiri Sedlacek (Nguyễn Mậu Vị dịch) (2002), Không sợ toán học. Nxb Hải Phòng.

21. Kharlamop I. F (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào ?. Nxb Giáo dục.

22. Polya G (1995),Toán học và những suy luận có lý. Nxb Giáo dục. 23. Polya G (Hồ Thuần, Bùi Tƣờng dịch) (1997), Giải một bài toán như

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH.

Họ và tên:...Giới tính... (HS có thể điền hoặc không) Lớp:... Trường:... (HS có thể điền hoặc không) Xin vui lòng cho biết một số thông tin sau:

Câu 1: Em có thích giải bài toán bất đẳng thức không?

Lựa chọn

1) Có 2) Không

3) Khác ...

Nếu trả lời không thì em giải thích tại sao không? ... ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Theo em, bài toán bất đẳng thức:

□ Khó □ Bình thường

□ Dễ □ Khác ...

Câu 3:

Theo em bài tập bất đẳng thức khó là vì Lựa chọn

1) Có nhiều bài tập

2) Nhiều dạng bài, không có cấu trúc cụ thể

3) Nhiều dạng bài, mỗi bài lại giải theo một phương pháp riêng

4) Thầy cô đưa ra nhiều phương pháp giải nên em bị lúng túng, khó xử lý vận dụng

5) Em không có được phương pháp chung để giải được hầu hết các bài 6) Em ít được luyện tập và tự luyện tập nên kỹ năng làm bài còn yếu

Câu 4: Em có thích giải bài toán bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm không?

Lựa chọn

1) Có 2) Không

3) Khác ...

Nếu trả lời không thì em giải thích tại sao không? ...

...

...

Câu 5: Theo em, bài toán bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm: □ Khó □ Bình thường □ Dễ □ Khác ...

Câu 6: Mức độ thường xuyên về các bài tập bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm mà các

em thường làm

(Đánh dấu x vào nội dung mà các em lựa chọn với các mức độ: (1): Không thường xuyên ; (2) Ít thường xuyên ; (3) Thường xuyên ; (4) Rất thường xuyên.

Nguồn bài toán bất đẳng thức đƣợc giải bằng đạo hàm Mức độ thƣờng xuyên 1 2 3 4 - Sách giáo khoa - Sách bài tập - Sách tham khảo

- Tham khảo từ các nguồn tài liệu trên internet - Đề cương từ giáo viên phát

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN.

Họ và tên giáo viên: ...(có thể điền hoặc không) Trường đang công tác: ...(có thể điền hoặc không) Số năm giảng dạy: ... (có thể điền hoặc không)

Xin vui lòng cho biết ý kiến cá nhân của mình về những nội dung sau:

Câu 1: Theo quý thầy cô, để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán ở trung học phổ

thông thì nội dung bất đẳng thức sẽ

Lựa chọn 1. Rất cần thiết  2. Cần thiết  3. Bình thường  4. Ít cần  5. Không cần  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Theo quý thầy cô, chủ đề bất đẳng thức:

□ Khó □ Bình thường

□ Dễ □ Khác ...

Câu 3:

Nội dung kiến thức của bài toán bất đẳng thức mà thầy cô thƣờng sử dụng

Lựa chọn

1) Theo yêu cầu của nhà trường, của tổ trưởng chuyên môn 2) Chủ yếu là các bài khó và mở rộng

3) Chủ yếu sử dụng những bài cơ bản

4) Sử dụng đa dạng, bao quát hết nội dung kiến thức với nhiều mức độ 5) Theo giới hạn thi cử

Câu 4: Theo quý thầy cô, để nâng cao hiệu quả dạy và học bất đẳng thức ở trung học phổ thông thì nội dung bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm sẽ

Lựa chọn 1. Rất cần thiết  2. Cần thiết  3. Bình thường  4. Ít cần  5. Không cần 

Câu 5: Mức độ thường xuyên về các nguồn bài toán bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm

mà các thầy cô sử dụng:

(Đánh dấu x vào nội dung mà các thày cô lựa chọn với các mức độ: (1): Không thường xuyên ; (2) Ít thường xuyên ; (3) Thường xuyên ; (4) Rất thường xuyên.

Nguồn bài toán bất đẳng thức đƣợc giải bằng đạo hàm Mức độ thƣờng xuyên 1 2 3 4 - Sách giáo khoa - Sách bài tập - Sách tham khảo

- Tham khảo từ các nguồn tài liệu trên internet - Tự xây dựng bài mới

Câu 6:

Nội dung kiến thức của bài toán bất đẳng thức đƣợc giải bằng đạo hàm mà thầy cô thƣờng sử dụng

Lựa chọn

1) Theo yêu cầu của nhà trường, của tổ trưởng chuyên môn 2) Chủ yếu là các bài khó và mở rộng

3) Chủ yếu sử dụng những bài cơ bản

4) Sử dụng đa dạng, bao quát hết nội dung kiến thức với nhiều mức độ 5) Theo giới hạn thi cử

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge

 Extract page(s) from different PDF (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các bài tập về bất đẳng thức được giải bằng đạo hàm (Trang 90)