Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 35)

Chính phủ Việt Nam có một bộ luật và chính sách đầy đủ về Đánh giá tác động môi trường. Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, tất cả các quy hoạch phát triển và quy hoạch tổng thể ở Việt Nam đều phải có đánh giá môi trường chiến lược. Tuy nhiên, việc triển khai đánh giá tác động môi trường thường gặp trở ngại bởi sự thiếu năng lực ở các tỉnh và bộ ngành và sự yếu kém đáng kể trong việc áp dụng các điều khoản môi trường sau khi các báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua.

Như vậy có thể nói, các đánh giá tác động môi trường chỉ thường được thực hiện khi có một dự án quy hoạch hoặc phát triển kinh tế - xã hội nào đó sắp diễn ra, khác với đánh giá rủi ro sinh thái là công cụ nhằm xác định những tác động tiêu cực đến môi trường ở bất cứ thời điểm nào, kể cả từ khi chưa có hoạt động dự án hoặc sau khi dự án đã được diễn ra. Có thể hiểu là đánh giá rủi ro sinh thái mang tính chất chủ động hơn trong việc đưa ra những biện pháp bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường trước những tác động tiêu cực từ con người và những tác động có nguồn gốc tự nhiên. Theo một số chuyên gia trong nước, hiện nay ở Việt Nam, đánh giá rủi ro sinh thái vẫn chưa được đi vào thực tế mặc dù đó cũng là một phần nằm trong việc đánh giá Môi trường chiến lược.

Ở Việt Nam , Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong việc thực hiện đánh giá rủi ro môi trường do Chương trình hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) tài trợ, ngoài ra có một số đề tài nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái đối với chất nguy hại cụ thể và đánh giá rủi ro sinh thái cho rạn san hô, tuy nhiên đều là mô tả rủi ro định tính hoặc bán định lượng (rủi ro yếu, trung bình, cao). Phương pháp được biết đến “the quotient” (thương số) là phương pháp phổ biến mô tả đặc tính rủi ro bán định lượng, tính toán hệ số rủi ro chủ yếu bằng cách nồng độ môi trường đo được (MEC) hoặc nồng độ dự báo (PEC) chia cho nồng độ ngưỡng (Tiêu chuẩn cho phép). Phương pháp này chưa thực sự đánh giá rủi ro một cách toàn diện đối với hệ sinh thái vì trong thực tế sự ô nhiễm thường là hỗn hợp của các chất hóa học và nhiều loài, thậm chí toàn bộ hệ sinh thái. Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và phát triển cộng đồng phối hợp với trường đại học tổng hợp Stockholm, Thụy Điển là cơ quan đầu tiên tại Việt Nam đang thực hiện nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái có sử dụng phương pháp Triad áp dụng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn và đầm nuôi thủy sản. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá rủi ro sinh thái cho HST rạn san hô một cách định lượng, toàn diện cho HST san hô nói riêng và toàn bộ HST nói chung.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hệ sinh thái rạn san hô trên vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ, từ 0m HĐ tới độ sâu 20m. Tập hợp các kết quả điều tra khảo sát nghiên cứu đã có trên các vùng rạn san hô tập trung theo 4 mặt cắt chính phân bố quanh đảo (Hình 2.1).

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng tập trung nghiên cứu chính trong luận văn này là hệ sinh thái rạn san hô, tập trung vào đánh giá rủi ro từ các hoạt động kinh tế - xã hội, các yếu tố môi trường nước đến hiện trạng phân bố san hô và mức độ rủi ro mà các yếu tố này tác động đến san hô.

2.1.3. Tài liệu sử dụng

Để tiến hành nghiên cứu, đánh giá rủi ro sinh thái tới rạn san hô quanh đảo Bạch Long Vỹ, các tài liệu, số liệu nghiên cứu từ trước đến nay có liên quan đến môi trường nước, sinh học, kinh tế - xã hội đã được sử dụng, bao gồm:

- Số liệu khảo sát đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường vùng phục vụ phát triển bền vững huyện đảo Bạch Long Vỹ, 2007.

- Số liệu khảo sát đề tài: Xây dựng khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.

- Số liệu khảo sát đề tài: Nghiên cứu các hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ miền Bắc Việt Nam.

- Số liệu khảo sát đề tài: Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam, 2012.

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Arc GIS 9.3.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống đã được áp dụng rất nhiều trong các hệ sản xuất và ngày nay đang được áp dụng trong ngành nghiên cứu khoa học. Tiếp cận hệ thống chính là cơ sở phương pháp luận để hình thành và phát triển một hệ thống quản lý rủi ro. Nó cho phép nhìn nhận các vấn đề của hệ thống một cách tổng thể, thấy được các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần của hệ thống (từ hệ thống cấp cao đến các phụ hệ). Muốn giải quyết các vấn đề của hệ thống cấp cao thì phải giải quyết các vấn đề của hệ thống thành phần và ngược lại.

Theo cách tiếp cận hệ thống đối với tài nguyên biển, hệ sinh thái rạn san hô có thể coi là một hệ thống tài nguyên [12], trong đó có sự tương tác giữa các thành phần sinh vật của hệ với môi trường và các hoạt động của con người. Muốn giải quyết vấn đề của hệ thống này, cần phải đánh giá được tình trạng của hệ thống để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh hành vi của từng phần trong hệ. Trong hệ thống tài nguyên lớn hơn là toàn bộ hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rạn san hô là một hệ thống thành phần trong hệ thống lớn đó. Do vậy tiếp cận hệ thống đảm bảo đánh giá rủi ro hệ sinh thái rạn san hô nằm trong tổng thể mối quan hệ quan hệ tương tác của con người với thực thể tự nhiên.

Tiếp cận lịch sử

Tiếp cận lịch sử là cách tiếp cận truyền thống của hầu hết các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Các sự kiện, dữ liệu lịch sử là phương cách để phân tích, đánh giá quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai [12].

Trong nghiên cứu này, các số liệu tập hợp được từ các đề tài trước đây được sử dụng làm đầu tính toán, đánh giá rủi ro cho hệ sinh thái rạn san hô.

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

Để tiến hành nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái lên hệ sinh thái rạn san hô chúng tôi tiến hành tập hợp các tài liệu, số liệu nghiên cứu từ trước đến nay có liên

quan đến hệ sinh thái rạn san hô làm số liệu đầu vào cho ba dòng bằng chứng như môi trường nước, sinh học, các yếu tố kinh tế - xã hội cùng như tình trạng, độ phủ của san hô. Các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện bởi Viện Tài nguyên và Môi trường biển và Viện Hải Dương học, Nha Trang. Các số liệu về hiện trạng, quy hoạch về kinh tế - xã hội được thu thập trong các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân huyện Bạch Long Vỹ và của thành phố Hải Phòng.

2.2.3. Phương pháp GIS (hệ thông tin địa lý)

GIS (Geographic information System) có nghĩa là hệ thông tin địa lý, được định nghĩa là một hệ thống thông tin mà nó dùng để nhập, lưu trữ, truy cập, thao tác, phân tích và hiển thị dữ liệu địa lý hoặc dữ liệu không gian để hỗ trợ việc ra quyết định, qui hoạch, quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông vận tải, hạ tầng đô thị….[29].

Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu, các lớp thông tin nền và địa hình đáy biển được số hóa và lưu trữ dưới dạng số, sử dụng cho việc phân tích không gian.

Các trạm khảo sát của mặt cắt được hiển thị trên bản đồ nền theo đúng tọa độ trong phần mềm ArcGIS và số liệu khảo sát được nhập vào bảng thuộc tính của chúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp GIS là một trong những phương pháp chủ đạo để thu thập dữ liệu và thông tin tổng hợp và trên diện rộng về tài nguyên, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội để bổ sung, cập nhật cũng như làm nguồn dữ liệu đầu vào để xây dựng và phân tích, ước tính rủi ro. Công cụ GIS để xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro sinh thái đối với san hô.

2.2.4. Phương pháp nội suy

Phép nội suy là một quá trình suy đoán các giá trị của một biến động chắc chắn của các vị trí không lấy mẫu cần quan tâm dựa trên các giá trị đã đo được tại các điểm trong khu vực quan tâm [29].

Có 3 phương pháp nội suy chính bao gồm: nội suy trọng số nghịch (IDW), nội suy spline, và nội suy Kriging (dự đoán tối ưu).

- Phương pháp nội suy trọng số nghịch (IDW): cho rằng giá trị tại một vị trí không lấy mẫu là trị trung bình trọng số khoảng cách của các giá trị tại các vị trí lấy mẫu trong khoảng kế cận được xác định xung quanh điểm không được lấy mẫu [28] Trong trường hợp này nội suy trọng số nghịch coi các điểm gần vị trí cần dự báo hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn tới giá trị dự báo so với các điểm có vị trí ở xa

Phương pháp nội suy trọng số nghịch là phương pháp nội suy nhanh, bắt buộc để nội suy được chính xác, hơn nữa giá trị nội suy bề mặt lớn nhất và nhỏ nhất chỉ xuất hiện tại các điểm dữ liệu, nội suy trọng số nghịch là bị ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố bên ngoài và sự tập trung của các dữ liệu nhưng phương pháp này không cung cấp khả năng đánh giá ngầm định chất lượng của các dự báo.

- Phương pháp nội suy spline: trước khi máy tính có thể được sử dụng để điều chỉnh một đường cong đi qua một tập hợp các điểm cho trước, những người vẽ, thiết kế dùng các thước dẻo để có được các đường cong theo ý muốn, các thước dỏe này được gọi là splines. Đặc điểm của phương pháp spline là nội suy nhanh chóng, có thể giữ lại được các đặc trưng địa hình nhỏ. Nhược điểm của phương pháp này là không trực tiếp tính toán được phương pháp nội suy.

- Phương pháp nội suy kriging: giống như phương pháp nội suy IDW, phương pháp nội suy Kriging cũng nội suy giá trị cho các điểm xung quanh một điểm giá trị, những điểm gần điểm gốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những điểm ở xa, tuy nhiên trong phương pháp Kriging, giá trị của các điểm được gán không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách mà còn phụ thuộc vào sự phân bố không gian các điểm. Điều này làm cho các giá trị nội suy mang tính tương quan nhiều hơn

Phương pháp nội suy là phương pháp vừa cho hiệu quả cao lại vừa có tính kinh tế do người ta không cần phải đi đến tất cả các vị trí trong vùng nghiên cứu để lấy mẫu và phân tích, thay vào đó người ta chỉ cần lựa chọn một số điểm khảo sát

đầu vào và sử dụng phương pháp nội suy bề mặt để gán các giá trị ước lượng cho tất cả các vị trí khác, các điểm đầu vào có thể là các điểm cách nhau một cách đều đặn hoặc ngẫu nhiên. Tuy nhiên, kết quả đầu ra càng chính xác nếu số lượng điểm đầu vào càng nhiều và sự phân bố các điểm càng rộng, để xây dựng được bản đồ phân bố chất hữu cơ dễ phân hủy trong môi trường nước từ số lượng khảo sát, trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng phương pháp nội suy trọng số nghịch, nguyên tắc của phương pháp nội suy này là coi như mỗi điểm đầu vào có một ảnh hưởng nhất định đến vùng xung quanh và mức độ ảnh hưởng đó giảm dần theo khoảng cách, do đó những điểm càng gần với điểm khảo sát thì giá trị của nó gần xấp xỉ với giá trị đo được tại điểm khảo sát, giá trị tại các điểm nội suy được tính toán theo phương pháp trọng số trung bình và được tính toán như sau: giả sử có i điểm xung quanh điểm cần nội suy, vẽ một đường tròn có tâm tại điểm nội suy, bán kính dmax sao cho tất cả các điểm xung quanh điểm cần nội suy nằm trong phạm vi của đường tròn, khi đó giá trị của điểm cần được nội suy được tính theo công thức sau:

w . w i i i z Z  

Trong đó zi: là hàm lượng đo được tại các điểm quan trắc

Wi: tỷ trọng được tính theo công thức sau Wi = 1- di/dmax điểm gần nhất có ảnh hưởng nhỏ hơn Wi = 1- (di/dmax)2 điểm gần nhất có ảnh hưởng trung bình Wi = 1- (di/dmax)3 điểm gần nhất có ảnh hưởng rất mạnh

Lớp thông tin đường bờ biển được đưa vào để làm giới hạn biên cho kết quả nội suy do số trạm quan trắc chỉ có giới hạn.

2.2.5. Phương pháp đánh giá rủi ro

Quá trình đánh giá rủi ro hệ sinh thái dựa trên hai thành tố chính là đặc tính phơi nhiễm và đặc tính tác động

2.2.5.1. Các giai đoạn của đánh giá rủi ro sinh thái

Đánh giá rủi ro sinh thái cung cấp thông tin cho các quyết định và môi trường để quản lý rủi ro. Đánh giá rủi ro sinh thái bao gồm 3 giai đoạn: Xác định vấn đề, phân tích và xác định đặc trưng rủi ro [21,39,40]

- Giai đoạn xác định vấn đề

Giai đoạn xác định vấn đề bắt đầu tiến hành sau bước lập kế hoạch của các nhà đánh giá rủi ro. Giai đoạn xác định vấn đề là quá trình đưa ra và đánh giá các giả thuyết ban đầu về tại sao các tác động sinh thái lại xuất hiện. Giai đoạn này là nền tảng cho toàn bộ đánh giá rủi ro. Quy trình đầu tiên trong giai đoạn xác định vấn đề bao gồm tập hợp số liệu, thông tin sẵn có về nguồn, tác nhân, hậu quả, đặc tính hệ sinh thái và cơ quan tiếp nhận. Từ hai kết quả được tạo ra là điểm tới hạn và mô hình, kết quả cuối cùng là kế hoạch phân tích được tạo ra từ hai kết quả trên.

Điểm tới hạn: phân tích tính thích hợp mục tiêu quản lý.

Mô hình: mô tả mối quan hệ chủ yếu giữa tác nhân và điểm tới hạn.

Điểm tới hạn phải được thể hiện rõ ràng những giá trị môi trường cần được bảo vệ, trong kế hoạch phân tích, các giả thuyết rủi ro phải được đánh giá để xác định xem chúng có được sử dụng thành dữ liệu ở các bước tiếp theo hay không.

- Giai đoạn phân tích

Giai đoạn này bao gồm hai quá trình chính: đặc tính phơi nhiễm và đặc tính của tác động sinh thái, đồng thời phân tích mối quan hệ của chúng và đặc tính HST. Đặc tính phơi nhiễm mô tả nguồn tác nhân, phân bố của chúng trong môi trường và mối quan hệ của chúng với cơ quan tiếp nhận. Trong giai đoạn này dữ liệu sẽ được đánh giá đặc tính phơi nhiễm, con đường phơi nhiễm, loại tác động cũng như các

tác động tiềm tàng có thể xảy ra. Bước đầu tiên của quá trình phân tích là xác định những mặt mạnh, và giới hạn của số liệu về phơi nhiễm, tác động, hệ sinh thái.

- Xác định đặc trƣng rủi ro

Đây là bước cuối của quy trình đánh giá rủi ro, nhằm đưa ra các kết luận về tác động của các tác nhân theo quy điểm đánh giá, trong đó các chuyên gia đánh giá rủi ro sẽ tiến hành 3 hoạt động.

 Ước tính rủi ro

 Mô tả rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 35)