Phương pháp đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 44)

Quá trình đánh giá rủi ro hệ sinh thái dựa trên hai thành tố chính là đặc tính phơi nhiễm và đặc tính tác động

2.2.5.1. Các giai đoạn của đánh giá rủi ro sinh thái

Đánh giá rủi ro sinh thái cung cấp thông tin cho các quyết định và môi trường để quản lý rủi ro. Đánh giá rủi ro sinh thái bao gồm 3 giai đoạn: Xác định vấn đề, phân tích và xác định đặc trưng rủi ro [21,39,40]

- Giai đoạn xác định vấn đề

Giai đoạn xác định vấn đề bắt đầu tiến hành sau bước lập kế hoạch của các nhà đánh giá rủi ro. Giai đoạn xác định vấn đề là quá trình đưa ra và đánh giá các giả thuyết ban đầu về tại sao các tác động sinh thái lại xuất hiện. Giai đoạn này là nền tảng cho toàn bộ đánh giá rủi ro. Quy trình đầu tiên trong giai đoạn xác định vấn đề bao gồm tập hợp số liệu, thông tin sẵn có về nguồn, tác nhân, hậu quả, đặc tính hệ sinh thái và cơ quan tiếp nhận. Từ hai kết quả được tạo ra là điểm tới hạn và mô hình, kết quả cuối cùng là kế hoạch phân tích được tạo ra từ hai kết quả trên.

Điểm tới hạn: phân tích tính thích hợp mục tiêu quản lý.

Mô hình: mô tả mối quan hệ chủ yếu giữa tác nhân và điểm tới hạn.

Điểm tới hạn phải được thể hiện rõ ràng những giá trị môi trường cần được bảo vệ, trong kế hoạch phân tích, các giả thuyết rủi ro phải được đánh giá để xác định xem chúng có được sử dụng thành dữ liệu ở các bước tiếp theo hay không.

- Giai đoạn phân tích

Giai đoạn này bao gồm hai quá trình chính: đặc tính phơi nhiễm và đặc tính của tác động sinh thái, đồng thời phân tích mối quan hệ của chúng và đặc tính HST. Đặc tính phơi nhiễm mô tả nguồn tác nhân, phân bố của chúng trong môi trường và mối quan hệ của chúng với cơ quan tiếp nhận. Trong giai đoạn này dữ liệu sẽ được đánh giá đặc tính phơi nhiễm, con đường phơi nhiễm, loại tác động cũng như các

tác động tiềm tàng có thể xảy ra. Bước đầu tiên của quá trình phân tích là xác định những mặt mạnh, và giới hạn của số liệu về phơi nhiễm, tác động, hệ sinh thái.

- Xác định đặc trƣng rủi ro

Đây là bước cuối của quy trình đánh giá rủi ro, nhằm đưa ra các kết luận về tác động của các tác nhân theo quy điểm đánh giá, trong đó các chuyên gia đánh giá rủi ro sẽ tiến hành 3 hoạt động.

 Ước tính rủi ro

 Mô tả rủi ro

 Xác định và tóm tắt tính chưa chắc chắn và các giả thuyết trong quá trình đánh giá rủi ro.

Sau khi hoàn thành bước này, chuyên gia đánh giá rủi ro có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các tác nhân, tác động, và thực thể sinh thái để đưa ra kết luận về khả năng phơi nhiễm và tác động có hại. Dưới đây là sơ đồ quá trình thực hiện đánh giá rủi ro hệ sinh thái rạn san hô (Hình 2.2).

Hình 2.2. Sơ đồ đánh giá rủi ro sinh thái Xác định vấn đề

Phân tích đặc tính tác động sinh thái

Xác định đặc trưng rủi ro

Thông tin kết quả đến nhà quản lý rủi ro

2.2.5.2. Phương pháp bộ ba Triad trong đánh giá, ước tính rủi ro

Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái, tuy nhiên hầu hết chỉ mang tính định tính. Để đánh giá một cách hiệu quả cần có một kết quả định lượng từ nguồn thông tin sẵn có. Phương pháp Triad [24,36] được lựa chọn tiếp cận theo 3 dòng bằng chứng để đưa ra các kết quả định lượng, cụ thể. Phương pháp bộ ba (gọi tắt là TRIAD) là một phương pháp đánh giá rủi ro rút gọn dựa trên nguyên tắc sử dụng 3 dòng bằng chứng độc lập với trọng số của từng dòng.

Năm 1986, US EPA (Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) lần đầu tiên giới thiệu áp dụng cách tiếp cận sử dụng trọng số bằng chứng trong đánh giá khả năng gây ung thư và đột biến của các chất hóa học (Bảng 2.1). Ban đầu, TRIAD được phát triển như một công cụ thuộc nhóm logic để đánh giá chất lượng trầm tích tại một điểm cụ thể và bao gồm 3 dòng bằng chứng hóa học, độc học và sinh thái học. Hiện nay, TRIAD đang tiếp tục được phát triển để có khả năng ứng dụng cao hơn trong đánh giá rủi ro sinh thái. Trên cơ sở nguyên tắc của TRIAD và áp dụng cho vùng nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các dòng bằng chứng: hóa học và tai biến thiên nhiên, kinh tế - xã hội, và sinh thái học (Hình 2.3) áp dụng nghiên cứu, đánh giá rủi ro hệ sinh thái rạn san hô khu vực Bạch Long Vỹ. Bằng cách xem xét 3 dòng bằng chứng độc lập, cách tiếp cận này có lợi thế giảm thiểu tính không chắc chắn của mô hình đánh giá vốn là một vấn đề cơ bản trong đánh giá rủi ro. Sau đó quy đổi để đưa các kết quả đo đạc về các giá trị từ 0- 1.

Bảng 2.1: Các phương pháp sử dụng trọng số bằng chứng Phƣơng pháp Mô tả Liệt kê bằng chứng Trình bày từng dòng bằng chứng độc lập, riêng rẽ Sử dụng đánh giá của chuyên gia Tổng hợp các dòng bằng chứng một cách định tính Tiêu chuẩn nguyên nhân – hậu quả

Căn cứ trên các tiêu chuẩn để xác định mối quan hệ nhân – quả giữa tác nhân và thụ thể

Logic Đánh giá chuẩn hóa từng dòng bằng chứng dựa trên các mô hình logic định tính

Cho điểm Tổng hợp nhiều dòng bằng chứng bằng cách chấm điểm hoặc xếp hạng đơn giản Chỉ số Tổng hợp nhiều dòng bằng chứng thành

một đơn vị đo thống nhất căn cứ trên mô hình thực nghiệm

Lượng hóa Tổng hợp các đánh giá trên cơ sở các phân tích và phương pháp thống kê chính quy

Định lượng Định tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Các dòng bằng chứng trong áp dụng trong phương pháp TRIAD Khi tiến hành đánh giá rủi ro sinh thái theo phương pháp TRIAD cần tiến hành theo 3 bước như sau:

1. Lượng hóa dữ liệu đầu vào: trong trường hợp tối ưu, tất cả các thông tin đầu vào cần ở dạng định lượng để có thể đưa về cùng 1 thang tỷ lệ (tỷ lệ hóa) phục vụ cho việc tổng hợp kết quả từ 3 dòng bằng chứng.

2. Tỷ lệ hóa: dữ liệu chỉ có thể sử dụng trong TRIAD khi chúng có thể tỷ lệ hóa thành các giá trị trong khoảng từ 0 đến 1, trong đó 0 là điểm mốc hay điểm đối chứng mà tại đó mẫu phân tích có chất lượng tốt hoặc giá trị được lấy từ các mô hình lý thuyết, từ thí nghiệm; 1 là giá trị tối đa được các chuyên gia suy luận hoặc được rút ra từ mô hình lý thuyết. Các chuyên gia phân tích có thể sử dụng các thuật toán để tỷ lệ hóa số liệu trong khoảng từ 0 – 1.

3. Tổng hợp kết quả: trong mỗi dòng bằng chứng, số liệu của từng phân tích được tổng hợp và có trọng số bằng nhau. Sau đó, một trọng số rủi ro duy nhất được rút ra đối với mỗi điểm phân tích. Trọng số rủi ro trong khoảng 0-1 và được chia thang bậc như sau:

Hóa học và tai biến thiên nhiên

Kinh tế - Xã hội

Risk

0 – 0,2: Rủi ro thấp

0,2 – 0,4 : Rủi ro tương đối thấp

0,4 – 0,5: Rủi ro trung bình

0,5 – 0,7: Rủi ro tương đối cao

0,7 – 0,8: Rủi ro cao

0,8 – 1: Rất cao

Phương pháp Triad tiếp cận theo từng lớp (Hình 2.4), ưu điểm của việc tiếp cận theo lớp là tăng hiệu quả - giảm chi phí khi thực hiện nghiên cứu. Nếu như trong lớp thứ 1 của mô hình Triad, kết quả được thống nhất và đáng tin cậy thì có thể hoàn thành ERA. Nếu kết quả có mẫu thuẫn hay còn nghi ngờ về tính không chắc chắn của các dòng bằng chứng, tiếp tục điều tra, sàng lọc số liệu trong lớp thứ 2. Các thông tin từ lớp thứ 1 có thể được sử dụng trong việc đánh giá kết quả của các lớp sau. Như vậy các kết quả đánh giá cuối cùng sẽ bao gồm các kết quả của các lớp trước đó

Lớp 1: Sàng lọc cơ bản

Sàng lọc số liệu của 03 dòng bằng chứng, tổng hợp kết quả Ma trận Triad

Kết quả Triad có thể chấp nhận đƣợc?

Có Không

Hoàn thành ERA Quay lại lớp 1

Kết quả Triad có thể chấp nhận đƣơc?

Có Không

Hoàn thành ERA Quay lại lớp 1

Hình 2.4: Tiếp cận theo lớp của phương pháp Triad

- Dòng bằng chứng hóa học và tai biến thiên nhiên trong ước tính đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô

Tính toán sức ép của các thông số hóa học tác động đến môi trường

( ) (log log ) 0.4 1 1 TCCP X C C TP e    Lớp 2: Sàng lọc chi tiết

Sàng lọc số liệu của 03 dòng bằng chứng, tổng hợp kết quả

Điều chỉnh so với dữ liệu của mặt cắt đối chứng

TP hc = (TPi-TPđc) / (1-TPđc) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: sức ép của từng thông số hóa học tại mặt cắt i TPđc: Sức ép của các thông số tại mặt cắt đối chứng Rủi ro tổng hợp cho mỗi mặt cắt được tính theo công thức

R = 1-((1-TPhc1)….(1-TPhcn)

Trong đó:

n: Số thông số hóa học trên mỗi mặt cắt

- Dòng sinh thái học trong ước tính đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô

Phương pháp triad được sử dụng tỷ lệ hóa các kết quả của cuộc điều tra, khảo sát sinh học. Phương pháp này được phát triển để sử dụng tính toán kết hợp các số liệu khảo sát sinh thái học vào một giá trị [37]

Công thức sau để tính trọng số rủi ro đối với dòng sinh thái học

lg | 1 10 i X n R     Schouten et al. 2002 Trong đó : n: Số lượng các thành phần bị tác động Xi: thương của giá trị tại mặt cắt i và mắt cắt đối chứng

- Dòng kinh tế - xã hội trong ước tính đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san

Công thức tính toán tác động tiêu cực của các yếu tố kinh tế - xã hội đối với san hô

R = (Yi- Yđc)/ (1- Yđc)

Trong đó :

Y= giá trị tác động tại mặt cắt i

Y đc: giá trị tác động tại mặt cắt đối chứng

- Tổng hợp 3 dòng bằng chứng độc lập trong ước tính đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô

Sau khi có kết quả trọng số rủi ro của 3 dòng bằng chứng R1= log ( 1-X)

Trong đó:

X: kết quả trọng số của từng dòng bằng chứng tại mỗi mặt cắt

R2= ( R11+ R12+….R1n)/n

Trọng số rủi ro sinh thái tổng hợp của 3 dòng bằng chứng được tính theo công thức

R3= 1- ( 10R2)

Dưới đây là sơ đồ các bước thực hiện đánh giá rủi ro sinh thái đối với san hô (Hình 2.2).

Tiếp cận theo 3 dòng bằng chứng

Thu thập, tập hợp thông tin sẵn có

Nguồn tác động tới hệ sinh thái

rạn san hô

Tác nhân

Thành phần chịu tác động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hóa học và tai biến thiên nhiên

Sinh thái học Kinh tế - xã hội

Sàng lọc số liệu

Lượng hóa đầu vào Tỷ lệ hóa Tổng hợp kết quả Phương pháp Triad trong ERA Phân tích

Thông tin kết quả đến các nhà quản lý rủi ro

Xác định vấn đề

Xác định đặc tính rủi ro

Chƣơng 3

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SINH THÁI ĐỐI VỚI RẠN SAN HÔ KHU VỰC ĐẢO BẠCH LONG VỸ

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 44)