Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 95)

- Cần xây dựng văn bản tín dụng sao cho quản lý được hạn mức tín dụng phù hợp với từng ngành, từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng và tiến tới quản lý hạn mức tín dụng theo từng cán bộ tín dụng. Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư.

- Hiện nay tại hội sở chính có ban tín dụng doanh nghiệp và ban tín dụng cá nhân, trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro. Để quản lý được dễ dàng tại hội sở chính, góp phần chuyên môn hoá các mảng nghiệp vụ, tăng cường công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép chi nhánh thành lập phòng quản lý rủi ro, đồng thời tách phòng tín dụng thành 02 tổ: Tổ tín dụng cá nhân và tổ tín dụng doanh nghiệp.

- Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều chi nhánh NHNo&PTNT đang hoạt động, việc các chi nhánh tranh giành khách là điều khó tránh khỏi, vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm đưa ra cơ chế quản lý khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT một cách cụ thể, giảm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh của ngân hàng dẫn đến mất uy tín của ngân hàng.

- Cần ban hành quy chế tuyển dụng công khai, minh bạch, tuyển dụng những cán bộ có đủ năng lực và có đạo đức nghề nghiệp. Tăng cường các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên kiểm tra trên quy mô toàn hệ thống để nâng cao ý thức học hỏi, tìm hiểu của cán bộ.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong khuôn khổ của luận văn tác giả đã làm nổi bật các vấn đề sau: Giới thiệu về rủi ro tín dụng trong NHTM trên cơ sở phân tích các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và dấu hiệu xảy ra RRTD.

Nêu lên sự cần thiết của QTRRTD đối với các NHTM, với các khách hàng và với toàn bộ nền kinh tế-xã hội; Các nguyên tắc QTRRTD của Ủy ban Basel gồm 4 nội dung được trình bày trong 17 nguyên tắc; Một số công cụ và biện pháp chủ yếu các NHTM đang áp dụng để QTRRTD trong ngân hàng mình.

Tìm hiểu kinh nghiệm QTRRTD có hiệu quả của 3 quốc gia: Mỹ, Thái Lan, Singapo từ đó rút ra năm bài học hữu ích trong QTRRTD cho các NHTM Việt Nam.

Vài nét khái quát chung về NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ; Thực trạng về rủi ro tín dụng tại chi nhánh trên cơ sở phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh; Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh thông qua phân tích quy trình cấp tín dụng, phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng, phân loại nợ và quản lý nợ xấu và nguồn nhân lực tại chi nhánh.

Đánh giá được các kết quả đạt được những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QTRRTD tại chi nhánh.

Trên cơ sở định hướng QTRRTD trong thời gian tới luận văn đã đưa ra 9 giải pháp để hoàn thiện QTRRTD tại chi nhánh.

Luận văn cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với nhà nước; ngân hàng nhà nước và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam những vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật...

Hi vọng với bài luận văn của mình, tác giả sẽ góp một phần cho công tác QTRRTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ đạt được một số hiệu quả nhất định trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, do có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy cô giáo và độc giả quan tâm đến lĩnh vực này để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn-Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bùi Thị Hường (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Học viện ngân

hàng, Hà Nội.

2. Bùi Thị Kim Ngân(2005), “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản

trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,(chuyên đề), 29-33.

3. Frederic, S. Mishkhin (1994), Tiền tệ, tín dụng ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

4. Hoàng Văn Hoa (2009), “ Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,(4), 140-145.

5. Lê Thị Hồng (2009), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

6. Nguyễn Đại Lai (2005), “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các

Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng,(9), 34-40.

7. Nguyễn Đại Lai(2005), “Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động

ngân hàng của một số nước trong khu vực”, Tạp chí ngân hàng,(chuyên đề), 41-45.

8. Nguyễn Hữu Đương(2005), “Đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,(chuyên đề), 82-88.

9. Nguyễn Thị Thanh Hương(2005), “Giải pháp nâng cao năng lực quản

trị rủi ro tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng,(chuyên đề), 4-7.

10. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nxb Thống Kê, Hà Nội.

11. Phí Trọng Hiển(2005), “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại

Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,(chuyên đề), 8-13.

12. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nxb Tư

Pháp, Hà Nội.

13. Trịnh Bá Tửu (2005), “Phòng chống rủi ro tín dụng-kinh nghiệm của

các ngân hàng Thái Lan”, Tạp chí ngân hàng,(chuyên đề), 55-59.

14. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Láng Hạ(2008-2010), Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2008-2010.

15. Kỷ yếu hội thảo khoa học(2007), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Nxb Phương Đông,

Hà Nội.

16. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng

Hạ(2010-2012), Báo cáo thường niên của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ năm 2010-2012.

17. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng

Hạ(2008), Tổng quan 2008.

18. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2001),

Chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2010.

19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Xí nghiệp In Dịch vụ Ngân hàng, Hà Nội.

20. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(2003),

Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, Xí nghiệp In Dịch vụ Ngân hàng, Hà Nội.

21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(2008-

2010), Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng 2008-2010.

22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(2008-

2010), Báo cáo chuyên đề Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro 2008-2010. Website: 20. http://cafef.vn 21. http://infotv.vn 22. http://tailieu.vn 23. http://vnexpress.net

PHỤ LỤC

STT Số hiệu Nội dung

1 PHỤ LỤC SỐ 1 BẢNG XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG

2 PHỤ LỤC SỐ 2 CHẤM ĐIỂM QUY MÔ DOANH NGHIỆP

3 PHỤ LỤC SỐ 3 TRỌNG SỐ ÁP DỤNG CHO CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH

4 PHỤ LỤC SỐ 4 TỔNG HỢP ĐIỂM TÍN DỤNG

5 PHỤ LỤC SỐ 5 ỨNG DỤNG CHẤM ĐIỂM DOANH NGHIỆP

6 PHỤ LỤC SỐ 6 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC DN

THUỘC NGÀNH NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

7 PHỤ LỤC SỐ 7 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DN THUỘC

NGÀNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

8 PHỤ LỤC SỐ 8 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO DN THUỘC

NGÀNH XÂY DỰNG

9 PHỤ LỤC SỐ 9 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC DN

THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

10 PHỤ LỤC SỐ 10 CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

11 PHỤ LỤC SỐ 11 CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ NĂNG LỰC VÀ KINH

NGHIỆM QUẢN LÝ

12 PHỤ LỤC SỐ 12 CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ TÌNH HÌNH VÀ UY TÍN

GIAO DỊCH VỚI NGÂN HÀNG

13 PHỤ LỤC SỐ 13 CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG KINH

DOANH

14 PHỤ LỤC SỐ 14 CHẤM ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ CÁC ĐẶC ĐIỂM HOẠT

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)