Hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 45)

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng nhất đối với các NHTM, có nguồn vốn dồi dào, ổn định thì mới tạo điều kiện để phát triển nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ khác. Với những thế mạnh của mình như uý tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn, chính xác, hình thức huy động khá phong phú, đa dạng...NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định, không những đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng tại chi nhánh, mà còn bổ sung nguồn vốn về NHNo&PTNT Việt Nam để điều hoà vốn toàn hệ thống.

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % I/Theo TPKT 6.463 100 7.656 100 9.888 100 1/Tiền gửi các TCKT 4.068 63 4.078 53 2.597 26

2/Tiền gửi dân cư 2.075 32 2.465 32 6.553 66

3/Tiền gửi các TCTD 320 5 527 6.9 154 2

4/ Huy động hộ TW 0 0 586 8.1 584 6

II/Theo nội, ngoại tệ 6.463 100 7.656 100 9.888 100

1/VND 5.450 84,33 5.803 76 8.345 84 2/Ngoại tệ 1.013 15,67 1.853 24 1.543 16 III/Theo kỳ hạn 6.463 100 7.656 100 9.888 100 1/Không kỳ hạn 985 15 2.910 37 1.797 18 2/Kỳ hạn dưới 12 tháng 1.350 20,89 656 9 1.234 12 3/Kỳ hạn trên 12 tháng 4.128 64,11 4.089 54 6.857 70

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010)

Qua bảng số liệu 2.1 ta nhận thấy, nguồn vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2009 bằng 110% năm 2008 đạt 100% kế hoạch năm 2009; năm 2010 bằng 129% năm 2009 và đạt 147% kế hoạch năm 2010. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt năm 2010 cơn sốt “vàng” bùng nổ sau khi giá vàng thế giới thiết lập đỉnh mới, giá vàng trong nước liên tục tăng cao, người người, nhà nhà đổ xô đi mua vàng. Với diễn biến trái chiều của nền kinh tế khiến hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm chi nhánh Láng Hạ đã coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung , dài hạn thông qua đa dạng hoá các hình thức huy động, đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư xây dựng các chính sách ưu đãi khách hàng, tri ân những khách hàng truyền thống...

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn

Để tối đa hóa nguồn vốn huy động, tại chi nhánh hoạt động tín dụng luôn được quan tâm chỉ đạo rất chặt chẽ về quy trình cấp tín dụng cũng như tình hình sử dụng vốn, sau đây là một số nét về công tác tín dụng tại chi nhánh:

BẢNG 2.2: CƠ CẤU DƯ NỢ

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % I/Theo TPKT 2.172 100 5.043 100 4.201 100

1/Kinh tế quốc doanh 1.401 64,5 3.840 76 2.185 52 2/KT ngoài quốc doanh 574 26,4 980 19,6 1.793 42.7 3/Cho vay tiêu dùng 197 9,1 223 4,4 223 5.3 II/Theo thời hạn cho vay 2.172 100 5.043 100 4.201 100

1/Ngắn hạn 1.370 63 1.098 22 1.395 48

2/Trung dài hạn 802 37 3.945 78 2.806 52

III/Theo loại tiền 2.172 100 5.043 100 4.201 100 1/Dư nợ nội tệ 1.547 71,2 4.648 92 3.634 86

2/Dư nợ ngoại tệ 625 28,8 395 8 576 14

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: năm 2009 tổng dư nợ đạt 5.043 tỷ đồng, tăng 2.871 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 230%; năm 2010 tổng dư nợ 4.201 tỷ đồng giảm 842 tỷ đồng so với năm 2009. Điều này là do năm 2008 khi lãi suất liên tục tăng cao, một số quy định hạn chế tín dụng đến năm 2009 thì điều kiện tín dụng đã nới lỏng, lãi suất được điều chỉnh ở mức phù hợp với nền kinh tế tạo đà cho sự phát triển của tín dụng do đó từ năm 2009 đến 2010 tổng dư nợ tăng nhanh đáng kể so với năm 2008;

Sang đến năm 2010, do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát nửa cuối năm tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng vượt mức hai con số là 11,75%, thị trường vàng “dậy sóng”, để đảm bảo an toàn đồng vốn ban lãnh đạo chi nhánh Láng Hạ đã đưa ra một số văn bản hạn chế tín dụng trong giai đoạn này điều này dẫn đến tổng dư nợ năm 2010 giảm 842 tỷ so với năm 2009.

Nhìn vào số liệu biểu đồ ta nhận thấy, dư nợ trung và dài hạn tăng dần qua các năm, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng trung và dài hạn để đảm bảo dư nợ ổn định. Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ lại có những chiến lược khác nhau, trong thời kỳ hiện tại ở chi nhánh Láng Hạ tập trung cho vay ngắn hạn để đảm bảo an toàn vốn, giảm rủi ro đến mức thấp nhất.

2.1.2.3. Một số hoạt động kinh doanh khác -Hoạt động thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động thế mạnh của chi nhánh Láng Hạ, với chức năng của phòng kinh doanh ngoại hối trong những năm qua đã thực hiện tốt việc điều tiết ngoại tệ tại Chi nhánh, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng.

BẢNG 2.3: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1/Doanh số mua ngoại tệ 449,1 304 174

2/Doanh số bán ngoại tệ 452,7 304 173

3/Doanh số chuyển tiền 44 85 77

4/Doanh số mở L/C 608 603 532

Năm 2009 và 2010 do nền kinh tế khủng hoảng nên lĩnh vực xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp giảm dẫn đến doanh số mua bán ngoại tệ, mở L/C của chi nhánh giảm so với năm 2008, đây là tình trạng chung của toàn hệ thống, chi nhánh Láng Hạ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, doanh số chuyển tiền tăng qua các năm là do số món chuyển tiền tăng và phần lớn là phục vụ nhu cầu khách hàng vãng lai: Học tập, du lịch, chữa bệnh…Trong thời gian tới ngân hàng cần gia tăng việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào trong công tác kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và tăng cường các mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

- Hoạt động dịch vụ:

Nguồn thu truyền thống của các ngân hàng là thu từ dịch vụ chuyển tiền, kho quỹ, phát hành thẻ ATM, các loại thẻ tín dụng... Tại chi nhánh Láng Hạ ngoài việc tập trung vào các dịch vụ truyền thống, chi nhánh còn tập trung chỉ đạo tìm các biện pháp, giải pháp để tăng thu dịch vụ, đặc biệt chi nhánh đã thu hút khách hàng đang có quan hệ tín dụng để phát hành thư bảo lãnh. Với các biện pháp cạnh tranh phí bảo lãnh và các chế độ ưu đãi khách hàng nên trong những năm qua số tiền phí bảo lãnh đóng góp vào tổng thu phí dịch vụ là rất lớn, Chi nhánh chưa phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào đối với bên nhận bảo lãnh.

BẢNG 2.4: HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1/Doanh số bảo lãnh 1.918.022 1.001.205 831.000 2/Thu phí bảo lãnh 10.492 10.400 8.632 3/Tỷ lệ trên tổng thu dịch vụ (%) 68 37 53

Nhìn vào bảng số liệu 2.4, doanh số bảo lãnh giảm, điều này phù hợp do tình trạng chung của nền kinh tế, một số Tổng công ty lớn là khách hàng truyền thống của chi nhánh như: Tổng công ty Sông Đà, tổng công ty Lắp máy Việt Nam...đã giảm số lượng thư bảo lãnh, ngoài ra do sự cạnh tranh của các ngân hàng nên rất nhiều khách hàng của chi nhánh đã san sẻ sang các ngân hàng khác. Tuy nhiên, mức phí thu bảo lãnh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ đảm bảo nguồn thu đáng kể cho chi nhánh.

1.2.2.4. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Trong giao đoạn năm 2008-2010, nền kinh tế đất nước có nhiều khó khăn: Tình hình lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng vượt mức hai con số, nợ công tăng, nhập siêu lớn, xuất khẩu không tăng, giá cả nguyên vật liệu tăng..., trong bối cảnh trên, vượt lên những khó khăn của toàn hệ thống, chi nhánh Láng Hạ đã thực hiện đúng định hướng của Hội đồng quản trị và đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

BẢNG 2.5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền %Tăng, giảm Số tiền %Tăng, giảm 1/Tổng thu hoạt động 770 693 -10 852 23 2/Tổng chi hoạt động 662 574 -13 728 27

3/Lợi nhuận trước thuế 108 119 10 124 4.2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)

Theo bảng 2.5 ta nhận thấy, lợi nhuận trước thuế luôn dương, năm sau tăng cao hơn năm trước: năm 2008 đạt 108 tỷ đến năm 2009 đạt 119 tỷ tăng 10% so với năm 2008; năm 2010 đạt 124 tỷ tăng 4,2% so với năm 2009. Trong tình hình cạnh tranh các ngân hàng gay gắt, để có được kết quả như trên vừa là sự cố gắng lớn của

toàn cán bộ nhân viên chi nhánh vừa là điều đáng mừng cho thấy, đường lối chủ trương đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của ban Giám đốc chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)