Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống đã được áp dụng rất nhiều trong các hệ sản xuất và ngày nay đang được áp dụng trong ngành nghiên cứu khoa học. Tiếp cận hệ thống chính là cơ sở phương pháp luận để hình thành và phát triển một hệ thống quản lý rủi ro. Nó cho phép nhìn nhận các vấn đề của hệ thống một cách tổng thể, thấy được các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần của hệ thống (từ hệ thống cấp cao đến các phụ hệ). Muốn giải quyết các vấn đề của hệ thống cấp cao thì phải giải quyết các vấn đề của hệ thống thành phần và ngược lại.
Theo cách tiếp cận hệ thống đối với tài nguyên biển, hệ sinh thái rạn san hô có thể coi là một hệ thống tài nguyên [12], trong đó có sự tương tác giữa các thành phần sinh vật của hệ với môi trường và các hoạt động của con người. Muốn giải quyết vấn đề của hệ thống này, cần phải đánh giá được tình trạng của hệ thống để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh hành vi của từng phần trong hệ. Trong hệ thống tài nguyên lớn hơn là toàn bộ hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rạn san hô là một hệ thống thành phần trong hệ thống lớn đó. Do vậy tiếp cận hệ thống đảm bảo đánh giá rủi ro hệ sinh thái rạn san hô nằm trong tổng thể mối quan hệ quan hệ tương tác của con người với thực thể tự nhiên.
Tiếp cận lịch sử
Tiếp cận lịch sử là cách tiếp cận truyền thống của hầu hết các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Các sự kiện, dữ liệu lịch sử là phương cách để phân tích, đánh giá quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai [12].
Trong nghiên cứu này, các số liệu tập hợp được từ các đề tài trước đây được sử dụng làm đầu tính toán, đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái rạn san hô.